RSS Feed for EVN SPC: Nhân lực thúc đẩy thành công | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 18/09/2024 09:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVN SPC: Nhân lực thúc đẩy thành công

 - Giai đoạn 2016-2020, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) xác định mỗi cán bộ, nhân viên, công nhân được đào tạo trung bình 40 giờ/năm, trong đó tập trung vào các chương trình, khoá đào tạo phục vụ cho các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm.

Giai đoạn 2010-2015, EVN SPC tiết kiệm 4,1 tỷ kWh

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của EVN SPC qua các thời kỳ đều được quan tâm đúng mức và gặt hái được những thành quả rất đáng khích lệ.

Hoạt động đào tạo đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tăng năng suất lao động. Ảnh: EVN

Khoa học, công nghê phát triển nhưng không thể thay thế con người trong trong quản trị doanh nghiệp, cũng như quản lý vận hành hệ thống lưới điện. Nguồn nhân lực luôn là một trong các nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tổng công ty Điện lực miền Nam giai đoạn 2011 - 2015”, hoạt động đào tạo của Tổng công ty đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành quả rất đáng khích lệ.

Số lượt người được đào tạo/Tổng số lao động trong toàn EVN SPC bình quân hàng năm đạt 33.913/20.500.

Tổng số lao động của EVNSPC tính đến cuối năm 2015 là 21.438 người, trong đó lao động trực tiếp là 12.621 người, chiếm 59%.

Cơ cấu lao động theo trình độ đến cuối năm 2015: tiến sỹ/thạc sỹ/đại học/cao đẳng/trung cấp/côngnhân/khác là 1/246/5.616/347/4.905/10.149/702.

Lực lượng lao động của EVN SPC còn trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 40 (chiếm 68%) là độ tuổi có sức lao động tốt, có khả năng đóng góp đáng kể vào kết quả sản xuất kinh doanh chung nhưng hiện nay chưa được sử dụng hợp lý dẫn đến năng suất lao động thấp.

Trong tương lai, nếu không tận dụng thời điểm cơ cấu nhân lực trẻ này thì trong giai đoạn tiếp theo (10 năm) EVN SPC sẽ phải đối mặt với nguy cơ cơ cấu nhân lực có độ tuổi lao động cao.

Cạnh đó, là đội ngũ công nhân kỹ thuật không còn đủ sức khỏe để làm một số công việc như quản lý vận hành đường dây, sửa chữa, khó tiếp thu kiến thức mới, chi phí lao động cao và không hiệu quả.

Các chương trình, khóa đào tạo được triển khai trong giai đoạn trên đã cơ bản đạt được mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn Tổng công ty: Đào tạo phục vụ nâng cao mặt bằng trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao, cấp trung; Đào tạo nhằm chuẩn hoá trình độ cán bộ theo Quý chế 212 của EVN...

Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam, hoạt động đào tạo đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, kỹ sư, nhân viên nghiệp vụ, qua đó giúp tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc tại từng vị trí, chức danh công tác.

Bên cạnh kết quả đạt được rất đáng khích lệ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn một số tồn tại, cần tiếp tục xem xét để thống nhất chung về quy chế, quy trình, sự nghiêm túc trong tổ chức giảng dạy, thi, chấm thi; sự tương đương trình độ về lý thuyết, tay nghề giữa các công ty điện lực...

Đào tạo, học tập nước ngoài nhằm giao lưu, hội nhập, nắm bắt trình độ khoa học công nghệ, phương thức quản trị điều hành doanh nghiệp… các nước trong khu vực, của các nước phát triển châu Âu, châu Mỹ, nhìn chung còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng so với yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trình độ Anh văn của đội ngũ cán bộ chủ chốt, chuyên viên trong từng lĩnh vực còn yếu, dù Tổng công ty có tổ chức nhiều khoá đào tạo theo chuyên ngành.

Nguyên nhân chính do vừa đi làm vừa đi học nên người học thiếu thời gian và sự tập trung cho việc học. Trình độ tiếng Anh của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Tổng công ty vẫn còn là rào cản lớn trong thời kỳ hội nhập.

Về tổng thể, các tồn tại nêu trên là do tổ chức bộ máy, số lượng nhân lực làm công tác đào tạo tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên chưa tương xứng với khối lượng công việc.

Các cán bộ, nhân viên làm công tác đào tạo phải kiêm nhiệm một số công việc khác nên các chương trình nói trên chưa triển khai được. Cán bộ, nhân viên làm công tác đào tạo tại Tổng công ty 2,5 người, tại các đơn vị thành viên 0,5 - 1 người.

Đào tạo & phát triển nguồn nhân lực luôn là mảng công tác quan trọng, đi song hành với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, bởi nguồn nhân lực luôn là một trong các nguồn lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, EVN SPC đã lên Kế hoạch Đào tạo phát triển nguồn nhân lực EVN SPC giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của EVN SPC thành một tập thể lao động chuyên nghiệp, năng động; có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020.

Đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động, đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy EVN SPC phát triển bền vững.

Đảm bảo 100% người lao động có quyền và cơ hội được học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới nhằm phát huy năng lực cá nhân, đóng góp tốt nhất EVN SPC.

Để hoàn thành kế hoạch này, Tổng công ty xác định mỗi cán bộ, nhân viên, công nhân được đào tạo trung bình 40 giờ/năm, trong đó tập trung vào các chương trình, khoá đào tạo phuc vụ cho các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm.

Tổng số lượt người được đào tạo/tổng số lao động trong toàn EVN SPC đạt ít nhất 1.7 lần (Bao gồm số lượt người được đào tạo dài hạn, ngắn hạn, bồi huấn nâng bậc, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động).

HOÀNG ANH

Một số kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Tập đoàn nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định nhằm thu hút, trọng dụng nhân tài như: (i) Cơ chế cấp học bổng cho sinh viên khá, giỏi ở các trường đại học để tuyển dụng sau khi tốt nghiêp trong đó ưu tiên cho con CBCNV trong ngành; (ii) Cơ chế về đào tạo chuyên gia và cán bộ đầu đàn trong từng lãnh vực bằng cách gửi cán bộ đi học tập dài ngày tại các công ty điện lực tiên tiến trong khu vực.

 - Để phục vụ cho yêu cầu hội nhập quốc tế, Tập đoàn cần có chủ trương xây dựng các chương trình đào tạo Anh ngữ tại nước ngoài (Úc, Singapore, Newzeland…) từ 06 tháng trở lên mới mang lại hiệu quả cho người học, mới khắc phục tình trạng không có cán bộ đáp ứng yêu cầu về Anh ngữ khi có chương trình hội thảo, học tập chuyên đề tại nước ngoài.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động