Dầu khí
Bàn kế hoạch đưa 1.600 chuyên gia dầu khí quốc tế vào Việt Nam
13:26 |06/05/2020
-
Trong thời gian tới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có kế hoạch đưa khoảng 1.600 chuyên gia dầu khí kỹ thuật cao từ nước ngoài vào Việt Nam để phục vụ cho các dự án trọng điểm đang triển khai trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19.
Phương án bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong dịch Covid-19
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 có thể hoàn thành trong quý 2/2022
Thông tin trên được đưa ra tại buổi làm việc giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bàn về cơ chế hỗ trợ để đưa các nhà thầu dầu khí từ nước ngoài vào Việt Nam đẩy nhanh tiến độ các dự án của PVN.
Tại buổi làm việc, PVN đã đề nghị VNA có "cơ chế riêng" nhằm phục vụ, đưa các đoàn chuyên gia từ nước ngoài về Việt Nam, đảm bảo an toàn, đúng theo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống dịch Covid-19, cũng như các quy định khác trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, PVN và VNA, cũng đã thảo luận, tìm kiếm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc hợp tác cung ứng nhiên liệu bay từ các nhà máy lọc dầu của PVN cho VNA. Mặt khác, hai bên cũng đã bàn bạc, tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền và tăng cường, tạo điều kiện sử dụng dịch vụ lẫn nhau.
Ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc VNA đánh giá cao việc thực hiện thoả thuận hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua. Chia sẻ việc hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện, sử dụng các dịch vụ của VNA và các đơn vị trong bối cảnh cả hai bên đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời cam kết sẽ ưu tiên sử dụng các dịch vụ của PVN, đặc biệt ưu tiên sử dụng xăng, dầu trong nước từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn.
Thay mặt lãnh đạo PVN, ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc cam kết sẽ cùng VNA tìm cách tháo gỡ khó khăn, có các kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiện để việc hợp tác giữa hai bên tiếp tục đạt hiệu quả cao, sớm vượt qua khủng hoảng hiện tại, tạo đà cho việc mở rộng hợp tác, phát triển trong thời gian tới.
Đặc biệt, hai bên cùng xem xét, trao đổi cụ thể về vấn đề chia sẻ tồn kho xăng, dầu tại các nhà máy lọc dầu của PVN, tập trung tháo gỡ khó khăn trong cơ chế thanh toán, tài chính (trong giai đoạn 2020 và các năm tiếp theo) nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của 2 doanh nghiệp./.
PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Đánh giá tác động xã hội của NMLD Dung Quất bằng ‘luận chứng khoa học’ (12/04)
- Quý 1, Vietsovpetro vượt mức sản lượng khai thác dầu và khí condensate (09/04)
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh quý 1 của PV GAS (06/04)
- Bổ sung 1 bến nhập khí cho Trung tâm Điện lực LNG giai đoạn 1 (05/04)
- Ký hợp đồng cung cấp tàu kho nổi chứa LPG lạnh tại khu vực phía Bắc (02/04)
- Quy định đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (31/03)
- Mở cảng dầu khí ngoài khơi Sao Vàng - Đại Nguyệt (30/03)
- BSR cải thiện nội lực, sẵn sàng bứt phá (30/03)
- Ký ‘Thỏa thuận hợp tác cung cấp LPG’ và ‘Hợp đồng khung cung cấp LNG’ (28/03)
- ‘BSR cần lấy thắng lợi ngắn hạn để tạo động lực cho dài hạn’ (28/03)
Các bài đã đăng:
- PV GAS dự kiến năm 2020 tỷ lệ chia cổ tức là 30% (06/05)
- PV GAS tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 (06/05)
- Cam kết của PV GAS trước tình trạng khan hiếm nguồn LPG cục bộ (04/05)
- Phương án bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong dịch Covid-19 (04/05)
- Vì sao PVN không thể mua dầu ‘bắt đáy’ để dự trữ? (22/04)
- Kết quả lợi nhuận âm của BSR ‘không có gì bất ngờ’ (21/04)
- Cập nhật tiến độ Chuỗi dự án LNG Thị Vải và Sơn Mỹ (15/04)
- Tình hình triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B (14/04)
- Nhiệm vụ lập QH hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia (13/04)
- Tồn kho ‘vượt giới hạn’, PVN kiến nghị dừng nhập khẩu xăng, dầu (09/04)