RSS Feed for Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 09:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Vai trò của nhiệt điện than trong hệ thống năng lượng quốc gia

Vai trò của nhiệt điện than trong hệ thống năng lượng quốc gia

Trong bối cảnh áp lực tăng trưởng điện tới năm 2030 vẫn còn rất lớn, các nguồn thủy điện và năng lượng tái tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, thì vai trò của nhiệt điện than là nguồn “cứu cánh” để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để phát triển nhiệt điện than, cần ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, hiện đại, có các thông số lò hơi (siêu tới hạn) và (siêu siêu tới hạn) để nâng cao hiệu suất của lò hơi, giảm tiêu thụ nhiên liệu, cũng như giảm phát thải ra môi trường.
Kiến nghị giải pháp phát triển bền vững ngành Năng lượng Việt Nam

Kiến nghị giải pháp phát triển bền vững ngành Năng lượng Việt Nam

Ngày 27/12/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã về dự “Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 ngành Công Thương”. Tại hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - Trần Viết Ngãi đã có bài tham luận nêu lên một số thành tựu và khó khăn, vướng mắc của ngành Điện Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với Thủ tướng để hỗ trợ ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng tiếp tục phát triển bền vững, tạo động lực cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tương lai tới. Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin đăng nguyên văn nội dung bài tham luận nêu trên để bạn đọc cùng tham khảo.
Dự án điện gió ThangLong Wind cần có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ

Dự án điện gió ThangLong Wind cần có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ 1

Để cụ thể hóa các vấn đề được nêu ra tại Hội thảo quốc tế “ThangLong Wind - sự cần thiết cho kinh tế Việt Nam” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh, Tập đoàn Enterprize Energy tổ chức ngày 6/12/2019, tại Hà Nội. Sau khi cùng các chuyên gia, nhà khoa học họp bàn, xem xét, phân tích, cân nhắc các ý kiến, VEA đã hoàn thành văn bản số 73/HHNL-BC, ngày 12/12/2019, gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bình Thuận.
Tạo đột phá từ điện gió ngoài khơi Kê Gà

Tạo đột phá từ điện gió ngoài khơi Kê Gà

Ngày 07/12/2018, tại Hà Nội, nhà đầu tư Enterprize Energy Pte. Ltd (EE) phối hợp với Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức hội thảo “Điện gió ngoài khơi Kê Gà - Đột phá mới cho kinh tế Việt Nam”.
Nhìn nhận của VEA về dự án điện gió Kê Gà - Bình Thuận

Nhìn nhận của VEA về dự án điện gió Kê Gà - Bình Thuận

Theo nhận xét của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA): Điện gió Kê Gà là một dự án có khả năng hiện thực cao, có công suất lớn đầu tiên được triển khai xây dựng ở Việt Nam (dự kiến tổng công suất của dự án khoảng 3.400 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 11,9 tỷ USD). Nhưng để nguồn điện gió nối được vào hệ thống điện quốc gia thì dự án này cần thỏa mãn một số yêu cầu về mặt kỹ thuật...
Đột phá mới trong giải quyết vấn đề tro xỉ nhiệt điện than

Đột phá mới trong giải quyết vấn đề tro xỉ nhiệt điện than

Trong nhiều năm qua, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp, địa phương có các nhà máy nhiệt điện than hết sức quan tâm tới việc giải phóng tro xỉ (xỉ than) và tro bay (khói bụi) tỏa ra môi trường. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có khoảng 40 nhà máy nhiệt điện than trong cả nước. Hàng năm, đã thải ra trên chục triệu tấn tro xỉ và hàng triệu tấn tro bay; dự báo tới năm 2020 và tới năm 2030, khi các nhà máy nhiệt điện than được phát triển nhiều lên thì lượng tro xỉ, tro bay sẽ tăng lên tới 20 triệu, rồi 30 triệu tấn/năm, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.
Nhìn nhận mới về phát triển năng lượng Việt Nam

Nhìn nhận mới về phát triển năng lượng Việt Nam

Vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành Năng lượng Việt Nam là: Thứ nhất, kế hoạch đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội các năm tiếp theo từ năm 2019 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Thứ hai, ngành Năng lượng Việt Nam nói chung và ngành Điện Việt Nam nói riêng cần có chiến lược và tầm nhìn dài hạn về phát triển điện lực tới năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Phát triển năng lượng tái tạo: Việt Nam cần giải pháp đột phá

Phát triển năng lượng tái tạo: Việt Nam cần giải pháp đột phá 2

Trên thế giới, cũng như Việt Nam, các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, chỉ có năng lượng tái tạo là dạng năng lượng có tiềm năng to lớn. Trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến các nguồn năng lượng của Việt Nam hiện tại và trong tương lai tới.
VEA và KNREA ký kết hợp tác về năng lượng tái tạo

VEA và KNREA ký kết hợp tác về năng lượng tái tạo

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, ngày 22/3/2018 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Paik Un Gyu, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Trần Viết Ngãi và Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Mới và Tái tạo Hàn Quốc (KNREA) Kwon-Pyo Hong đã ký kết hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tô thắm sắc xuân Năng lượng Việt Nam

Tô thắm sắc xuân Năng lượng Việt Nam

Năm 2017 - qua hơn một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) lần thứ III (Nhiệm kỳ 2016 - 2021), mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng quyết tâm của Ban Chấp hành, nhất là bộ phận Thường trực, VEA đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Năng lượng Việt Nam.
Đề nghị xử lý kiến nghị của VEA về đầu tư nhà máy đốt rác phát điện

Đề nghị xử lý kiến nghị của VEA về đầu tư nhà máy đốt rác phát điện

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý kiến nghị của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) về việc giao thực hiện dự án Nhà máy đốt rác thải để phát điện tại các khu xử lý rác ở TP. Hồ Chí Minh. (Cụ thể là Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Vàng có địa chỉ trụ sở tại 90 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chính Minh - là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác thải trong lĩnh vực sinh hoạt, phụ phẩm công, nông, lâm nghiệp để xử lý tái chế và phát điện).
Đề nghị nghiên cứu công nghệ Nhật Bản trong kiểm soát lũ thủy điện

Đề nghị nghiên cứu công nghệ Nhật Bản trong kiểm soát lũ thủy điện

Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngày 11/12/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số: 13171/VPCP-CN gửi các bộ: Công Thương, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xử lý báo cáo, đề nghị của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) về công nghệ của Nhật Bản trong vận hành hồ chứa, kiểm soát lũ tại các nhà máy thủy điện. Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Cơ chế nào cho năng lượng tái tạo Việt Nam?

Cơ chế nào cho năng lượng tái tạo Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, số giờ nắng bình quân trong năm từ 2.500 - 3.000 giờ với nhiệt độ bình quân năm trên 21 độ C. Ngoài ra, Việt Nam có tiềm năng lớn về các dạng năng lượng tái tạo khác như: gió, sinh khối, địa nhiệt... Đây là những nguồn năng lượng sạch, quý giá, cần được khai thác một cách hợp lý.
Kiến nghị đầu tư nhà máy đốt rác phát điện tại TPHCM

Kiến nghị đầu tư nhà máy đốt rác phát điện tại TPHCM

Với mục tiêu xử lý hầu hết chất rác thải tại TP Hồ Chính Minh cho mục đích môi trường, năng lượng, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo UBND TP Hồ Chính Minh khẩn trương xem xét, cho phép Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Vàng được thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện tại bãi rác Phước Hiệp theo đúng các quy định hiện hành.
Đề xuất áp dụng công nghệ Nhật Bản trong vận hành thủy điện Việt Nam

Đề xuất áp dụng công nghệ Nhật Bản trong vận hành thủy điện Việt Nam

Trên cơ sở kết quả hội thảo quốc tế về "Công nghệ của Nhật Bản trong vận hành hồ chứa và kiểm soát lũ tại các nhà máy thủy điện", được tổ chức hồi cuối tháng 10/2017 tại Hà Nội. Đồng thời, để triển khai nhanh việc chuyển giao công nghệ, giúp cải thiện tình hình cấp bách trong vận hành các nhà máy thủy điện, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, kiểm soát lũ, nâng cao an toàn cho công trình và vùng hạ du, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thực hiện "thí điểm" để xem xét, cho phép "áp dụng đại trà" công nghệ Nhật Bản trong các dự án thủy điện, thủy lợi của Việt Nam.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động