PVFC sẵn sàng tái cơ cấu
16:48 | 26/11/2012
>> PVC dần thoái vốn khỏi lĩnh vực kinh doanh chính
>> PVN sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính
>> PV Gas bổ sung thêm Điều lệ hoạt động
NGUYỄN THIỆN BẢO - Tổng giám đốc PVFC
PVFC tham gia thu xếp vốn cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, với số vốn thu xếp lên tới 1,17 tỉ USD. (Ảnh: Phối cảnh Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2)
Hoạt động trong các lĩnh vực: tạo lập, phát triển vốn, vận hành và khơi thông luồng tài chính tiền tệ cho PVN; gắn kết hoạt động của PVN với thị trường vốn, thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước.PVFC được thành lập và hoạt động theo Giấy phép số 12/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 25-10-2000.
Theo chủ trương của Nhà nước, PVFC thực hiện cổ phần hóa thành công tháng 3-2008, trong cơ cấu cổ đông hiện tại PVN có 78% vốn, cổ đông chiến lược Morgan Stanley có 10%, cổ đông khác 12%. Sự hỗ trợ từ PVN giúp PVFC có năng lực tài chính vững chắc.
Theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tại thời điểm 31-12-2011, vốn điều lệ của PVFC là 6.000 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 88.807 tỷ đồng; dư nợ tín dụng là 46.384 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu 2,06%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 10,3%. PVFC có một hội sở chính, mười chi nhánh, 15 phòng giao dịch. Số lượng nhân sự là 1.200 người.
Hướng tới việc phát triển ổn định, bền vững, PVFC đã xây dựng Ðề án hợp nhất để báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
PVFC là công ty có 78% phần vốn góp của PVN, vì vậy PVFC cũng đã báo cáo Ðề án hợp nhất lên PVN và được chấp thuận cho phép đàm phán, làm các thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật về hợp nhất tổ chức tín dụng (Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; Thông tư số 04/2010/TT-Ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 11-2-2010, về việc Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng).
Việc tổ chức lại PVFC sẽ mang lại nhiều lợi ích, cụ thể: Ngân hàng mới hình thành sau hợp nhất sẽ kế thừa những thế mạnh sẵn có, đồng thời ngân hàng sau hợp nhất có cơ hội thực hiện đầy đủ các giao dịch huy động vốn, dịch vụ thanh toán, phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ... là những hoạt động mà PVFC hiện nay bị hạn chế.
Bên cạnh đó, ngân hàng sau khi hợp nhất dự kiến sẽ có quy mô hơn 100 nghìn tỷ đồng, có khả năng tiếp cận các khách hàng lớn, dự án trọng điểm... có cơ hội mở rộng mạng lưới khắp các trung tâm tài chính trên cả nước, tận dụng thế mạnh hoạt động ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng ra các trung tâm kinh tế khác ở miền Trung, miền Bắc và miền Nam.
Khi đã trở thành ngân hàng thương mại thì ngân hàng sau hợp nhất sẽ huy động được vốn từ nền kinh tế và duy trì một cách hài hòa các mảng hoạt động để cung cấp các dịch vụ thân thiện cho khách hàng. Đồng thời, sử dụng nguồn vốn huy động cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, vốn là thế mạnh của PVFC. Ngân hàng sau hợp nhất thành công sẽ là hình mẫu lý tưởng cho việc hợp nhất các công ty tài chính khác với các ngân hàng thương mại.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
'Nụ cười Trung Quốc' và tương lai ASEAN
Học giả Indonesia: Chúng ta đã nhầm ý đồ Trung Quốc
Nghị trường và những phát ngôn... sốc