RSS Feed for Tháng 7/2023, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tăng 7,1% so với cùng kỳ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/05/2024 16:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tháng 7/2023, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tăng 7,1% so với cùng kỳ

 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 7/2023 đạt 26,20 tỷ kWh - tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 160,58 tỷ kWh - tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Xây dựng hệ thống truyền tải điện Việt Nam đồng bộ, hiện đại Xây dựng hệ thống truyền tải điện Việt Nam đồng bộ, hiện đại

Để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hạ tầng cung cấp điện phải là một trong bốn lĩnh vực trọng tâm cần tập trung nguồn lực phát triển đồng bộ. Lưới điện truyền tải của Việt Nam ban đầu chỉ có vài đường dây 30,5 kV riêng lẻ nhằm cung cấp điện cho một số hoạt động phục vụ việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Vượt qua nhiều thách thức, khó khăn cùng lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc; hệ thống truyền tải điện quốc gia của Việt Nam đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành trục xương sống của hệ thống điện Việt Nam, từng bước kết nối với lưới điện các nước trong khu vực, góp phần cùng ngành Điện đáp ứng nhu cầu cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII

Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII.

Chồng chéo, bất cập của chính sách đang trói buộc kế hoạch phát triển truyền tải điện quốc gia Chồng chéo, bất cập của chính sách đang trói buộc kế hoạch phát triển truyền tải điện quốc gia

Qua quá trình thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã cho thấy những trở ngại (từ bước quy hoạch, đến chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành). Các trở ngại bao gồm cả cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục và nội tại chủ đầu tư, nhà thầu dự án... Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đánh giá một số nội dung về chính sách đã, đang gây ảnh hưởng đến tiến độ phát triển truyền tải điện ở nước ta và giải pháp khắc phục.

Tỷ lệ huy động một số loại hình nguồn điện trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống như sau: Thủy điện 36,80 tỷ kWh, chiếm 22,9%; nhiệt điện than 79,95 tỷ kWh, chiếm 49,8%; tua bin khí 18,01 tỷ kWh, chiếm 11,2%; nhiệt điện dầu 1,23 tỷ kWh, chiếm 0,8%; năng lượng tái tạo 22,11 tỷ kWh, chiếm 13,8% (trong đó điện mặt trời đạt 15,48 tỷ kWh, điện gió đạt 6,06 tỷ kWh); điện nhập khẩu 2,22 tỷ kWh, chiếm 1,4%.

Trong 7 tháng năm 2023, điện sản xuất của EVN và các tổng công ty phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 67,55 tỷ kWh, chiếm 42,07% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.

Về đầu tư xây dựng, trong 7 tháng đầu năm 2023, EVN và các đơn vị đã khởi công 36 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 49 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV.

Về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp: Đến ngày 1/8/2023 đã có 74/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.999,86 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 62 dự án (tổng công suất 3.399,41 MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương).

EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 59/62 dự án. Đã có 58 dự án NLTT chuyển tiếp với tổng công suất 3.181,41 MW được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm; có 17 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 859,52 MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.

Trong đó có 21 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 30 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 38 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư. Hiện vẫn còn 11 dự án với tổng công suất 734,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 21/7/2023 đạt khoảng 211,7 triệu kWh; trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động