RSS Feed for Chân dung Tổng giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 03/01/2025 10:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chân dung Tổng giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm

 - Dù mới về Liên doanh Vietsovpetro (VSP) 5 tháng nay, ông Nguyễn Quỳnh Lâm - Tổng giám đốc đã tạo dấu ấn trong quản trị điều hành. Ở đó, ngoài công tác điều hành chung, ông Lâm còn trực tiếp đến các đơn vị kiểm tra, đôn đốc và xác định các ưu tiên rồi cân chỉnh đề án tái cơ cấu. Quan điểm của ông là làm định biên nhân sự, rút gọn cơ cấu nhưng phải ưu tiên ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và hoạt động hiệu quả.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN ĐỀ:

Chân dung Giám đốc PV Power Cà Mau
Tình hình hoạt động của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn


Lý lịch trích ngang về ông Nguyễn Quỳnh Lâm

1/ Sinh ngày: 30/03/1966.

2/ Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ địa chất dầu khí.

3/ Lý luận chính trị: Cao cấp.

4/ Quản trị doanh nghiệp: Cao cấp.

5/ Kỹ năng thuyết trình, đàm phán và thương lượng: Xuất sắc.

6/ Ngoại ngữ (Anh và Nga): Xuất sắc.

7/ Kinh nghiệm chuyên môn: 25 năm.

8/ Phẩm chất lãnh đạo: Xuất sắc.

9/ Hôn nhân: Đã có gia đình

10/ Sở thích: Thể thao (đặc biệt là golf).

Tổng giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm.

Ông Lâm có 18 năm kinh nghiệm quản lý điều hành, gồm: 6 năm từ cấp Trưởng phòng lên Phó Tổng giám đốc PVEP; 2 năm là Trưởng ban khái thác PVN, 5 năm ở vị trí Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BDPOC), 2 năm là Tổng giám đốc Công ty Điều hành dầu khí Phú Quốc; 3 năm giữ chức Phó Tổng giám đốc PVN. Ông làm Tổng giám đốc Vietsovpetro từ 18/5/2018 đến nay.

Liên doanh Vietsovpetro

Liên doanh Vietsovpetro là thành viên lớn nhất của PVN, có cơ cấu đồ sộ, gồm 8 xí nghiệp, 1 viện nghiên cứu thiết kế (Nipi) và 3 trung tâm dịch vụ, với khoảng 6.000 nhân sự.

Lĩnh vực hoạt động trải rộng từ thăm dò, khai thác, thiết kế, thi công xây lắp, khảo sát và vận tải biển, nhưng khá dàn trải. Trong đó, thăm dò và khai thác là nhánh trụ cột. Hiện tại, khi mà sản lượng khai thác ở các mỏ hiện hữu ngày càng ít đi, cần tái cấu trúc, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, định biên nhân sự và sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp.

Về khai thác, với các mỏ hiện hữu, hiện sản lượng đang giảm dần còn mức gần 4 triệu tấn/năm. Trong đó riêng mỏ Bạch Hổ, cũng giảm dần còn mức gần 3 triệu tấn/năm.

VSP ngoài duy trì khai thác còn triển khai một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng sản lượng khai thác. Vừa rồi, VSP đã khởi công dự án "Cải hoán, mở rộng công suất nén khí lô 09-1" trong cụm mỏ Bạch Hổ. Trong tương lai, VSP sẽ nghiên cứu phương án Nâng cao hệ số thu hồi dầu (EOR) ở cụm mỏ này.

Về thăm dò, với 5 giàn khoan hùng hậu, năm nay, VSP cũng đã và đang tiến hành khoan thăm dò và thẩm lượng ở các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Mèo Trắng, Lô 16-1/15, Lô 12/11, nhằm  thúc đẩy tìm kiếm thăm dò hơn nữa cho định hướng phát triển dài hạn.

Ngoài ra, trong năm nay, VSP cũng khoan khai thác ở mỏ Cá Tầm ở Lô 09-3/12 và Lô 04-3. Tổng cộng là 35 giếng khoan gồm cả thăm dò và khai thác, và 45 giếng sửa chữa. Kế hoạch năm sau cũng khoảng 35 giếng thăm dò và khai thác, và 39 giếng sửa chữa.

Việc thúc đẩy mảng thăm dò, chính là trăn trở mà ông Lâm đã chia sẻ trước khi về VSP trong Hội nghị tổng kết của PVN năm 2017, được tổ chức ngày 12/1/2018, tại Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức và nhân sự, VSP sẽ triển khai đề án tái cơ cấu, định biên nhân sự và thu gọn hoạt động của các xí nghiệp theo 3 phân khúc: thăm dò, khai thác dầu khí, thu gom, vận chuyển khí, dịch vụ kỹ thuật cao và kho cảng.

Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm đều hoàn thành vượt kế hoạch được giao, trong đó khai thác khí thiên nhiên đạt 96,7 triệu m3 (120,6% kế hoạch), cung cấp khí vào bờ đạt 787,9 triệu m3 (144,3% kế hoạch), doanh thu bán dầu - condensate ước đạt 1.18 tỷ USD (145,5% kế hoạch) với giá dầu trung bình 72 USD/thùng.

Sáu tháng cuối năm, VSP vẫn sẽ duy trì mức sản lượng tương đương. Kế hoạch cả năm, theo đó, dù sản lượng giảm hơn năm ngoái nhưng giá dầu tăng trên mức 70 USD/thùng, năm nay VSP sẽ vượt xa chỉ tiêu nộp ngân sách như kế hoạch năm đề ra là 631,6 triệu USD (tương đương 14,3 ngàn tỷ đồng). Đây là thuận lợi để ông Lâm và ban lãnh đạo VSP có điều kiện tái cấu trúc và phân bổ nguồn vốn nhằm thúc đẩy thăm dò và phát triển mỏ mới.

Về phát triển các mỏ mới, năm nay, mỏ Cá Tầm hiện đang thi công lắp đặt để chảy thử và đi vào vận hành thương mại vào cuối năm. Song song, VSP cũng đang lập kế hoạch phát triển mỏ (ODP) các dự án Thiên Nga - Hải Âu (Lô 12/11) và điều chỉnh thiết kế FEED dự án Kình Ngư Trắng (Lô 09-2/09) để kịp phát triển dự án vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.

 Mỏ Bạch Hổ

Tầm nhìn CEO

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm được đánh giá là người có viễn kiến và bản lĩnh của CEO từ khả năng tổng hợp, đánh giá đến ra quyết định. Ngoài bản tính khiêm tốn, nhưng rất quyết đoán trong xử lý công việc ông còn có khả năng thu phục nhân tài và tổ chức thực hiện ở doanh nghiệp có cơ cấu vốn lớn.

Hiện tại ở PVN, ông là một trong số ít lãnh đạo cao cấp có chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực thăm dò và khai thác. Trong suốt quá trình công tác, ông Lâm gắn liền với các vị trí quản lý khác nhau ở lĩnh vực thăm dò và khai thác vốn là xương sống, trụ cột của PVN suốt hơn 20 năm qua.

PVEP những năm ông tham gia quản lý, điều hành là những năm tháng vàng son nhất ở đó, giúp thúc đẩy phát triển khoan thăm dò, khai thác và chuỗi dịch vụ kỹ thuật sau này ở các nhánh PVD, DMC, PTSC và Petrosetco.

Những nơi ông đến và đi đều để lại những dấu ấn nổi bật về thúc đẩy phát triển mà điển hình là dự án mỏ Hải Thạch Mộc Tinh của BDPOC. Ở đó, trong giai đoạn phát triển mỏ vào lúc cao điểm, có đến gần 2.500 nhân công cả trong và ngoài nước, với hàng trăm vấn đề kỹ thuật và thương mại cần xử lý. Ông đã chủ động cho tháo gỡ, thúc đẩy và xử lý quyết liệt để dự án theo kịp tiến độ. Để rồi giờ đây, nhà điều hành mỏ, BDPOC đang là 1 trong 3 con gà đẻ "trứng vàng" của PVN về trữ lượng khai thác, chỉ sau liên doanh VSP và Công ty Điều hành chung Cửu Long JOC.

Dù mới về VSP 5 tháng nay, ông đã tạo dấu ấn trong quản trị điều hành. Ở đó, ngoài công tác điều hành chung, ông còn trực tiếp xuống các đơn vị, kiểm tra đôn đốc và xác định các ưu tiên rồi cân chỉnh đề án tái cơ cấu. Quan điểm của ông là làm định biên nhân sự, rút gọn cơ cấu nhưng phải ưu tiên ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và hoạt động hiệu quả.

Là mẫu người không thích nói về cá nhân, nhưng khi bàn về công việc thì ông lại rất sôi nổi, hào hứng. Ông có thể say sưa chia sẻ những trăn trở về EOR, về thăm dò ở các mỏ của VSP nói riêng và PVN nói chung ở trên thềm lục địa Việt Nam.

Theo ông, đó không chỉ là thăm dò để phát hiện mỏ mới cho chiến lược dài hạn mà còn là khẳng định chủ quyền biển đảo và cam kết về một môi trường đầu tư bền vững.

Sau chuyến công du cùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước và đoàn công tác của PVN sang Liên bang Nga, làm việc cùng đối tác đầu tháng 9 năm nay và sau những phát biểu của ông, VSP sẽ thúc đẩy hơn nữa các chiến dịch khoan thăm dò trong các năm sau.

Ít ai biết, gần 6 năm nay, do yêu cầu công việc mà ông vẫn luôn xa nhà. Chỉ cuối tuần, ông mới về với gia đình ở TP. Hồ Chí Minh cùng vợ con. Nói vậy để thấy, ông đi lại rất nhiều với cường độ và áp lực công việc cao. Nếu ai quan sát kỹ thì thấy là ông cân đối thời gian giữa công việc và gia đình rất chỉnh chu. Với công việc thì luôn tận tụy nhưng khi về với gia đình, ông gác lại hết các trăn trở để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình cũng như nạp thêm năng lượng cho những ngày làm việc mới.

Với độ tuổi còn trẻ, lại kinh qua nhiều vị trí cao cấp trải rộng trên nền tảng thăm dò và khai thác, đây được xem là những phẩm chất nổi bật của ông Nguyễn Quỳnh Lâm để chèo lái VSP - ngọn cờ đầu của ngành Dầu khí Việt Nam.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động