RSS Feed for hiệu suất Thứ sáu 19/04/2024 11:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Ứng dụng bộ ổn định công suất cho các nguồn phát công suất nhỏ

Ứng dụng bộ ổn định công suất cho các nguồn phát công suất nhỏ

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu năng lượng ở nước ta ngày càng tăng. Các nguồn phát điện phân tán (Distributed Generation - DG) như: nhà máy điện gió, điện - nhiệt kết hợp, điện mặt trời, các thủy điện nhỏ và nhà máy điện chạy khí sinh học... là những nguồn năng lượng sạch, có tiềm năng lớn ở nước ta. Tuy nhiên, để khai thác và sử dụng các nguồn phân tán này sao cho hiệu quả vẫn là mục tiêu nghiên cứu của các cơ quan quản lý. Bài viết dưới đây đề xuất các nguồn phân tán (DG) là các tuabin thủy lực, tuabin hơi được sử dụng rộng rãi trong điều khiển các nhà máy điện phân tán hiện nay, hướng đến phát triển lưới điện thông minh và điều khiển linh hoạt các dạng nguồn năng lượng tái tạo.
Công nghệ của Alstom giúp giảm lượng phát thải khí CO2

Công nghệ của Alstom giúp giảm lượng phát thải khí CO2

Alstom cho biết, dựa trên một nghiên cứu về mức độ phát thải thực tế của các dự án do Alstom triển khai, so sánh với mức phát thải của các dự án tại địa phương - nơi mà nhà máy đó đã được thay thế cho thấy, công nghệ của Alstom đã giúp giảm lượng phát thải khí CO2 ra môi trường. Nghiên cứu này dựa trên 1.445 dự án đã được Alstom triển khai trong vòng 10 năm qua.
Khai thác năng lượng mặt trời từ quá trình quang hợp

Khai thác năng lượng mặt trời từ quá trình quang hợp

Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng sạch và phong phú, tuy nhiên chỉ có một phần rất nhỏ nguồn năng lượng này được chuyển đổi thành năng lượng hữu ích. Để giúp giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia - Mỹ đã phát triển một công nghệ mới là sử dụng cây xanh để tạo ra điện. Theo Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy làm việc tại Đại học Georgia: "Cách tiếp cận này có thể giúp chúng ta tạo ra năng lượng sạch từ ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng quá trình quang hợp của thực vật”.
Nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực thiết kế công trình lò hơi đốt than phun

Nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực thiết kế công trình lò hơi đốt than phun

Bài viết giới thiệu hai công trình nghiên cứu triển khai của Liên hiệp cổ phần “Emalians” (Liên bang Nga) trong lĩnh vực thiết kế lò hơi đốt than phun cho các tổ máy công suất lớn (330 MW và 660 MW). Mô tả ngắn gọn kết cấu, đặc tính kỹ thuật và sinh thái chủ yếu của các lò hơi.
Làm mát máy phát điện bằng khí Hydro

Làm mát máy phát điện bằng khí Hydro

Tất cả các máy phát điện xoay chiều đều là những máy phát điện đồng bộ với những phần tử chủ yếu là stator (phần tĩnh), rotor (phần quay) và thiết bị kích thích, những hệ thống máy điện hoặc thiết bị cung cấp dòng điện một chiều vào cuộn dây rotor để kích thích máy điện đồng bộ.
Phần mềm NX của Siemens hỗ trợ thiết kế, sản xuất và phân tích kỹ thuật

Phần mềm NX của Siemens hỗ trợ thiết kế, sản xuất và phân tích kỹ thuật

Phiên bản mới nhất của phần mềm NX của Siemens giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định thông minh hơn trong các khâu thiết kế, mô phỏng và sản xuất, nhằm tăng năng suất và tính linh hoạt.
Phương án tối ưu hóa thủy điện tích năng sử dụng công nghệ biến tần

Phương án tối ưu hóa thủy điện tích năng sử dụng công nghệ biến tần

Công nghệ thủy điện tích năng đang hồi sinh ngoạn mục những năm gần đây. Nguyên nhân chính của sự hồi sinh này là nhu cầu ngày càng tăng về tích trữ năng lượng quy mô lớn do các nguồn điện có tính rất không ổn định được nối lưới ngày càng nhiều, đi đầu là năng lượng gió. Một ích lợi quan trọng khác của thủy điện tích năng là cung cấp một số dịch vụ phụ trợ, cụ thể như: dự phòng để cân bằng lượng dư thừa cũng như thiếu hụt công suất và phát công suất phản kháng. Các yêu cầu này hoàn toàn có thể đáp ứng nhờ chế độ vận hành hết sức năng động của các nhà máy thủy điện tích năng, với chu kỳ phụ tải thường xuyên thay đổi và yêu cầu điều chỉnh công suất ngay cả ở chế độ bơm tích năng.
Cấu trúc Silicon mới tăng hiệu suất pin mặt trời

Cấu trúc Silicon mới tăng hiệu suất pin mặt trời

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cấu trúc dạng Silicon mới, mang tên Silicon BC8 - có thể tăng hiệu suất hoạt động của pin mặt trời. Nghiên cứu này được trình bày chi tiết tại tờ tạp chí Physical Review Letters, số tháng 1/2013. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California Davis tính toán hiệu suất có thể tăng thêm được tính toán dựa trên mô phỏng điện toán.
Chính phủ quyết định gia hạn dán nhãn năng lượng một số thiết bị tiêu thụ điện

Chính phủ quyết định gia hạn dán nhãn năng lượng một số thiết bị tiêu thụ điện

Ngày 14/1/ 2013, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 51/2011/QĐ-TTg "Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện".
Bộ Công Thương đề xuất gia hạn dán nhãn năng lượng

Bộ Công Thương đề xuất gia hạn dán nhãn năng lượng

Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo mới về việc dán nhãn năng lượng. Theo dự thảo mới, Bộ Công Thương sẽ gia hạn 6 tháng cho việc dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng gồm: đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt lồng đứng sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện. Như vậy các thiết bị gia dụng này phải hoàn thành dán nhãn năng lượng trước ngày 31/6/2013.
Nước tuần hoàn trực lưu nhà máy nhiệt điện: "Đóng thuế môi trường là vô lý"

Nước tuần hoàn trực lưu nhà máy nhiệt điện: "Đóng thuế môi trường là vô lý" 6

Năm 2010, khi mới được đưa vào vận hành, Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả đã nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh về việc “Yêu cầu kê khai nộp phí bảo vệ tài nguyên môi trường đối với nước biển làm mát bình ngưng”, hay còn gọi là nước tuần hoàn - mức đóng là 1 tỷ đồng/tháng, chiếm 1/3 quỹ lương của nhà máy này. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam (NangluongVietnam.vn) nhận thấy cần thiết phải làm rõ vấn đề này, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà máy điện (dùng nước biển, hoặc nước sông để làm mát bình ngưng trong chu trình công nghệ phát điện kiểu truyền thống) của các tập đoàn: Than - Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam... Các nhà khoa học, chuyên gia năng lượng trong Hội đồng Biên tập NangluongVietnam khẳng định: "Nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy cần phải tổ chức hội thảo khoa học để làm rõ thêm vấn đề nói trên, chúng tôi sẵn sàng tham gia để phân tích, làm rõ bản chất của giải pháp công nghệ này". Trước mắt, Tòa soạn đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến đóng góp, phản biện khách quan, đa chiều và sau đó Hiệp hội Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan xem xét, quyết định.
Nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng ngành Giấy

Nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng ngành Giấy

Theo đánh giá của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, chi phí năng lượng trong sản xuất giấy và bột giấy chiếm 20-30% chi phí sản xuất, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thống nhất kế hoạch Chương trình tiết kiệm năng lượng năm 2013

Thống nhất kế hoạch Chương trình tiết kiệm năng lượng năm 2013

Ngày 8 tháng 11 năm 2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương về kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2012 và kế hoạch triển khai năm 2013, ý kiến của các đại biểu dự họp; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:
Nâng hiệu suất điện gió bằng ứng dụng công nghệ cao

Nâng hiệu suất điện gió bằng ứng dụng công nghệ cao

Năng lượng gió, dù có vẻ đều đặn, lại thường thay đổi ở các cấp độ khác nhau, ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của các tua-bin. Những tua-bin gió sẽ tương tác với sự thay đổi này, dẫn tới giảm hiệu suất hoạt động, tăng các chi phí bảo trì và chi phí của năng lượng gió nói chung… các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (NREL) đang nghiên cứu một số vấn đề để tìm ra giải pháp cho ngành năng lượng gió.
Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC) xung quanh vấn đề này.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động