RSS Feed for điện Việt Thứ tư 24/04/2024 03:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Thực tế cho thấy, suốt thời gian dài vừa qua, việc đầu tư cho nguồn và lưới điện tại Việt Nam chưa hợp lý. Có nhiều nguyên nhân phải kể đến như: quy hoạch, kế hoạch, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, công nghệ, điều hành hệ thống… nhưng một điều rõ ràng rằng, một khi cơ cấu đầu tư nguồn - lưới chưa hợp lý thì kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề truyền tải và phân phối điện. Bài viết dưới đây của PGS, TS. Bùi Huy Phùng đã thẳng thắn đề cập đến những bất hợp lý của thực trạng đầu tư phát triển nguồn và lưới điện Việt Nam hiện nay. Từ những số liệu sát thực, phân tích, đánh giá, đến những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng, nhằm xem xét lại cách tính toán chi tiết về nhu cầu nguồn - lưới điện để việc phân bổ vốn đầu tư cho lĩnh vực này trở nên hợp lý hơn.
Nhật ký Năng lượng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Nhật ký Năng lượng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Cuối năm 2010, thương hiệu EVN như bị nung đỏ bởi sức nóng tại hội trường Quốc hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đã yêu cầu xem xét năng lực cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. ĐB Bùi Văn Tĩnh (tỉnh Hòa Bình) nhấn mạnh: “Việc thiếu điện vẫn tiếp tục diễn ra gây ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển kinh tế, xã hội”; ĐB Huỳnh Ngọc Đáng nêu ý kiến: “Thiếu điện đang là nỗi bức xúc trong dư luận. Điện còn là chỉ số hài lòng của người dân đối với Chính phủ. Vì chúng ta không thể nói đến chuyện phát triển kinh tế, xã hội nếu không có nguồn điện ổn định”.
Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 1)

Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 1)

Trong mối quan hệ giữa sản xuất điện với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, những gì diễn ra trong xu thế phát triển toàn cầu đã minh chứng rằng cách làm chủ quan, nóng vội và thiếu cân nhắc trong đánh giá tác động môi trường đều phải trả giá quá đắt cho những thảm họa khôn lường của những năm sau. Đi tìm sự hài hòa giữa phát triển điện năng với tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. Nó không chỉ đặt ra ở tầm quốc gia, khu vực mà mang ý nghĩa hợp tác toàn cầu.
Tình hình và phương hướng tái chế, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam

Tình hình và phương hướng tái chế, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam

Việc dùng than để sản xuất năng lượng đang là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Đồng thời, còn tạo ra khối lượng lớn tro xỉ và là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Việc tái chế và sử dụng tro xỉ khi đốt than thời gian qua ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Để phát triển bền vững ngành công nghiệp năng lượng ở Việt Nam trong thời gian tới cần có các biện pháp tiếp tục đổi mới và áp dụng các tiến bộ KHCN cũng như đầu tư xây dựng các cơ sở tái chế và sử dụng phế thải tro xỉ của các ngành công nghiệp.
Kinh doanh của EVN đã có lãi, nhưng phía trước còn nhiều thách thức lớn

Kinh doanh của EVN đã có lãi, nhưng phía trước còn nhiều thách thức lớn

Mặc dù năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoạt động kinh doanh đã có lãi gần 6.000 tỷ đồng, nhưng số lãi đó chỉ bù được một phần lỗ trên 40.000 tỷ đồng của những năm qua. Do đó, việc tăng giá điện vừa qua và trong thời gian tới cũng chưa thể bù đắp được phần lỗ nêu trên.
5 điểm sáng về công trình Thuỷ điện Sơn La

5 điểm sáng về công trình Thuỷ điện Sơn La

Thuỷ điện Sơn La đã chính thức khánh thành ngày 23/12/2012. Báo chí ca tụng rất nhiều về “Bản hùng ca chinh phục sông Đà” hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế và động lực phát triển cho người dân các tỉnh Tây Bắc nói chung và ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu nói riêng. “Một viên thuốc giảm đau” cho thuỷ điện Việt Nam sau những “cơn đau dài” cứ dồn dập, đeo bám và ám ảnh Việt Nam suốt từ sáu tháng cuối năm 2012!
Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Đặc thù ngành điện khác với các ngành sản xuất hàng hóa khác ở chỗ: quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, không thể có ách tắc trong khâu lưu thông, phân phối. Vì vậy, người sản xuất và người tiêu thụ điện đều có trách nhiệm bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện, nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thiết bị của chính mình và của cả ngành điện. Kết quả đạt được là người tiêu thụ điện sẽ có chi phí dùng điện thấp tương ứng và người sản xuất điện sẽ có chi phí đầu tư và sản xuất điện hợp lý. Những vấn đề trên sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả trong cuộc sống nếu thiết lập được cơ chế điều hành và tổ chức hợp lý không những đối với người tiêu thụ điện mà còn cho người sản xuất truyền tải và phân phối điện. Điều này cũng chính là mục tiêu cơ bản cần tuân thủ trong cải cách thị trường điện ở Việt Nam hiện nay.
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.
Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC) xung quanh vấn đề này.
Thị trường điện: Định hình hiện trạng ngành điện Việt Nam (Kỳ 1)

Thị trường điện: Định hình hiện trạng ngành điện Việt Nam (Kỳ 1) 1

Ở nhiều nước trên thế giới, công nghiệp điện đang chuyển dần về hướng cạnh tranh và thị trường điện đang thay thế phương pháp vận hành truyền thống. Mục tiêu chính của thị trường điện là giảm giá điện thông qua sự cạnh tranh. Những công ty phát điện phụ thuộc những đề xuất sản xuất của những công ty giá cả và khách hàng của họ và vì thế thị trường điện được hình thành dưới môi trường thị trường cạnh tranh. Với thị trường điện ở Việt Nam, tuy đang gặp những khó khăn, thách thức, nhưng thị trường hoá là một xu hướng tất yếu để định hình lại hiện trạng ngành điện của Việt Nam hiện nay.
Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 2)

Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 2)

Kỳ trước, NangluongVietnam đã chuyển đến bạn đọc nội dung phần đầu Văn bản kiến của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), đánh giá việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực của Việt Nam đến năm 2020, nhận định chung về ngành năng lượng Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tóm tắt mục tiêu, nhu cầu vốn đầu tư của QHĐVII… Trong (Phần 2) NangluongVietnam xin trân trọng giới thiệu nội dung phản biện, kiến nghị của VEA về quy hoạch tổng thể hệ thống năng lượng quốc gia, tái cơ cấu ngành Điện gắn với việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh và giá điện...
Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp các bon thấp ở Việt Nam (Kỳ 2)

Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp các bon thấp ở Việt Nam (Kỳ 2)

Với hơn 3.200 km bờ biển và thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió khá tốt. Tuy nhiên, cho đến nay nguồn dữ liệu cơ bản về năng lượng gió ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm, thu thập đầy đủ và chính xác.
Phản biện, kiến nghị giải pháp phát triển bền vững năng lượng tái tạo Việt Nam (Kỳ 1)

Phản biện, kiến nghị giải pháp phát triển bền vững năng lượng tái tạo Việt Nam (Kỳ 1) 1

Thách thức thiếu điện của Việt Nam là rất lớn và trước mắt sẽ dồn vào giai đoạn từ nay đến năm 2020. Câu hỏi đặt ra là: sẽ lấy gì để bù đắp vào nguồn năng lượng thiếu hụt mà trước hết là điện năng cho giai đoạn này? Câu trả lời khẳng định là: Không có cách nào khác, Việt Nam phải tích cực phát triển năng lượng tái tạo! Phản biện, kiến nghị về vấn đề này, NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia cao cấp năng lượng Tô Quốc Trụ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng (VECC).
Phát triển nhiệt điện chạy than Việt Nam và những thách thức

Phát triển nhiệt điện chạy than Việt Nam và những thách thức

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) phản biện, kiến nghị xung quanh vấn đề này.
Đóng góp ý kiến về phát triển hạ tầng năng lượng

Đóng góp ý kiến về phát triển hạ tầng năng lượng

Nội dung văn bản:
1 2
Phiên bản di động