RSS Feed for ĐZ 500kV Sơn La-Lai Châu: Vẫn vướng giải phóng mặt bằng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 02:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

ĐZ 500kV Sơn La-Lai Châu: Vẫn vướng giải phóng mặt bằng

 - Sau hơn một năm động thổ thi công, dự án ĐZ 500kV Sơn La - Lai Châu, đến nay, dự án cơ bản đáp ứng được tiến độ đề ra. Tuy nhiên, công tác bồi thường của dự án vẫn gặp phải một số vướng mắc trong việc thi công dựng cột, kéo dây, vướng mắc trong công tác giải phóng hành lang an toàn…

Hoàn thành lắp tụ bù các TBA 220kV khu vực phía Bắc

Thi cong DZ 500kV SL-LC_18-4-2015.JPG

 

Dự án ĐZ 500kV Sơn La - Lai Châu được khởi công ngày 23/12/2013. Dự án có tổng chiều dài 158 km, 2 mạch nối từ TBA 500kV Sơn La đến sân phân phối 500kV Nhà máy Thủy điện Lai Châu.

ĐZ đi qua địa bàn các huyện Mường La, Thuận Châu (Sơn La), Tuần Giáo, Mường Chà, thị xã Mường Lay (Điện Biên), Sìn Hồ, Mường Tè (Lai Châu).

Dự án có tổng mức đầu tư trên 4.070 tỷ đồng.

Đường dây được đầu tư xây dựng nhằm kết nối, truyền tải công suất Nhà máy Thủy điện Lai Châu và các nhà máy thủy điện nhỏ khu vực Tây Bắc vào hệ thống điện quốc gia; tạo điều kiện cơ sở để vận hành tối ưu, linh hoạt trong hệ thống điện miền Bắc và toàn quốc; đảm bảo khả năng cung cấp điện từ các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc cho các phụ tải miền Bắc; đáp ứng truyền tải công suất khoảng 1.561MW giai đoạn 2020 (trong đó bao gồm truyền tải công suất 1.200 MW của NMTĐ Lai Châu và các NMTĐ nhỏ khu vực Lai Châu).

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh - Trưởng ban ban chỉ đạo thực hiện Dự án khẳng định: Nếu ĐZ 500kV Sơn La - Lai Châu đóng điện chậm 1 năm, không truyền tải công suất của Thủy điện Lai Châu được thì lãng phí của Tập đoàn trên 4.700 tỷ đồng từ nguồn phát điện của Thủy điện Lai Châu.

Không những vậy, chậm 1 năm sẽ phát sinh tiền lãi của dự án Thủy điện Lai Châu khoảng 4.000 tỷ đồng (tổng dự toán Thủy điện Lai Châu khoảng 41.000 tỷ đồng vay vốn thương mại với lãi suất 10%/năm), ông Nguyễn Tài Anh cho biết.

Theo Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, thực tế, trong quá trình triển khai dự án, với những nỗ lực của EVNNPT và NPMB, nhiều khó khăn được tháo gỡ như: thu xếp vốn, lựa chọn nhà thầu, nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư… Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất chính là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi tuyến đường dây đi qua rừng cao su thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam tại các huyện của tỉnh Sơn La, Điện Biên. Chính điều này dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ của dự án. 

Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo nhằm tháo gỡ những khó khăn trên. Cụ thể, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND các tỉnh Điện Biên và Sơn La khẩn trương ban hành cơ chế chính sách và đơn giá đền bù đất, tài sản trên đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện để sớm hoàn thiện thủ tục hồ sơ phê duyệt phương án bồi thường thu hồi, giao đất vĩnh viễn phần móng cột, bàn giao cho chủ đầu tư các vị trí móng cột; phê duyệt phương án bồi thường hành lang tuyến đường dây.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ đạo Công ty Cao su Điện Biên và Sơn La sớm hoàn thiện phương án bồi thường các vị trí móng cột theo cơ chế chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng do UBND các tỉnh Sơn La và Điện Biên ban hành. Đồng thời, khẩn trương phê duyệt phương án thanh lý cây cao su của các Công ty Cao su Điện Biên và Sơn La để bàn giao vị trí móng cột cho chủ đầu tư dự án.

​Với sự chỉ đạo quyết liệt đó từ Chính phủ, sự nỗ lực của EVNNPT/NPMB đến nay, công tác đền bù giải phóng mặt bằng của dự án đã được các địa phương bàn giao xong mặt bằng phần móng (311/311 vị trí). Tuy nhiên, công tác bồi thường của dự án vẫn gặp phải một số vướng mắc trong việc thi công dựng cột, kéo dây, vướng mắc trong công tác giải phóng hành lang an toàn… đang được EVNNPT tập trung tháo gỡ. 

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động