RSS Feed for Giá than Thứ sáu 19/04/2024 14:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Phê duyệt khung giá than, giá phát điện từ điện than và thủy điện năm 2023

Phê duyệt khung giá than, giá phát điện từ điện than và thủy điện năm 2023

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt khung giá than, khung giá phát điện năm 2023. Theo đó, giá than là 1.808.000 đồng/tấn, khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than là 0 - 1.559,70 đồng/kWh và khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện là 0 - 1.110 đồng/kWh. (Khung giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và các loại thuế, chi phí khác liên quan).
Cập nhật giá than thế giới, Việt Nam và các dự báo ngắn hạn

Cập nhật giá than thế giới, Việt Nam và các dự báo ngắn hạn

Theo giới phân tích năng lượng: Với nguồn cung tăng đã giúp thị trường than giảm nhiệt sau năm 2022 đầy biến động, hiện giá than nhiệt toàn cầu đang ổn định ở mức gần 200 USD/tấn, thấp hơn một nửa so với mức cao kỷ lục của năm ngoái. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về giá than, tình hình cung ứng than trên thế giới và Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Giá năng lượng thế giới năm 2022: Ở đâu tăng cao nhất?

Giá năng lượng thế giới năm 2022: Ở đâu tăng cao nhất?

Ngay sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng, thêm nhiều “bất khả kháng” xuất hiện, như xung đột quân sự, đứt gãy chuỗi cung ứng, hay suy thoái kinh tế… khiến giá năng lượng tăng cao. Kết thúc năm 2022, trang tin kinh tế trực tuyến Canada Visualcapitalist (VCC) cập nhật những biến động ít thấy này, đặc biệt là giá xăng, dầu, điện và khí đốt.
Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 1]: Dự báo giá than

Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 1]: Dự báo giá than

Trước khi kết thúc năm 2022, nhiều tổ chức tư vấn, ngân hàng, doanh nghiệp, báo chí đã đưa ra dự báo về giá nhiên liệu cho năm 2023. Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số dự báo mang tính điểm nhấn liên quan đến ba loại nhiên liệu chính là than, dầu và khí hóa lỏng (LNG).
Giá điện của một số nước trên thế giới đã điều chỉnh tăng thế nào?

Giá điện của một số nước trên thế giới đã điều chỉnh tăng thế nào?

Giá thành sản xuất điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá than và khí tăng suốt từ đầu năm 2021 đến nay lại gặp cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina nên càng ít có cơ hội giảm. Tuy nhiên, mỗi nước có cách xử lý khác nhau với giá điện bán lẻ. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Chính sách giá than của Indonesia và bài học tham khảo cho Việt Nam

Chính sách giá than của Indonesia và bài học tham khảo cho Việt Nam

Trong thị trường than đá thế giới, Indonesia là một trong những quốc gia rất nổi bật. Theo thống kê của BP năm 2019, Indonesia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu than (với 220,3 MTOE chỉ sau sản lượng xuất khẩu than của Úc), đứng thứ 5 thế giới về trữ lượng (với 37 tỉ tấn, chiếm 3,5% tổng trữ lượng than toàn cầu). Ngoài việc sở hữu nguồn tài nguyên than dồi dào, chất lượng phù hợp với nhu cầu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, vị trí địa lý mang tính chiến lược, Indonesia còn có chính sách quản lý tài nguyên than rất cụ thể, đồng bộ, hợp lý và chặt chẽ. Bài báo này đề cập đến chính sách giá than của Indonesia, từ đó rút ra những bài học tham khảo cho Việt Nam trong vấn đề xác định, quản lý và điều hành giá than.
Coalimex nhập trên 1,2 triệu tấn than trong 6 tháng đầu năm

Coalimex nhập trên 1,2 triệu tấn than trong 6 tháng đầu năm

Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: 6 tháng đầu năm, Công ty CP Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex) đã thực hiện nhập khẩu 1.228.220 tấn than, với tổng trị giá 84.091.574 USD.
Đã thống nhất được giá than cho sản xuất điện

Đã thống nhất được giá than cho sản xuất điện

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về giá bán than. Theo đó, TKV, Tổng công ty Đông Bắc là bên bán và EVN là bên mua đã thống nhất được mức giá than cho sản xuất điện (thời gian thực hiện từ 1/9/2017).
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết)

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết)

Giá than bán trong nước (cụ thể than cho điện) không phải do Bộ Tài chính quyết định mà do các doanh nghiệp cung cấp như TKV và Tông ty Đông Bắc quyết định. Tuy nhiên, việc cung cấp than cho điện cũng còn mang tính chất độc quyền, nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác than và hộ tiêu thụ lớn như điện thì việc "hiệp thương" là cần thiết để tìm ra giá bán hợp lý, trên cơ sở giá thành khai thác.
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 2)

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 2)

Trong khi giá thành khai thác trong nước tăng cao và giá bán trong nước đã được thị trường hóa, thì những năm gần đây giá than thế giới có nhiều biến động theo diễn biến suy thoái của nền kinh tế. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới: giá than tăng ở giai đoạn 2005÷2008, giảm vào năm 2009, tăng dần trở lại vào năm 2010÷2011 sau đó suy giảm dần. Từ năm 2011 đến nay giá than liên tục giảm. Ví dụ như giá than FOB ở Australia giảm từ 121 US$/tấn xuống còn 70,1 US$/tấn (tốc độ giảm 24%/năm).
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 1)

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 1)

Thời gian qua, mặc dù Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc đã áp dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành, tăng năng suất lao động... Tuy nhiên, giá thành than sản xuất những năm qua vẫn tăng, làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước. Tổng hợp giá thành sản xuất than năm 2016 so với năm 2011 tăng khoảng 8.600 tỷ đồng. Nguyên do: 21% do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, khó khăn hơn; 22% do suất đầu tư tăng làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay; 20% do chính sách về tiền lương và chế độ người lao động tăng; 32% do các loại thuế, phí tăng.
Trình Thủ tướng giải pháp giải quyết thách thức ngành than

Trình Thủ tướng giải pháp giải quyết thách thức ngành than

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo đánh giá chi tiết từng ngành công nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, nhiều vấn đề của ngành than (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV và Tổng công ty Đông Bắc) đã được cơ quan này đề cập, phân tích và đưa ra giải pháp. Đặc biệt, cơ quan này lưu ý tới những thách thức về điều kiện khai thác tại các mỏ hiện nay, cũng như vấn đề thuế, phí, giá thành than, sức cạnh tranh của than trong nước so với than nhập khẩu và những áp lực lớn về vốn đầu tư, vv...
TKV kiến nghị giảm giá bán than cho nhà máy điện ngoài EVN

TKV kiến nghị giảm giá bán than cho nhà máy điện ngoài EVN

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép TKV được bán than cho các nhà máy nhiệt điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bằng với mức giá bán cho các nhà máy thuộc EVN.
Chi phí sản xuất điện tăng do biến động nhiên liệu đầu vào

Chi phí sản xuất điện tăng do biến động nhiên liệu đầu vào

Ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Với việc tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện và cập nhật các thông số đầu vào như giá than nhập khẩu, giá dầu, giá khí, tỷ giá so với các thông số đã tính toán theo kế hoạch 9 tháng đầu năm 2016, trong năm 2017, tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN sẽ tăng thêm khoảng 7.230 tỷ đồng.
Chính phủ yêu cầu trình kịch bản giá điện năm 2017

Chính phủ yêu cầu trình kịch bản giá điện năm 2017

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp hôm 27/2 về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí, giá thành điện năm 2016, phương án giá điện năm 2017 và xử lý chênh lệch tỉ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 2 3
Phiên bản di động