Năng lượng - Môi trường
Quản lý phát thải, kinh doanh tín chỉ cacbon: Tận dụng cơ hội, chuyển đổi mô hình kinh tế
08:15 |12/05/2012
-
Bộ TN&MT đang xây dựng Đề án Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cacbon ra thị trường thế giới, nhằm tạo khuôn khổ thống nhất cho hoạt động này, tận dụng cơ hội chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế bền vững.
![]() |
Việt Nam cần tính tới việc giảm phát thải
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, người tham gia khá nhiều hội nghị đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, cho biết, Việt Nam dù chưa phải đưa ra cam kết về giảm phát thải song trong thời gian tới, sẽ phải có trách nhiệm báo cáo về tình trạng giảm phát thải định lượng, theo xu thế của quốc tế và lộ trình pháp lý mới sẽ hình thành sau Nghị định thư Kyoto (năm 2012).
Dù là nghĩa vụ, song nhìn nhận ở một khía cạnh khác, Thứ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, đây cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế bền vững.
Việc giảm phát thải, kinh doanh tín chỉ cacbon ở Việt Nam có một tiền đề khá sáng sủa.
Theo báo cáo của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, việc quản lý hoạt động giảm phát thải khí nhà kính được Việt Nam thực hiện từ khá sớm, như xây dựng các thông báo quốc gia về kiểm kê khí nhà kính và ban hành một số văn bản, đề xuất một số biện pháp giảm phát thải.
Từ đầu thế kỷ 21, chúng ta đã xác định cần nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm và bảo tồn năng lượng. Phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; ứng dụng công nghệ ít phát thải. Quản lý chất thải; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, vật liệu mới trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính…để giảm phát thải khí nhà kính.
Đối với hoạt động kinh doanh tín chỉ cacbon, chúng ta đã ban hành khá nhiều văn bản về cơ chế chính sách đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), hướng dẫn xây dựng, thẩm định dự án CDM…
Hiện cả nước có 112 dự án CDM được công nhận, với khoảng gần 6,75 triệu chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới về số lượng dự án CDM.
Về việc tổ chức thu, quản lý lệ phí bán/chuyển Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CER), chúng ta đã có quyết định, thông tư, Quỹ Bảo vệ môi trường tiếp nhận hồ sơ và thu lệ phí.
Từ năm 2008 đến nay, tổng số lệ phí thu được là 40 tỷ đồng. Việc sử dụng nguồn kinh phí này cũng có quy định cụ thể, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Cụ thể, chỉ sử dụng nguồn vốn này cho hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và CDM, hỗ trợ việc xét duyệt tài liệu dự án CDM, quản lý và giám sát thực hiện dự án CDM, trợ giá các sản phẩm của dự án CDM…
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, dự kiến sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án trong tháng 5 này. Nếu chậm trễ thực hiện việc quản lý phát thải và hình thành thị trường mới mẻ này, ta sẽ mất cơ hội.
Đề án đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, như đánh giá, phân loại các nguồn phát thải, xây dựng kịch bản phát thải đến năm 2020 và 2030, đánh giá và xây dựng phương án giảm nhẹ khí nhà kính tiềm năng, xây dựng kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA)…
Việt Nam cũng cần rà soát, bổ sung các văn bản pháp lý quy định về chế tài trong trường hợp nhà đầu tư xây dựng và thực hiện Dự án CDM không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, bổ sung các quy định, hướng dẫn về kiểm tra, giám sát dự án CDM.
Theo dự thảo, Đề án cần nghiên cứu xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý về quản lý và hướng dẫn kinh doanh tín chỉ cacbon ra thị trường thế giới…
Nhật Tân (nguồn: Bộ TN&MT)
Các bài mới đăng
- Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương (21/01)
- EVN sẵn sàng đảm bảo cấp điện và xả nước phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân (07/01)
- Phê duyệt đề án phát triển thị trường điện, than, khí cạnh tranh (30/12)
- Tạm dừng các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch (28/12)
- Trao giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 (22/12)
- Phát triển điện sinh khối ở Việt Nam và những thách thức đặt ra (20/12)
- PC Quảng Nam tổng kết cuộc thi 'Gia đình CBCNV tiết kiệm điện' (17/12)
- Hoàn thành công trình sân nền dùng bê tông kết hợp tro xỉ Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (14/12)
- Tổng kết hợp phần thí điểm NAMA tạo tín chỉ carbon trong sản xuất thép (13/12)
- Hội nghị quốc tế G20 và các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (13/12)
Các bài đã đăng:
- Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường với giải pháp của Siemens (12/05)
- Đảng, Nhà nước ghi nhận vai trò của PVEP trong sự nghiệp an ninh năng lượng quốc gia (12/05)
- Chương trình năng lượng xanh TP Hồ Chí Minh đến năm 2015 (11/05)
- Kinh tế Xanh: “Có vai trò của Bạn” (11/05)
- Biến rác thải thành năng lượng: Lợi ích nhiều mặt (11/05)
- Tái chế vật liệu vỏ trấu thành năng lượng tái sinh (11/05)
- Còn nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành giấy (11/05)
- Quy định kiểm toán năng lượng tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (09/05)
- Biến tần POWTRAN - giải pháp tối ưu cho băng tải (09/05)
- Những giải pháp "cắt xén" giúp tiết kiệm năng lượng và tiền bạc (08/05)