Chuyên gia Việt Nam đảm nhận thiết kế đập thủy điện cao nhất Nepal
07:06 | 21/09/2021
Bên cạnh ‘nguồn điện linh hoạt’, Việt Nam cần thêm thủy điện tích năng Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, thì dù Việt Nam có các nguồn điện linh hoạt bổ sung cho hệ thống điện thì việc cắt giảm nguồn năng lượng gió, mặt trời với một tỷ lệ thích hợp là điều không thể tránh khỏi đối với một hệ thống điện tích hợp năng lượng tái tạo ở quy mô lớn... Vậy giải pháp nào có thể giải quyết vấn đề này? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Với tiềm năng phát triển thủy điện tích năng ở nước ta có thể đạt tới 12.500 MW, vì vậy, Chính phủ cần xem xét bổ sung công suất từ nguồn điện này cao hơn 1.200 MW vào năm 2030 và 7.800 MW vào năm 2045. |
Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống bậc thang thủy điện trong bối cảnh mới Hiện nay, thủy điện cùng với các nhà máy điện truyền thống sử dụng nhiên liệu than và khí đang nắm vai trò chi phối trong cung cấp điện. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây và những năm tới, với sự cam kết về giảm phát thải nhà kính, giảm tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch, nhất là nhiệt điện than của quốc tế và Việt Nam thì có sự chuyển dịch nhanh chóng về cơ cấu năng lượng trong hệ thống điện, cũng như vai trò của thủy điện sẽ có thay đổi. Bài viết phân tích hiện trạng hệ thống điện, sự gia tăng của năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trong hệ thống, từ đó đưa ra đánh giá các giải pháp, đề xuất quan tâm ưu tiên một trong nhóm giải pháp là nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống bậc thang thủy điện, giữ ổn định và giảm chi phí của hệ thống điện. |
Dự án Thủy điện Tanahu (công suất 150 MW - nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam) được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu điện ở Nepal, đặc biệt trong những tháng mùa đông khô hạn. Thuỷ điện này còn hoạt động như một nhà máy điều tần phụ tải trong thời gian còn lại của năm. Dự án được xây dựng nhằm giảm thiểu phát điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch, đồng thời sẽ giúp ổn định hệ thống cung cấp điện của Nepal và giảm tổn thất truyền tải.
Mô hình dự án Thủy điện Tanahu (Nepal). |
Với gói thầu số 1 của dự án, nhiệm vụ của PECC 1 bao gồm các đầu việc chính như:
1/ Cập nhật và đánh giá điều kiện khí tượng thủy văn, địa chất công trình hạng mục tuyến áp lực.
2/ Lập thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công cho các hạng mục tuyến áp lực, trong đó có đập bê tông trọng lực cao 140m, đập tràn xả lũ.
3/ Thiết kế bể tiêu năng và đập phụ bê tông ở hạ lưu.
4/ Thiết kế 6 hành lang khoan phun trong đập (tổng chiều dài khoảng 1.350 m) và hầm phụ tiếp cận vào các hành lang khoan phun, cũng như đến đê quai thượng lưu (tổng chiều dài khoảng 1.020 m).
Đây là công trình đập cao nhất Nepal (tính tới thời điểm hiện tại) và nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước và người dân Nepal.
Công trình có đặc điểm địa hình, địa chất phức tạp, với lòng sông hẹp, tầng phủ Alluvium dày 30m, động đất cực đại (MCE) có gia tốc nền đỉnh tới 0,39g, tương đương với động đất cấp 9. Ngoài ra, còn được tính toán kiểm chứng với gia tốc nền lớn nhất tới 0,7g (tương đương động đất cấp 10).
Bên cạnh đó, tiến độ của dự án hiện đang khá cấp bách (dự kiến vận hành phát điện vào tháng 6/2024 - nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam) - đây là thách thức rất lớn đối với các kỹ sư PECC 1 trong công tác thiết kế.
Cùng với đó, công tác thẩm tra của nhà tài trợ vốn với tư vấn quốc tế và sự đòi hỏi khắt khe về kinh nghiệm của nhà thầu.
Nhưng với kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ tư vấn đã thực hiện thành công tại nhiều dự án nguồn điện lớn, PECC 1 tự tin sẽ được hoàn thành theo đúng tiến độ với chất lượng tốt nhất và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
Ký hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế các hạng mục thuộc gói thầu số 1 - Cụm đầu mối của dự án Thủy điện Tanahu (Nepal). |
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc PECC 1 tiếp tục được nhà đầu tư tín nhiệm lựa chọn đã đã khẳng định sự lớn mạnh của Công ty trong việc tiếp cận thị trường, tạo được lòng tin, vị thế với các đối tác trong và ngoài nước./.
BÙI XUÂN TIẾN