Năng lượng Việt Nam Online - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "nguồn cung", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://nangluongvietnam.vn/

Mặt trái chiến lược trong chính sách ngoại giao 'ống dầu' Trung Quốc
21:21 | 23/03/2013
Bài phân tích dưới đây của Emmanuel Karagianni - Đại học Macedonia sẽ rà soát những thuận lợi và khó khăn của chiến lược ống dẫn dầu Trung Quốc. Bắt đầu là mô tả vắn tắt ngành công nghiệp dầu mỏ và khí gas của Trung Quốc. Sau đó xem xét nền ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Nam Á. Luận điểm chính ở đây là trong khi ống dẫn dầu có thể là phương tiện hiệu quả nhất để vận chuyển một lượng lớn hydrocarbons qua một khoảng cách rất xa, chúng lại cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá nguy cơ an ninh có khả năng xuất phát từ những xung đột cường độ thấp với các nhóm khủng bố và ly khai quanh khu vực các đường ống dẫn dầu. Vấn đề này tồn tại ở cả trong và bên ngoài biên giới Trung Quốc.

Chính sách ngoại giao 'ống dẫn dầu' Trung Quốc và mặt trái chiến lược
09:30 | 23/03/2013
Bài phân tích dưới đây của Emmanuel Karagianni - Đại học Macedonia sẽ ra soát những thuận lợi và khó khăn của chiến lược ống dẫn dầu Trung Quốc. Bắt đầu là mô tả vắn tắt ngành công nghiệp dầu mỏ và khí gas của Trung Quốc. Sau đó xem xét nền ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Nam Á. Luận điểm chính ở đây là trong khi ống dẫn dầu có thể là phương tiện hiệu quả nhất để vận chuyển một lượng lớn hydrocarbons qua một khoảng cách rất xa, chúng lại cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá nguy cơ an ninh có khả năng xuất phát từ những xung đột cường độ thấp với các nhóm khủng bố và ly khai quanh khu vực các đường ống dẫn dầu. Vấn đề này tồn tại ở cả trong và bên ngoài biên giới Trung Quốc.

Làm thế nào để thế giới đảm bảo nguồn cung năng lượng?
10:11 | 22/02/2013
Điện hạt nhân (ĐHN) là thiết yếu đối với phát triển bền vững cho xã hội trên toàn thế giới và cần được mở rộng với mức an toàn cao nhất để đảm bảo năng lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu. Xu hướng toàn cầu về ĐHN tiếp tục tăng sau tai nạn Fukushima. Nhật Bản mong muốn chia sẻ tất cả các bài học kinh nghiệm từ tai nạn Fukushima với cộng đồng quốc tế và tiếp tục hợp tác quốc tế tích cực cho việc mở rộng chương trình ĐHN trên toàn thế giới bằng cách cung cấp hỗ trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực và cung cấp công nghệ hạt nhân tiên tiến và an toàn nhất.

Tại sao thế giới cần phát triển điện hạt nhân?
21:06 | 20/02/2013
Điện hạt nhân (ĐHN) là thiết yếu đối với phát triển bền vững cho xã hội trên toàn thế giới và cần được mở rộng với mức an toàn cao nhất để đảm bảo năng lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu. Xu hướng toàn cầu về ĐHN tiếp tục tăng sau tai nạn Fukushima. Nhật Bản mong muốn chia sẻ tất cả các bài học kinh nghiệm từ tai nạn Fukushima với cộng đồng quốc tế và tiếp tục hợp tác quốc tế tích cực cho việc mở rộng chương trình ĐHN trên toàn thế giới bằng cách cung cấp hỗ trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực và cung cấp công nghệ hạt nhân tiên tiến và an toàn nhất.

"An ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu"
15:50 | 30/01/2013
Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) vừa tổ chức Hội thảo "An ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu". Nội dung của Hội thảo nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét.

Dự báo thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2013
09:44 | 28/12/2012
Năm 2012, thị trường dầu mỏ thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến trái chiều của nền kinh tế thế giới, cũng như tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Iran với Mỹ và EU. Giá dầu thô thế giới đã giảm hơn 10% so với thời điểm đầu năm 2012, do cuộc khủng hoảng nợ công tại Liên minh châu Âu (EU), đồng Euro bị giảm giá trị, nền kinh tế Trung Quốc lại đang trên đà suy giảm. NangluongVietnam xin giới thiệu bài nhận định của ông Daniel J. Graeber, chuyên gia phân tích chính trị và năng lượng tại tiểu bang Michigan, Mỹ về thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2013. (Trong phân tích của mình, tác giả đã sử dụng một khối lượng lớn thông tin thu thập được từ những bản báo cáo của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Đến năm 2030: Thị trường năng lượng thế giới sẽ có những thay đổi lớn
15:46 | 10/12/2012
Theo phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Nước Nga vốn lệ thuộc xuất khẩu năng lượng để thúc đẩy kinh tế, nhưng những thay đổi trên thị trường năng lượng thế giới sẽ ngày càng gây khó cho Nga. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 60% vào 2035. Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ năm thế giới, và nhu cầu sẽ tăng gấp đôi trong cùng kỳ. Nếu Nhật Bản tiếp tục hạn chế năng lượng hạt nhân, quốc gia này sẽ phải lệ thuộc nguồn năng lượng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu. Hiện nay, thế giới vẫn đi sau Mỹ về khả năng trích xuất, cơ sở hạ tầng vận chuyển dầu khí... Úc nổi tiếng với nguồn methane trong vỉa than, vừa rẻ vừa dễ trích xuất, có khả năng cạnh tranh hơn nguồn khí đốt đá phiến của Mỹ... Do vậy, bản đồ năng lượng thế giới đến năm 2030 sẽ có những thay đổi lớn

Chính sách năng lượng của Bắc Kinh là thách thức chính trị toàn cầu
08:09 | 28/11/2012
Chuyến hành trình của Trung Quốc trong 25 năm để đi từ vùng ngoại vi tới vùng trung tâm của nền kinh tế thế giới quả thực là một hiện tượng đáng bàn. Nó khiến cho cả Anh và Mỹ phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới đạt được thị phần về sản lượng hàng hoá và thương mại mà Trung Quốc đang có hiện nay. Kèm theo đó là sự thèm khát năng lượng và các nguồn lực của Trung Quốc với tư cách là nước tiêu thụ số 1 thế giới về than, thép, đồng đỏ và đứng thứ 2 về tiêu thụ dầu mỏ và điện, chỉ xếp sau Hoa Kỳ, đã góp phần nâng giá trên các thị trường hàng hoá và dầu lửa toàn cầu…

Công nghệ mới sản xuất xăng sinh học từ chất xơ (Kỳ 1)
16:00 | 13/11/2012
Việc ứng dụng thành công Công nghệ “Proesa” - công nghệ sản xuất xăng sinh học từ chất xơ thế hệ thứ 2 là cực kỳ có ý nghĩa, trong bối cảnh hầu hết các nguồn nhiên liệu được sử dụng để sản xuất xăng sinh học hiện nay là: ngô, sắn, mía, dừa... lại gây lo ngại về mất cân bằng nguồn cung lương thực trên toàn cầu.

Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 2)
17:10 | 10/09/2012
Trung Quốc thường được ví là một “siêu cường”, là “người khổng lồ”, nhưng bi kịch thay, người khổng lồ Trung Quốc lại đang có một nền an ninh năng lượng hết sức yếu ớt... Theo số liệu của OPEC, Trung Quốc đang chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ các nước Trung Đông, vậy đó có phải là lý do để Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? NangluongVietnam xin giới thiệu tới bạn đọc kỳ 2 của bài viết Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (bài viết của ông Lorenzo Nannetti, một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông và an ninh năng lượng, ông hiện đang là chuyên gia phân tích hàng đầu của Công ty Đa quốc gia Dầu khí Ý và Trang mạng toàn cầu chuyên dịch vụ tư vấn Wikistrat.com).

Hướng đi của ngành năng lượng Trung Quốc
09:27 | 03/09/2012
Với tư cách là một cường quốc hàng đầu trên thế giới nhưng vẫn trong giai đoạn phát triển, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nóng đến chóng mặt, với mức GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) tăng bình quân khoảng 10% mỗi năm trong 2 thập kỷ vừa qua. Trung Quốc gần đây đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh thế lớn thứ 2 trên thề giới. Được thế giới biết đến như là một người khổng lồ kinh tế, nên chính sách năng lượng Trung Quốc luôn được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đặc biệt quan tâm. Nangluongvietnam xin giới thiệu bài viết của TS. Saltanat Berdikeeva, chuyên gia năng lượng tại Phòng nghiên cứu chính sách năng lượng, Washington, Mỹ, phân tích về hướng đi của ngành năng lượng Trung Quốc trong tương lai.

Những ai đang chi phối nguồn cung dầu thế giới?
05:00 | 15/08/2012
Trong khi người ta vẫn nghĩ các tập đoàn quốc tế đang chi phối nguồn cung dầu thị trường, thì thực tế, các chính phủ đóng vai trò quan trọng không kém. Các tập đoàn dầu quốc tế (IOC) vẫn được cho là chịu trách nhiệm chính đối với sản lượng dầu của thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, các tập đoàn dầu quốc gia (NOC) mới thực sự đang nắm giữ quyền định đoạt nguồn dự trữ và sản lượng dầu thế giới. Năm 2010, 85% dự trữ dầu do các NOC điều khiển và ít nhất 55% sản lượng dầu thế giới cung cấp bởi các NOC.

Dầu mỏ liệu có thể trở thành "phép màu" trong bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 45?
10:00 | 12/08/2012
Nước Mỹ - cường quốc hàng đầu trên thế giới, luôn muốn chứng tỏ hình ảnh một siêu cường hùng mạnh, vững chãi tuyệt đối và không phải phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Nhưng sự thật là trong lĩnh vực năng lượng, Mỹ lại phụ thuộc vào rất nhiều vào các quốc gia lớn, nhỏ trên khắp thế giới. Để bảo đảm trọn vẹn quyền lực của một siêu cường và trấn an dư luận người dân Mỹ, chính quyền ông Obama gần đây đang nỗ lực thực hiện một cuộc “cách mạng năng lượng Mỹ” nhằm đáp ứng các mục tiêu về an ninh năng lượng tại quốc gia này. Chưa vội bàn luận đến khía cạnh thành công hay thất bại của cuộc cách mạng này, nhưng truyền thông Mỹ và cả thế giới có thể chắc chắn một điều rằng, những vấn đề như “cách mạng năng lượng Mỹ” hay “nước Mỹ độc lập về năng lượng” sẽ là đề tài tranh luận nóng hổi được đem ra mổ xẻ, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay. NangluongVietnam.vn xin giới thiệu bài phân tích về mối liên hệ giữa chính sách năng lượng Mỹ và cuộc bầu của tổng thống Mỹ năm 2012, của ông Jen Alic, chuyên gia năng lượng, đồng thời là người sáng lập của Công ty tư vấn tài chính ISA, Bosnia and Herzegovina.

Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ như thế nào vào năm 2013? (Kỳ 2)
05:00 | 01/08/2012
Trong bản báo cáo của mình, tổ chức OPEC đã phân tích những khía cạnh tiêu cực mà lệnh cấm vận dầu mỏ của EU đang đánh vào Iran. Iran là một thành viên xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất trong tổ chức OPEC. Trước mắt, nguồn cung dầu thô từ Iran bị hạn chế có thể khiến giá dầu tăng nhẹ trong thời gian tới, nhưng đáng lo ngại nhất vẫn là những căng thẳng giữa Iran với Mỹ, EU dường như đang ngày càng có xu thế trầm trọng hơn. Đó là những phân tích của Daneil J. Graeber, chuyên gia phân tích chính trị và năng lượng tại tiểu bang Michigan, Mỹ về thị trường dầu mỏ và nền kinh tế thế giới trong năm 2013 mà NangluongVietnam sẽ giới thiệu dưới đây.

Tranh giành dầu mỏ Trung - Mỹ - Nhật: Ai chiếm lợi?
05:00 | 31/07/2012
Trước năm 1993, Trung Quốc luôn tự túc được nhu cầu dầu mỏ trong nước, nhưng sau đó quốc gia này trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trước sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế, Trung Quốc đang ngày càng “khát dầu”. NangluongVietnam.vn xin giới thiệu bài bình luận về cuộc cạnh tranh dầu mỏ của Trung Quốc với 2 cường quốc có mức tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới và cũng là hai đối thủ cạnh tranh chính với Trung Quốc là Nhật Bản và Mỹ của các tác giả: Ngô Chí Nguyện, Nguyễn Tú Hoa (Viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).