RSS Feed for Dự án điều hành dầu khí PVEP Lô 01 và 02 Bể Cửu Long: Sau 5 năm nhìn lại | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 19:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự án điều hành dầu khí PVEP Lô 01 và 02 Bể Cửu Long: Sau 5 năm nhìn lại

 - Lô 01 và 02 thuộc Bể Cửu Long nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, cách Thành phố Vũng Tàu khoảng 150 km về phía Đông Nam, hiện đang khai thác 4 mỏ là: Ruby, Pearl, Topaz và Diamond. Sau hợp đồng dầu khí giữa PVN với nhà thầu đến từ Malaysia kết thúc (sau 25 năm hoạt động), ngày 10/9/2017, PVEP trực tiếp điều hành Lô 01 và 02.
PVEP về đích sớm 123 ngày ở chỉ tiêu ‘sản lượng khí xuất bán’ PVEP về đích sớm 123 ngày ở chỉ tiêu ‘sản lượng khí xuất bán’

Thông tin từ Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cho biết: Với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm tối ưu khai thác, đảm bảo an toàn cho mỏ, cùng với sự nỗ lực của tập thể người lao động, PVEP đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản lượng trong tháng 8/2022, đặc biệt là về đích sớm 123 ngày ở chỉ tiêu sản lượng khí xuất bán.

PVEP đang kiểm soát tốt tiến độ phát triển các mỏ dầu khí tiềm năng PVEP đang kiểm soát tốt tiến độ phát triển các mỏ dầu khí tiềm năng

Thông tin từ Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cho biết: Hiện PVEP đang tập trung kiểm soát tốt tiến độ phát triển mỏ Cá Tầm (Lô 09-3/12) để dự án này có thể được đưa vào khai thác trong tháng 12/2022. Cùng với đó, Tổng công ty đang đẩy mạnh phát triển mỏ Sư Tử Trắng Pha 2B - Lô 15-1, mỏ Đại Hùng Pha 3 - Lô 05-1(a), mỏ Kình Ngư Trắng và Kình Ngư Trắng Nam - Lô 09-2/09, cùng một số lô/mỏ quan trọng khác.


Với hơn 30 năm đồng hành phát triển cùng ngành Dầu khí Việt Nam, dự án Lô 01 và 02 đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, tạo nguồn thu ngoại tệ, đặc biệt trong giai đoạn đất nước vừa mở cửa nền kinh tế, còn nhiều khó khăn, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Năm 1998, Lô 01 và 02 đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Ruby. Năm 2006 cán mốc khai thác 50 triệu thùng dầu. Năm 2010, tàu FPSO Ruby II được đưa vào thay thế cho tàu FPSO Ruby Princess và đón dòng dầu đầu tiên tại mỏ Pearl và mỏ Topaz. Năm 2014, Lô 01 và 02 tiếp tục đón dòng dầu đầu tiên tại mỏ Diamond và đến năm 2015 đã cán mốc khai thác 100 triệu thùng dầu. Sản lượng khai thác của Lô 01 và 02 đạt mức cao nhất 25 nghìn thùng dầu/ngày vào ngày 29/5/2015.

Ngày 9/9/2017, hợp đồng dầu khí Lô 01 và 02 giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với nhà thầu Petronas Carigali Vietnam Limited - công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) là Nhà điều hành chính thức kết thúc.

Sau khi tiếp nhận Lô 01 và 02, PVN và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã ký hợp đồng thuê tạm thời điều hành hoạt động dầu khí này. Dự án PVEP Lô 01 và 02 trực tiếp điều hành từ ngày 10/9/2017.

Trong hành trình 5 năm điều hành Lô 01 và 02, dự án đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do chưa có hợp đồng dầu khí, dẫn đến không thể có đầu tư lớn. Hệ thống thiết bị vận hành khai thác đã cũ và không đồng bộ. Hầu hết các giàn khai thác xuống cấp, các giếng ở giai đoạn khai thác cuối thiếu khí và thiếu nguồn thiết bị dự phòng. Tiếp đến là hai năm đại dịch Covid-19 kéo dài, gây khó khăn trong việc lưu thông, điều động thiết bị và nhân sự… Mặc dù vậy, với nỗ lực vượt bậc của đội ngũ lao động 100% người Việt, dự án đã luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao theo chương trình công tác và ngân sách hàng năm.

Nổi bật trong đó là hoạt động sản xuất luôn giữ tuyệt đối an toàn, không có tai nạn làm mất giờ công lao động, mặt trận ngoài biển được giữ vững trong suốt đại dịch Covid-19. Thời gian hoạt động của hệ thống thiết bị khai thác luôn đạt trên 99%. Sản lượng khai thác dầu trung bình hàng năm đạt từ 103 - 110% kế hoạch được giao.

Tính đến ngày 23/5/2022, tổng sản lượng khai thác toàn Lô 01 và 02 đạt mốc 130 triệu thùng dầu, trở thành một trong 4 nhà thầu dầu khí tại Việt Nam cán mốc sản lượng này. Tổng doanh thu 5 năm từ khi tiếp nhận dự án vượt 1,2 tỷ USD, nộp Ngân sách nhà nước trên 450 triệu USD và lãi sau thuế tạm tính là 262 triệu USD.

Dự án điều hành dầu khí PVEP Lô 01 và 02 Bể Cửu Long: Sau 5 năm nhìn lại
Giàn khai thác mỏ Ruby.

Ngoài ra, công tác tiết giảm chi phí luôn được chú trọng (từ công tác lập kế hoạch, kiểm soát chặt chẽ, tối ưu sử dụng vật tư, công tác đấu thầu mua sắm thiết bị và dịch vụ). Phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã mang lại nhiều giải pháp hợp lý hóa sản xuất, nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống thiết bị khai thác và giảm giá thành khai thác giúp làm lợi hàng triệu USD.

Cùng với việc duy trì sản xuất, PVEP đã xây dựng chiến lược phát triển trung và dài hạn, nghiên cứu các phương án thăm dò mở rộng, phát triển mỏ, tối ưu hệ thống thiết bị khai thác cho toàn Lô, làm cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu gia tăng sản lượng ngay sau khi hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) mới được ký kết.

Có thể nói, 5 năm điều hành dự án là cột mốc đặc biệt đối với tập thể người lao động Lô 01 và 02 - một hành trình đủ dài để khẳng định những giá trị cống hiến của người lao động đang ngày đêm làm việc tại dự án này. Những kết quả đạt được không chỉ có ý nghĩa to lớn về khía cạnh kinh tế - an ninh năng lượng, mà còn khẳng định một niềm tin vững chắc của người lao động PVEP khi đã làm chủ kỹ thuật, công nghệ để điều hành thành công những dự án lớn, dự án khó ở Việt Nam./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM (NGUỒN: PETROVIETNAM)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động