RSS Feed for Bùi Huy Phùng Thứ bảy 27/07/2024 07:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Kiến nghị  giảm hợp lý tỷ trọng nhiệt điện than trong QHĐ VII (điều chỉnh)

Kiến nghị giảm hợp lý tỷ trọng nhiệt điện than trong QHĐ VII (điều chỉnh)

Bài báo dưới đây của PGS, TS. Bùi Huy Phùng trình bày tiềm năng, khả năng khai thác các nguồn năng lượng Việt Nam, dự báo phát triển các nguồn điện đến 2030. Trong đó, tỷ trọng nhiệt điện than trên 50%, phát thải khí nhà kính trong năng lượng chiếm tới 85% phát thải quốc gia. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tác giả đề nghị "nghiên cứu giảm hợp lý tỷ trọng nhiệt điện than, thông qua xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia".
Giao thông, thủy điện trên Sông Hồng: Dự án to, nỗi lo lớn!

Giao thông, thủy điện trên Sông Hồng: Dự án to, nỗi lo lớn!

Vừa qua từ thông tin báo chí được biết, Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên của Tập đoàn Xuân Thành, đề xuất Dự án giao thông đường thủy xuyên Á kết hợp 6 thủy điện trên Sông Hồng, tổng vốn đầu tư dự kiến 1,1 tỷ USD, dự án sẽ thực hiện theo phương thức BOO. Đề xuất dự án đã được Bộ KH&ĐT xem xét và cho biết đã được sự đồng thuận cao của nhiều bộ, và đã trình Chính phủ vào cuối tháng 4/2016.
Kiểm kê khí nhà kính trong năng lượng và một số kiến nghị

Kiểm kê khí nhà kính trong năng lượng và một số kiến nghị

Để từng bước khắc phục những khiếm khuyết, tồn tại, cải thiện công tác kiểm kê đáp ứng cao hơn yêu cầu kiểm kê quốc gia khí nhà kính của quốc tế, Việt Nam cần thực hiện 4 nội dung quan trọng.
Đề xuất giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đề xuất giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đảm bảo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho phát triển kinh tế-xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, có tính phổ quát, toàn diện. Đã nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực từ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên năng lượng, nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng; đã xây dựng và thực hiện những chính sách, quy hoạch, chương trình phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo năng lượng cho đất nước. Tuy vậy, cho đến nay, việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập, ngày càng thể hiện thiếu năng lượng cho phát triển và vẫn được xem là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả năng lượng, làm giảm cường độ năng lượng nói chung và cường độ điện nói riêng.
Nếu lệ thuộc nước ngoài, Việt Nam có nguy cơ mất an ninh năng lượng quốc gia

Nếu lệ thuộc nước ngoài, Việt Nam có nguy cơ mất an ninh năng lượng quốc gia

Trong điều kiện phát triển bình thường, an ninh năng lượng đã là một nội dung quan trọng. Trong điều kiện có những biến động chính trị, quân sự, an ninh năng lượng lại càng cần được đặc biệt chú ý, chuẩn bị các giải pháp độc lập, đa đạng hóa các nguồn đầu tư, cung cấp năng lượng, tránh lệ thuộc vào một vài quốc gia.
Cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch năng lượng bắt đầu từ đâu?

Cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch năng lượng bắt đầu từ đâu?

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển bền vững nói chung và đang tổ chức hiệu chỉnh Quy hoạch điện VII nói riêng, việc xây dựng Quy hoạch điện lực quốc gia, cũng như các phân ngành năng lượng khác, không thể theo kiểu truyền thống riêng lẻ, mà cần thực hiện Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành... thể hiện tinh thần đổi mới, tuân thủ Luật Điện lực (sửa đổi 2013).
Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đảm bảo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho phát triển kinh tế-xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, có tính phổ quát, toàn diện. Đã nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực từ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên năng lượng, nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng; đã xây dựng và thực hiện những chính sách, quy hoạch, chương trình phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo năng lượng cho đất nước. Tuy vậy, cho đến nay, việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập, ngày càng thể hiện thiếu năng lượng cho phát triển và vẫn được xem là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả năng lượng, làm giảm cường độ năng lượng nói chung và cường độ điện nói riêng.
'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 1)

“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 1)

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 2)

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 2)

Kỳ 1, PGS, TS Bùi Huy Phùng đã khái quát nội dung cơ sở pháp lý của quy hoạch phát triển điện lực, thực tiễn công tác xây dựng quy hoạch phát triển điện lực… Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra 3 nhận xét về Luật Điện lực 2004. Kỳ 2 của bài viết là những nhận xét tiếp theo và kiến nghị sửa đổi một số nhược điểm, bất cập của Luật Điện 2004. Đặc biệt là vấn đề quy định lập Quy hoạch (Điều 9) và bổ sung điều về trách nhiệm của các tổ chức trong việc lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch…
Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Hơn hai thập niên qua, kinh tế và năng lượng Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001 - 2010, GDP tăng bình quân 7%/năm, năm 2010, GDP đầu người 1.150 USD/người, Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo.Sản xuất năng lượng sơ cấp tăng khoảng 8%/năm. Năm 2010, sản xuất than sạch đạt 44 triệu tấn, dầu thô 15 triệu tấn, khí đốt 9 tỷ m3, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 24.000 MW, sản xuất điện đạt 100 tỷ kWh, điện tiêu thụ đầu người đạt xấp xỉ 1.000 kWh/người. Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Trong thành tựu đạt được có sự đóng góp không nhỏ của công tác thể chế, quy hoạch năng lượng nói chung và quy hoạch phát triển điện lực (QHPTĐL) nói riêng. Công tác QHPTĐL quốc gia và địa phương được thực hiện theo pháp luật ngày càng có chất lượng và thống nhất hơn. Tuy nhiên, ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, đặc biệt là phân ngành điện lực, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn; trên thực tế nhiều năm qua đã thể hiện không ít bất cập, yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Phiên bản di động