RSS Feed for Ngân sách Thứ năm 25/04/2024 14:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân

PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đến giai đoạn hiện nay đã trở thành một trong các Tập đoàn mạnh của đất nước. Đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Tập đoàn đề cao việc phát triển bền vững, với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của PVN tăng trưởng cao

Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của PVN tăng trưởng cao

Tại họp báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2013, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, 9 tháng qua, Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh và có mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2012.
Giải cơn “khát” điện giữa biển khơi

Giải cơn “khát” điện giữa biển khơi

Có một thực tế mà ai cũng biết các huyện đảo như: Cô Tô (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang) nằm giữa mênh mông biển khơi, nhưng lại chất chứa một cơn khát mang tên… Điện. Còn ít ngày nữa, dòng điện đầu tiên sẽ đến được với người dân trên huyện đảo Cô Tô. Ngoài ý nghĩa về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, những nỗ lực của chủ đầu tư cũng như các đơn vị thi công của dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô đang như cú hích để “con đường ánh sáng” sớm đến được với những người dân tại các huyện đảo xa xôi khác của Tổ quốc.
Gánh nặng lịch sử của chính quyền Putin về chính sách năng lượng

Gánh nặng lịch sử của chính quyền Putin về chính sách năng lượng

Kremlin đã thiết kế hệ thống an ninh năng lượng như một nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với an ninh quốc gia, đặc biệt là kể từ khi có những thay đổi gần đây trong khuynh hướng quốc tế và nội địa khiến người ta nghi vấn về sức mạnh tiếp theo của ngành năng lượng nước này. Lĩnh vực năng lượng đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử của Nga. Điều khiển các chu kỳ biến thiên này được đặt vào trung tâm của chính sách đối nội và đối ngoại của Nga từ thời Sa Hoàng. Gánh nặng lịch sử đó giờ đây đang đè lên vai chế độ của Tổng thống Vladimir Putin...
Vai trò của Petrovietnam trong nền kinh tế đất nước hiện nay

Vai trò của Petrovietnam trong nền kinh tế đất nước hiện nay

Từ thực tiễn quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, có thể khẳng định rằng, Đảng ta đã và đang lãnh đạo dân tộc và đất nước đi theo con đường tất yếu của xã hội loài người; đó là một hình thái phát triển cao, trong đó con người được tự do, hạnh phúc, có đủ các điều kiện để phát triển và hoàn thiện một cách toàn diện.
Cần quyết sách lớn phát triển công nghiệp bô xít Tây Nguyên (Kỳ 1)

Cần quyết sách lớn phát triển công nghiệp bô xít Tây Nguyên (Kỳ 1)

Mặc dù là vùng giàu tài nguyên, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên vẫn thuộc diện nghèo, ngân sách nhà nước vẫn phải hỗ trợ hàng năm. Vấn đề rút ra là, chúng ta có nguồn tài nguyên bô xít dồi dào, có thể khai thác hàng trăm năm, thì gần như chưa được khai thác, do vậy chưa đóng góp gì cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam - Vinacomin (thành viên Hội đồng Phản biện & Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn) cho rằng, chúng ta cần có những quyết sách lớn, sáng suốt, kịp thời... để định hướng chiến lược phát triển công nghiệp bô xít tại Tây Nguyên trong tương lai tới.
Ngành dầu khí Mỹ - Canada: Tương quan và khác biệt?

Ngành dầu khí Mỹ - Canada: Tương quan và khác biệt?

Canada là nước láng giềng, là đồng minh thân cận của Mỹ, hai quốc gia này có mối liên hệ khăng khít, hợp tác chặt chẽ trên rất nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến quốc phòng. Tuy nhiên, nếu phải chọn một lĩnh vực điển hình làm minh chứng cho mối tương quan giữa Mỹ và Canada, không nghi ngờ gì nữa, đáp án số 1 sẽ là “Mỹ và Canada hợp tác trong ngành năng lượng”. Nhưng người Mỹ dường như đang chế diễu mô hình hoạt động của Canada, theo họ các doanh nghiệp Canada vẫn còn mãi “ngủ say” trên “núi vàng đen” của mình. Phải chăng, người Canada vẫn còn “khiêm tốn và tiết kiệm” những nguồn tài nguyên quốc gia nên chưa muốn gồng mình khai thác? Nếu những câu chê bai bóng gió của người Mỹ là sự thật, thì thật đúng như một câu nói đùa về cách thức làm ăn vẫn thường được so sánh giữa người Mỹ và Canada, “người Mỹ thích khoe mình đã tiêu hoang ra sao, còn người Canada luôn tự hào về cách mình đã tiết kiệm thế nào”. Hay như một câu thành ngữ so sánh giữa cách tận dụng cơ hội của người Mỹ và Canada, “khi đấu súng - người Mỹ bắn trước, hỏi sau; người Canada hỏi kỹ đã, rồi mới bắn”.
Mỹ sẽ ưu tiên phát triển năng lượng sạch

Mỹ sẽ ưu tiên phát triển năng lượng sạch

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố đề xuất thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch thông qua việc tăng hỗ trợ của Chính phủ đối với xe điện, điện gió và các loại hình công nghệ xanh khác, bất chấp sự phản đối của các đảng viên Cộng hòa. Để tăng ngân sách triển khai sáng kiến của mình, ông Obama quyết định sẽ loại bỏ việc giảm thuế và trợ cấp cho các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí và than.
Mỹ thông qua ba dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 1,1GW

Mỹ thông qua ba dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 1,1GW

Bộ Nội vụ Hoa Kỳ (DOI) đã thông qua ba trong số những dự án năng lượng tái tạo lớn nhất trong lịch sử nước này. Các dự án này nằm ở khu vực đông nam Hoa Kỳ, với tổng công suất lên tới 1,1GW. Các dự án đó bao gồm: Dự án Năng lượng mặt trời McCoy, công suất 750MW; Dự án Trang trại Năng lượng mặt trời ở sa mạc vùng California, công suất 150MW và Dự án Năng lượng gió ở Nevada, công suất 200MW.
Tổng thống Obama phản đối giảm ngân sách của ngành năng lượng xanh

Tổng thống Obama phản đối giảm ngân sách của ngành năng lượng xanh

Theo TTXVN, ngày 15/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng phản đối việc cắt giảm ngân sách của ngành năng lượng xanh, đồng thời cảnh báo rằng việc cắt giảm ngân sách của ngành này khiến Mỹ bị tụt hậu so với các nước khác trên thế giới.
Lilama đảm bảo cơ cấu hợp lý, tập trung các lĩnh vực chính

Lilama đảm bảo cơ cấu hợp lý, tập trung các lĩnh vực chính

Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 26/QÐ-BXD ngày 9-1-2013 phê duyệt Ðề án "Tái cấu trúc và nâng cao năng lực quản trị của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020". Ðây là doanh nghiệp (DN) nhà nước đầu tiên được Bộ Xây dựng phê duyệt đề án tái cơ cấu sau khi xóa bỏ thí điểm hai mô hình tập đoàn của ngành xây dựng.
Indonesia giảm gánh nặng ngân sách bằng kiểm soát dầu được trợ giá

Indonesia giảm gánh nặng ngân sách bằng kiểm soát dầu được trợ giá

Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa vừa cho biết, chính phủ nước này sẽ đẩy mạnh kiểm soát việc tiêu thụ dầu được trợ giá trong nỗ lực tránh làm tăng gánh nặng cho ngân sách. Theo Bộ trưởng Hatta Rajasa, việc tăng cường kiểm soát nhiên liệu trợ giá sẽ giúp ngăn ngừa sự tái diễn của tình trạng tăng mạnh nhu cầu tiêu dùng dầu được trợ giá như đã xảy ra trong năm 2012, bởi nạn buôn lậu và thực hiện yếu kém chương trình cắt giảm trợ giá.
Ngành Dầu khí Việt Nam trước thách thức an ninh năng lượng quốc gia

Ngành Dầu khí Việt Nam trước thách thức an ninh năng lượng quốc gia

Ngày nay, vị thế và vai trò của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã được khẳng định ở tầm cao mới. Hệ thống công nghiệp dầu khí đã cơ bản hoàn chỉnh, đồng bộ từ khâu: tìm kiếm thăm dò, khai thác - phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, hàng năm đóng góp trung bình 25-30% tổng thu ngân sách nhà nước... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Dầu khí Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn: sản lượng khai thác dầu khí bắt đầu sụt giảm, các mỏ mới chưa thể sớm đưa vào khai thác, sự can thiệp của nước ngoài ở Biển Đông còn nhiều phức tạp, việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài ngày càng khó khăn... Đề cập tới những thành quả đạt được, cơ hội, thách thức đặt ra và mục tiêu nhiệm vụ trong những năm sắp tới, Tổng giám đốc Petrovietnam Đỗ Văn Hậu có bài viết dành riêng cho NangluongVietnam.
Petrovietnam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2012

Petrovietnam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2012

Ngày 19/1/2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013.
Năm 2013, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phấn đấu đạt 6,5 triệu tấn sản phẩm

Năm 2013, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phấn đấu đạt 6,5 triệu tấn sản phẩm

Năm 2013, Nhà máy lọc dầu Dung Quất phấn đấu sản xuất 6,5 triệu tấn sản phẩm, đạt doanh thu 120.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 16.800 tỷ đồng. Đây sẽ là năm Nhà máy đề ra kế hoạch sản xuất cao nhất kể từ khi chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2009.
1 2 3
Phiên bản di động