RSS Feed for Nhiên liệu Thứ năm 25/04/2024 09:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)

Trong các năm tới, để Thị trường phát điện cạnh tranh hoạt động hiệu quả hơn, cần có các biện pháp linh hoạt để xử lý các vấn đề còn tồn tại về mặt kỹ thuật cung như về cơ cấu tổ chức ngành. Trong đó, vấn đề về việc lập quy hoạch phát triển dài hạn tổng thể ngành năng lượng cần được đặc biệt quan tâm, để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa ngành điện và các nguồn năng lượng sơ cấp (than, khí).
Trung Quốc ưu tiên cho sản xuất nhiên liệu sinh học

Trung Quốc ưu tiên cho sản xuất nhiên liệu sinh học

Báo cáo từ Cơ quan nghiên cứu sinh học Trung Quốc (Lux Research) cho biết, để hạn chế vấn đề ô nhiễm và đối phó với nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng, Chính phủ Trung Quốc đang dần chuyển sự quan tâm sang sản xuất nhiên liệu sinh học.
Nhật Bản vẫn coi trọng phát triển năng lượng hạt nhân

Nhật Bản vẫn coi trọng phát triển năng lượng hạt nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản ngày 11/4 đã quyết định chính sách năng lượng, theo đó coi năng lượng hạt nhân là nguồn điện năng quan trọng, đồng thời rút lại mục tiêu từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân mà chính quyền tiền nhiệm của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đề ra sau sự cố tại tổ hợp hạt nhân Fukushima số 1 hồi năm 2011.
Thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sớm hơn lộ trình

Thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sớm hơn lộ trình

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang tại Hội nghị “Triển khai thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống” do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức tại Quảng Ngãi đầu tuần qua.
Thực trạng năng lượng tại tạo Việt Nam và hướng phát triển bền vững (Kỳ 1)

Thực trạng năng lượng tại tạo Việt Nam và hướng phát triển bền vững (Kỳ 1)

Năng lượng là yếu tố vô cung quan trọng cho sự phát triển của mỗi Quốc gia. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nhưng nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống đang cạn kiệt dần tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế trên thế giới. Bởi vậy, các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ và khu vực, những điểm nóng trên thế giới những năm gần đây, đều có nguyên nhân từ vấn đề tranh chấp và tìm kiếm năng lượng.
Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển… trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
Cục Ðiều tiết Điện lực: Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

Cục Ðiều tiết Điện lực: Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

Là một trong số các cấu phần quan trọng của lĩnh vực năng lượng nói chung, ngành điện Việt Nam trong những năm vừa qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, đảm bảo phát triển theo định hướng chính sách chung, hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành năng lượng nước nhà. Bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện, cung cấp đủ điện cho các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội với chất lượng tốt, an toàn, tin cậy, ngành điện Việt Nam cũng hướng đến việc thúc đẩy phát triển thị trường điện lực cạnh tranh.
PVN với chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng đến năm 2020

PVN với chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng đến năm 2020

Trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với vai trò là đầu tầu kinh tế của cả nước và là một trong những trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam đã tích cực triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng của ngành dầu khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Việt Nam có trách nhiệm với quốc tế về an ninh hạt nhân

Việt Nam có trách nhiệm với quốc tế về an ninh hạt nhân

Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba sẽ được tổ chức từ ngày 24-25/3/2014, tại La Hay- Hà Lan. Theo Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, tại đây, Việt Nam sẽ giới thiệu các hoạt động thực thi các cam kết được nêu trong Tuyên bố chung tại các Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất và lần thứ thứ hai. Các hoạt động này chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế về lĩnh vực an ninh hạt nhân.
Vai trò của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới

Vai trò của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới

Là trọng tâm trong kế hoạch xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân tại Đà Lạt, lò phản ứng nghiên cứu mới sẽ đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân, đồng thời thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu ứng dụng mang lại những lợi ích KT-XH thiết thực.
Tăng trưởng kinh tế và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam

An ninh năng lượng được coi là “chìa khóa” để các quốc gia tránh được nguy cơ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào vấn đề năng lượng và đáp ứng được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng ngày càng nhiều đã tác động tiêu cực đến sự phát triển, làm cho trái đất nóng lên, tăng phát thải khí nhà kính...
ROSATOM vẫn cấp đủ nhiên liệu hạt nhân cho đối tác nước ngoài

ROSATOM vẫn cấp đủ nhiên liệu hạt nhân cho đối tác nước ngoài

Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước về hạt nhân của Ukraina đã áp đặt lệnh cấm vận chuyển sản phẩm từ chu trình nhiên liệu hạt nhân bằng đường sắt qua lãnh thổ của Ukraina từ ngày 28/1/2014, tuy nhiên, Công ty nhiên liệu TVEL thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) vẫn cam kết cung cấp đủ nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân nước ngoài, bằng cách sử dụng phương tiện vận tải được cấp phép khác.
Rosatom đạt 74 tỷ USD tổng giá trị đơn hàng trong năm 2013

Rosatom đạt 74 tỷ USD tổng giá trị đơn hàng trong năm 2013

Từ mức 65,9 tỷ USD trong năm 2013, giá trị đơn hàng quốc tế của Rosatom đã tăng lên mức 74 tỷ USD trong năm 2013, chưa kể đến hợp đồng HEU-LEU với Mỹ đã hoàn tất với giá trị 12,5 tỷ USD.
Khai mạc Hội nghị thường niên Điện hạt nhân châu Á 2014

Khai mạc Hội nghị thường niên Điện hạt nhân châu Á 2014

Sáng ngày 20/1, tại Hà Nội, Hội nghị thường niên Điện hạt nhân châu Á 2014 đã chính thức khai mạc. Hội nghị lần này được tổ chức với sự hỗ trợ của Cục Năng lượng nguyên tử (VAEA), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vinatom), cùng sự phối hợp với Hiệp hội hạt nhân thế giới (WNA). Đây là lần thứ 5 hội nghị được tổ chức và cũng là lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam.
Chung tay xây dựng những mùa xuân năng lượng

Chung tay xây dựng những mùa xuân năng lượng

Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những thách thức từ cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngành năng lượng cũng không thể đứng ngoài những khó khăn chung của đất nước. Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hội viên, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong năm qua, Thường trực BCH Trung ương Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã có nhiều hoạt động thiết thực, đem lại kết quả trên tất cả các lĩnh vực công tác. Đặc biệt, thông qua các văn bản kiến nghị, các bài báo phản biện, hội thảo chuyên ngành…. đã được gửi tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động