Trao thầu và triển khai hợp đồng EPCI#2 của dự án phát triển mỏ khí Lô B
07:24 | 30/11/2023
Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn: Chính phủ đề nghị nghiên cứu đề xuất của giới chuyên gia Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 13/9/2023, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 7027/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong triển khai Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn theo đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ. (Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền). |
Trao thầu và triển khai hợp đồng EPCI#2 (thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt giàn thu gom/giàn đầu giếng, hệ thống đường ống nội mỏ) của dự án phát triển mỏ khí Lô B (ngày 29/11/2023). |
Lô B - Ô Môn là Chuỗi dự án khí, điện trọng điểm của Nhà nước có quy mô lớn tại Việt Nam. Chuỗi dự án bao gồm tổ hợp các dự án thành phần: Dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn (hạ nguồn).
EPCI #2 là gói thầu quan trọng trong phần thượng nguồn, góp phần định hình các mốc quan trọng của dự án khí Lô B, trong đó có mốc đón dòng khí đầu tiên (First Gas).
Gói thầu bao gồm các cấu kiện chính: 4 giàn thu gom/giàn đầu giếng (Hub platforms/Wellhead Platforms) có tổng khối lượng gần 15.000 tấn và 3 đường ống nội mỏ 20 inch, 1 đường ống 8 inch, với tổng chiều dài gần 50 km.
Trước đó (ngày 30/10/2023 tại Hà Nội) gói thầu EPCI#1 (thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở cho dự án phát triển mỏ Lô B) trị giá xấp xỉ 1,1 tỷ USD đã được trao cho Liên danh McDermott và PTSC.
Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn, với sản lượng khai thác khí dự kiến 5,06 tỷ m3/năm (trong giai đoạn ổn định), cung cấp cho 4 nhà máy nhiệt điện Ô Môn tại Cần Thơ, với tổng công suất lắp đặt gần 4.000 MW, có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược cân đối cung cầu, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế, xã hội.
Chuỗi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước (chỉ tính riêng nguồn thu ở khâu thượng nguồn là hơn 20 tỷ USD/23 năm hoạt động) [2], đem lại lợi nhuận, hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động trong ngành dầu khí và trong khu vực./.
[1] https://petrovietnam.petrotimes.vn/du-an-khi-lo-b-ptsc-mc-duoc-trao-thau-va-trien-khai-goi-thau-epci2-700617.html
[2] https://nangluongvietnam.vn/gioi-chuyen-gia-de-xuat-thu-tuong-7-giai-phap-thuc-day-tien-do-chuoi-khi-dien-lo-b-o-mon-31364.html
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM