RSS Feed for phân ngành Chủ nhật 08/09/2024 06:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.
Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng Việt Nam (Phần 2-3)

Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng Việt Nam (Phần 2-3)

Để ngành năng lượng làm tròn sứ mệnh đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, cũng như phục vụ đời sống nhân dân, trong phần 2 của Văn bản kiến nghị, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đề xuất với Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ một số nội dung lớn, cấp bách. Đặc biệt là tính thống nhất, đồng bộ của các quy hoạch phân ngành năng lượng và chính sách giá năng lượng - những vấn đề bất cập giữa quy hoạch điện với than và quy hoạch điện với khí; xem xét bổ sung, mở rộng một số dự án điện vào Quy hoạch Điện VII vv… Dưới đây, Nangluongvietnam.vn xin đăng nguyên văn phần 2 và phần 3 của Văn bản kiến nghị.
Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC) xung quanh vấn đề này.
'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 2)

“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 2)

Kỳ 1, tác giả bài viết đã đưa ra dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam trong vài chục năm tới, nhận định tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn năng lượng Việt Nam, đặc biệt là những con số về trữ lượng nguồn than đồng bằng Sông Hồng... Tiếp theo là những nhận xét, đánh giá tổng thể về tiềm năng, vấn đề dự báo nhu cầu năng lượng, vấn đề quy hoạch các phân ngành, những bất cập trong cơ chế, chính sách phát triển ngành... và một số kiến nghị mang tính cấp bách hiện nay nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng trong những năm sắp tới.
Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Hơn hai thập niên qua, kinh tế và năng lượng Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001 - 2010, GDP tăng bình quân 7%/năm, năm 2010, GDP đầu người 1.150 USD/người, Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo.Sản xuất năng lượng sơ cấp tăng khoảng 8%/năm. Năm 2010, sản xuất than sạch đạt 44 triệu tấn, dầu thô 15 triệu tấn, khí đốt 9 tỷ m3, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 24.000 MW, sản xuất điện đạt 100 tỷ kWh, điện tiêu thụ đầu người đạt xấp xỉ 1.000 kWh/người. Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Trong thành tựu đạt được có sự đóng góp không nhỏ của công tác thể chế, quy hoạch năng lượng nói chung và quy hoạch phát triển điện lực (QHPTĐL) nói riêng. Công tác QHPTĐL quốc gia và địa phương được thực hiện theo pháp luật ngày càng có chất lượng và thống nhất hơn. Tuy nhiên, ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, đặc biệt là phân ngành điện lực, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn; trên thực tế nhiều năm qua đã thể hiện không ít bất cập, yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 2)

Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 2)

Kỳ trước, NangluongVietnam đã chuyển đến bạn đọc nội dung phần đầu Văn bản kiến của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), đánh giá việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực của Việt Nam đến năm 2020, nhận định chung về ngành năng lượng Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tóm tắt mục tiêu, nhu cầu vốn đầu tư của QHĐVII… Trong (Phần 2) NangluongVietnam xin trân trọng giới thiệu nội dung phản biện, kiến nghị của VEA về quy hoạch tổng thể hệ thống năng lượng quốc gia, tái cơ cấu ngành Điện gắn với việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh và giá điện...
Quy hoạch năng lượng tổng thể - Cơ sở khoa học, pháp lý cho quy hoạch các phân ngành năng lượng

Quy hoạch năng lượng tổng thể - Cơ sở khoa học, pháp lý cho quy hoạch các phân ngành năng lượng

Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước tiến khá, rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001-2010, GDP tăng bình quân 7%/năm (năm 2010 GDP đầu người 1.150USD/người), Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo. Ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều năm qua đã thể hiện không ít bất cập - bất cập ngay cả trong các quy hoạch phân ngành năng lượng quốc gia.
Phản biện, kiến nghị quy hoạch phát triển ngành và dự án năng lượng quốc gia

Phản biện, kiến nghị quy hoạch phát triển ngành và dự án năng lượng quốc gia

Trong vòng 25 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 7%/năm. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.150 USD, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng công nghiệp hoá, đời sống nhân dân được cải thiện và Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng nước nghèo.
1 2
Phiên bản di động