RSS Feed for dinh dưỡng Thứ sáu 17/05/2024 16:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Doosan Vina khởi động chương trình từ thiện xã hội 2014

Doosan Vina khởi động chương trình từ thiện xã hội 2014

Ngày 17/1, tại Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi, Doosan Vina đã phối hợp với tổ chức Internorish của Mỹ tổ chức lễ trao tặng hơn 600.000 liều vitamin tổng hợp trị giá hơn 225 triệu đồng cho Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi. Cùng ngày, đại diện của Doosan Vina cũng tổ chức trao tặng hàng trăm cơ số thuốc điều trị cho bệnh xá Đặng Thùy Trâm. Đây là các chương trình mở màn hoạt động từ thiện của Doosan Vina trong năm 2014.
Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"

Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"

Thủy điện từ xưa đến nay vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi hiệu quả kinh tế mang lại luôn nổi trội hơn so với các nguồn điện sử dụng từ than, dầu-khí và các dạng năng lượng tái tạo khác... Mặc dù các nhà khoa học luôn cảnh báo cho các quốc gia về những nguy hại của việc phát triển thủy điện tràn lan, nhưng lời cảnh báo ấy dường như vẫn nằm ngoài tai của những "ông lớn thượng nguồn", nơi ẩn giấu một hình thái quyền lực mới có thể dẫn tới những cuộc tranh cãi, thậm chí là một cuộc chiến "vô tiền khoáng hậu" với các quốc gia hạ nguồn.
Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu

Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu

Những tác động xã hội và môi trường do xây dựng, vận hành đập thủy điện, hiện đang nhận được sự quan tâm của giới khoa học và các nhà quản lý trên thế giới cũng như trong nước. Bài viết nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế này với những tác động biến đổi khí hậu (BĐKH). Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị tới các nhà quy hoạch và quản lý cũng như các bên có liên quan cân nhắc về việc phát triển thủy điện trong tương lai.
Xây đập trên sông Mê Kông lấy đi nguồn dinh dưỡng của hàng triệu người

Xây đập trên sông Mê Kông lấy đi nguồn dinh dưỡng của hàng triệu người

Các đập thủy điện được đề xuất xây dựng trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông có thể phá hủy nguồn thủy sản và do đó lấy đi nguồn dinh dưỡng của 60 triệu người dân trong khu vực. Tác động của các con đập này sẽ không chỉ dừng lại đối với dòng chảy Mê Kông, bởi người dân trong khu vực sẽ quay sang phụ thuộc vào nông nghiệp để bù đắp nguồn calo, dinh dưỡng và chất vi lượng từ nguồn lợi thủy sản bị mất đi.
Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam

Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam 2

Hoạt động khai thác than ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 160 năm nhưng bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh mới thực sự được quan tâm và thực hiện từ năm 1995 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Môi trường. Hầu hết các bãi thải mỏ than đều có dạng bãi thải cao, đổ thải từ trên đỉnh. Chiều cao một số bãi thải đạt tới 250 - 300m, không được cắt phân tầng, có góc dốc sườn bãi thải từ 30 - 40o. Đất đá thải có độ liên kết yếu và có cấu trúc bở rời là đặc điểm chính của bãi thải mỏ than. Do các đặc điểm trên nên hầu hết các bãi thải không có lớp phủ thực vật, là nguồn sinh bụi và sạt lở. Cải tạo, phục hồi bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam không đơn giản. Nangluongvietnam.vn xin giới thiệu bài viết của Ths. Trần Miên - Trưởng ban Môi trường (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin) giới thiệu những đặc điểm, một số kết quả đã đạt được trong việc phục hồi các bãi thải mỏ than trong giai đoạn 2005 - 2010.
Phiên bản di động