RSS Feed for Dư địa tiết kiệm điện trong các hộ gia đình vẫn còn rất lớn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 10:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dư địa tiết kiệm điện trong các hộ gia đình vẫn còn rất lớn

 - Đó là chia sẻ của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) khi trao đổi với phóng viên xoay quanh chủ đề tiết kiệm điện cho các hộ gia đình của Việt Nam hiện nay.
Nâng cao trách nhiệm của địa phương trong sử dụng tiết kiệm năng lượng Nâng cao trách nhiệm của địa phương trong sử dụng tiết kiệm năng lượng

Năng lượng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chính vì vậy, việc triển khai thực hiện sử dụng tiết kiệm năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia là một quốc sách quan trọng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành năng lượng nói riêng mà đó còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Tiết kiệm năng lượng - Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế Tiết kiệm năng lượng - Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế

Trong khuôn khổ các hoạt động truyền thông về tiết kiệm năng lượng (TKNL) năm 2022 thuộc Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) đã tổ chức diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng - Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”.

Nhiều mô hình, giải pháp hay về sử dụng điện tiết kiệm trên địa bàn Thủ đô Nhiều mô hình, giải pháp hay về sử dụng điện tiết kiệm trên địa bàn Thủ đô

Với những khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu thì việc nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết. Thời gian qua, đã có nhiều mô hình sử dụng điện hiệu quả được các khách hàng trên địa bàn Thủ đô áp dụng, góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm chi phí và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.


Dư địa tiết kiệm điện trong các hộ gia đình vẫn còn rất lớn
Ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN).

Ông đánh giá thế nào về thực trạng việc sử dụng năng lượng của các cá nhân, hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay?

Ông Trần Viết Nguyên: Trong những năm qua, nhờ các chương trình tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty Điện lực nên các hộ gia đình cơ bản đã hiểu và sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên dư địa tiết kiệm điện trong các hộ gia đình còn nhiều, theo tính toán của EVN vẫn còn khoảng từ 15 - 30%. Nhiều hộ gia đình còn sử dụng điện lãng phí, chưa tiết kiệm.

Ví dụ: Sử dụng bóng đèn tròn sợi đốt, đèn hùynh quang chấn lưu từ, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm, điều hòa,… cũ. Nhiều hộ gia đình, nhiều cá nhân chưa thực hành thói quen sử dụng điện tiết kiệm.

Đâu là những nguyên nhân khiến việc sử dụng điện trong khu vực dân dụng chưa thực sự đạt được hiệu quả, thưa ông?

Ông Trần Viết Nguyên: Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng phải kể đến 3 nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất: Hiểu biết về các lợi ích của sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm của người dân chưa cao.

Thứ hai: Chi phí cho thay thế các thiết bị điện có hiệu suất cao thường có giá thành cao hơn so với thiết bị có hiệu suất thấp… dẫn tới nhiều hộ gia đình không đầu tư, lựa chọn các thiết bị có hiệu suất cao.

Ví dụ: Điều hòa có biến tần có thể tiết kiệm hơn loại điều hòa không biến tần tới 30%, tuy nhiên giá có thể cao hơn từ 1 - 2 triệu đồng. Về lâu dài việc sử dụng các sản phẩm/thiết bị điện có hiệu suất cao sẽ hiệu quả về đầu tư hơn, do tiết kiệm điện.

Thứ ba: Các quy định pháp luật chỉ khuyến khích đối tượng khách hàng dân dụng sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả, không có chế tài xử phạt đối với các hành vi không sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Có ý kiến cho rằng công nghệ thiết bị điện mới, hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng để giúp việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

Ông Trần Viết Nguyên: Tôi đồng ý với nhận định này. Ngày nay, các nhà sản xuất khi thiết kế và sản xuất các sản phẩm và thiết bị đều hướng tới vấn đề an toàn, tiết kiệm và thận thiện với môi trường. Để giải quyết được mục tiêu này, hầu hết các nhà sản xuất phải áp dụng các công nghệ hiện đại cho các sản phẩm của họ.

Ví dụ rõ nét nhất đó là đèn tròn (sử dụng dây tóc vonfram), hiệu suất 5% (chuyển sang quang năng), đèn huỳnh quang compact, hiệu suất 20% (chuyển sang quang năng), còn lại 80% là nhiệt, trong khi đó, đèn LED hiệu suất 80 - 90% (chuyển sang quang năng).

Ví dụ khác đó là điều hòa có lắp bộ biến tần (biển đổi dòng điện thành tần số và điện áp có thể điều chỉnh) sẽ giúp tốc độ quay của máy nén dàn nóng được điều khiển bằng tần số, nghĩa là điều khiển cho điều hòa chạy từ mức thấp tới khi đạt được 100% công suất.

Được biết, các thiết bị như tủ lạnh, máy điều hòa không khí, đèn chiếu sáng, máy đun nước nóng, nồi cơm điện…. tiêu thụ năng lượng điện khá lớn. Vậy bên cạnh việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân thì chúng ta có nên phải yêu cầu chính các nhà sản xuất cũng phải thay đổi, cải thiện sản phẩm?

Ông Trần Viết Nguyên: Tin rất vui đó là các nhà sản xuất bây giờ để bán được sản phẩm thì họ phải sản xuất sản phẩm có tính ưu việt, trong đó ưu tiên thiết kế sản xuất thiết bị điện có mức tiêu thụ điện năng thấp nhưng hiệu quả hoạt động cao. Ở Việt Nam, từ năm 2017 Chính phủ đã quy định bắt buộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu… cho thiết bị như đèn huỳnh quang, chấn lưu điện từ và điện tử, điều hòa, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, tivi, động cơ điện (bơm điện), xe ô tô con 7 chỗ trở xuống…

Người tiêu dùng thông thái sẽ lựa chọn các sản phẩm có dán nhẵn năng lượng - SS (nhiều sao, tiết kiệm hơn) và xác nhận (ngôi sao và “tiết kiệm năng lượng”), tốt nhất. (suất sứ, dung tích/công suất, điện năng tiêu thụ (kWh/năm), TCVN…).

Dư địa tiết kiệm điện trong các hộ gia đình vẫn còn rất lớn
EVN tuyên truyền việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả tới khách hàng.

Vậy trong thời gian tới, EVN có những hành động, phong trào, giải pháp như thế nào để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm tại các khu dân cư?

Ông Trần Viết Nguyên: Cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới các hộ gia đình về các giải pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung và sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nói riêng.

Bên cạnh đó, phát động các cuộc thi, phong trào như “gia đình tiết kiệm điện”, “tuyến phố/khu chung cư tiết kiệm điện”, “gia đình văn hóa, tiết kiệm điện”, “sáng kiến tiết kiệm điện trong hộ gia đình”, “tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường”, v.v…

Đồng thời, áp dụng các giải pháp/biện pháp tiết kiệm điện như: Chỉ sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn năng lượng; sử dụng đèn LED thay thế đèn sợi đốt và compact; tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; sử dụng chung phòng…

Ngoài ra, cần kiểm soát thị trường xuất/nhập và tiêu dùng các sản phẩm/thiết bị điện hộ gia đình, tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Xin cảm ơn ông!

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động