RSS Feed for cạnh tranh Thứ sáu 19/04/2024 22:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)

Trong các năm tới, để Thị trường phát điện cạnh tranh hoạt động hiệu quả hơn, cần có các biện pháp linh hoạt để xử lý các vấn đề còn tồn tại về mặt kỹ thuật cung như về cơ cấu tổ chức ngành. Trong đó, vấn đề về việc lập quy hoạch phát triển dài hạn tổng thể ngành năng lượng cần được đặc biệt quan tâm, để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa ngành điện và các nguồn năng lượng sơ cấp (than, khí).
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 2)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 2)

Trong thời gian tới, dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo triển khai các chính sách năng lượng cụ thể gồm: phát triển mô hình ngành công nghiệp khí và cơ chế giá bán khí theo thị trường; xây dựng lộ trình cổ phần hóa các công ty sản xuất than, tiến tới hình thành thị trường than; phát triển nguồn và lưới điện đảm bảo thị trường điện cạnh tranh theo đúng lộ trình. Cùng đó, năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân cũng được ưu tiên phát triển.
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 1)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 1)

Chừng nào luật chơi và cách chơi vẫn còn bị chi phối bởi cơ chế “xin cho, ban phát”, nghĩa là dựa theo mối quan hệ chiều dọc từ trên xuống và dưới lên như người ta hay gọi là “chạy” (chạy quy hoạch, chạy dự án, chạy vốn đầu tư…) thì thị trường chưa thể vận hành lành mạnh được. Thị trường năng lượng Việt Nam cũng vậy. Để phát triển thị trường năng lượng Việt Nam phải thiết kế lại luật chơi, cách chơi và người chơi.
Ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học…

Ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học…

Ý kiến phát biểu của các chuyên gia, các nhà khoa học...
Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển… trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc, nguồn năng lượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động xuất, nhập khẩu năng lượng đã góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; An ninh năng lượng quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển thị trường năng lượng còn thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển năng lượng chậm được đổi mới, còn độc quyền trong kinh doanh năng lượng; cơ chế định giá điện mang nặng tính bao cấp; hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh sự phát triển ngành còn thiếu, chưa đồng bộ...
Một số vấn đề về thị trường và đáp ứng nhu cầu than trong nước

Một số vấn đề về thị trường và đáp ứng nhu cầu than trong nước

Cùng với nền kinh tế quốc dân, ngành than nước ta từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, trên cơ sở đó thị trường than từng bước được hình thành và phát triển.
Một số quan điểm về phát triển thị trường năng lượng ở Việt Nam

Một số quan điểm về phát triển thị trường năng lượng ở Việt Nam

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007. Điều1 của chiến lược gồm 5 nội dung:
Cục Ðiều tiết Điện lực: Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

Cục Ðiều tiết Điện lực: Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

Là một trong số các cấu phần quan trọng của lĩnh vực năng lượng nói chung, ngành điện Việt Nam trong những năm vừa qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, đảm bảo phát triển theo định hướng chính sách chung, hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành năng lượng nước nhà. Bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện, cung cấp đủ điện cho các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội với chất lượng tốt, an toàn, tin cậy, ngành điện Việt Nam cũng hướng đến việc thúc đẩy phát triển thị trường điện lực cạnh tranh.
EVN: Thị trường phát điện cạnh tranh, những kết quả bước đầu

EVN: Thị trường phát điện cạnh tranh, những kết quả bước đầu

Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) chính thức vận hành từ 1/7/2012 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 202/TB-VPCP ngày 4/6/2012 và văn bản số 5742/BCT-ĐTĐL ngày 29/6/2012 của Bộ Công Thương. Tham gia VCGM ban đầu bao gồm 32 nhà máy điện (NMĐ) có tổng công suất là 8.965MW chiếm khoảng 37% công suất đặt của hệ thống. Các NMĐ còn lại gián tiếp tham gia VCGM và do Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện) trực tiếp vận hành.
Phát triển năng lượng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Phát triển năng lượng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo những hành lang pháp lý cho sự phát triển và hình thành thị trường năng lượng Việt Nam, đa dạng hóa sở hữu và phương thức kinh doanh, hướng tới phục vụ tốt nhất lợi ích người tiêu dùng.
Đang trực tuyến Hội thảo "Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam"

Đang trực tuyến Hội thảo "Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam"

Hội thảo khoa học quốc tế về "Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam" đang được truyền trực tuyến trên NangluongVietnam.vn. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam kính mời các cơ quan, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và bạn đọc trong nước, cũng như ở nước ngoài quan tâm về vấn đề này gửi ý kiến đóng góp, câu hỏi cho các đại biểu khách mời tại hòm thư: hoithao@nangluongvietnam.vn
Dịch vụ dầu khí Việt Nam hướng tới thị trường quốc tế

Dịch vụ dầu khí Việt Nam hướng tới thị trường quốc tế

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức hội nghị công tác dịch vụ và quản lý đấu thầu năm 2014. Tại hội nghị, Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu đã đề nghị các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của PVN phải nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh và phải đẩy mạnh đưa dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.
Than Cửa Ông và giải pháp hoàn thành kế hoạch năm 2014

Than Cửa Ông và giải pháp hoàn thành kế hoạch năm 2014

Duy trì sản xuất ổn định, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị phù hợp; thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tiến độ và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước… là những mục tiêu mà Công ty Tuyển than Cửa Ông - Vinacomin sẽ quyết tâm thực hiện trong năm 2014 này.
Nâng cao tính minh bạch của thị trường điện cạnh tranh

Nâng cao tính minh bạch của thị trường điện cạnh tranh

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 67/TB-VPCP, ngày 14/02/2014, thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện thị trường điện Việt Nam.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động