RSS Feed for Phản biện Thứ sáu 19/04/2024 13:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hiện trạng điện gió ngoài khơi và định hướng phát triển tại Việt Nam

Hiện trạng điện gió ngoài khơi và định hướng phát triển tại Việt Nam
Điện gió ngoài khơi - nguồn điện xanh thế hệ mới có lịch sử phát triển khoảng 30 năm gần đây tại các nước Đan Mạch, Anh, Đức, Trung Quốc, Mỹ. Sau Hội nghị Thượng đỉnh Cop 26 năm 2021 (tại Anh) trên thế giới đã hình thành liên minh các quốc gia điện gió ngoài khơi (GOWA). Xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi trên thế giới đang gia tăng mạnh, hiện tại là 57 GW và có thể đạt 500 GW lắp đặt vào năm 2040, 1.000 GW vào năm 2050. Việt Nam có tiềm năng kinh tế kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án. Để phát triển bền vững ngành điện gió ngoài khơi, cần sớm có nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý thúc đẩy điện gió ngoài khơi (luật, chiến lược quốc gia về điện gió ngoài khơi và các văn bản chính sách liên quan...).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 2]: Góc nhìn chuyên gia về công tác quản lý

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 2]: Góc nhìn chuyên gia về công tác quản lý

Theo nhìn nhận của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Trong bối cảnh ngành điện, ngành than đang gặp nhiều khó khăn, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt được những thành tựu kỷ lục trong năm 2022, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao, là nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo, cũng như gần 60 nghìn cán bộ, công nhân viên Tập đoàn trên khắp các vùng, miền của đất nước. Trong đó, nổi bật vai trò của Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng và Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 1]: Tổng quan năm 2022 và kế hoạch năm 2023

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 1]: Tổng quan năm 2022 và kế hoạch năm 2023

Năm 2022, kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn. Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), công tác quản trị biến động đã được triển khai trong 3 năm (từ 2020) là yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động của Tập đoàn trong thời gian qua. Với phương châm hành động “Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững”, PVN triển khai kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh thành công. Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp, đánh giá những thành tựu đã đạt được của ngành Dầu khí Việt Nam, nhận định khó khăn, thách thức và triển vọng trong tương lai tới. Trân trọng gửi tới bạn đọc.
Lợi thế của Việt Nam khi mở rộng nhà máy thủy điện và phát triển thủy điện tích năng

Lợi thế của Việt Nam khi mở rộng nhà máy thủy điện và phát triển thủy điện tích năng

Sau phát triển dự án Thủy điện Tích năng Bác Ái và mở rộng các dự án thủy điện: Thác Mơ, Đa Nhim, Ialy, Hòa Bình, Trị An… Việt Nam có nên tiếp tục phát triển loại hình nguồn điện này? Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2022: Các sự kiện, thành tựu và nhận diện thách thức

Năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2022: Các sự kiện, thành tựu và nhận diện thách thức

Trong năm 2022, mặc dù gặp rất nhiều thách thức, nhưng ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã đạt được những cột mốc mới. Cạnh đó, rất nhiều hoạt động sự kiện, nghiên cứu, trao đổi thông tin kiến thức về chuyên ngành này cũng đã được tiến hành trong bối cảnh cần phải tiếp tục tìm kiếm các giải pháp và chính sách để thúc đẩy phát triển mạnh hơn nữa. Từ thực tiến cho thấy, triển vọng và mục tiêu phát triển là rất lớn, nhưng chúng ta cần phải có giải pháp đột phá để đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn cung cấp quan trọng trong tương lai... Tổng hợp, phân tích, nhận diện khó khăn, thách thức của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về chuyên ngành này.
Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 1 trả lời phỏng vấn ‘Năng lượng Việt Nam’

Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 1 trả lời phỏng vấn ‘Năng lượng Việt Nam’

Tổng công ty Phát điện 1 đã trải qua năm 2022 với nhiều khó khăn, nhưng đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, tạo tiền đề vững chắc để bước vào thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023, cũng như những năm tiếp theo. Nhân dịp xuân Quý Mão sắp đến, ông Nguyễn Hữu Thịnh - Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xung quanh nội dung này.
Giải pháp để Quảng Trị sớm trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung

Giải pháp để Quảng Trị sớm trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung

Nhắc đến Quảng Trị là nhớ đến vùng “đất lửa” trong chiến tranh, vùng đất linh thiêng và nghĩa tình. Trong công cuộc đổi mới, vùng đất một thời gian khó, đầy nắng và gió này giờ đang trở thành địa phương có tiềm năng, lợi thế để phát triển nguồn năng lượng dồi dào. Đây chính là cơ sở quan trọng để phấn đấu đưa Quảng Trị sớm trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung.
Vướng mắc chuyển đổi đất rừng - Nguy cơ chậm tiến độ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Vướng mắc chuyển đổi đất rừng - Nguy cơ chậm tiến độ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Các dự án đường dây 500 kV Monsoon (Lào) - Thạnh Mỹ (đấu nối tại khu vực huyện Nam Giang, Quảng Nam) và dự án trạm cắt 220kV Đăk Ooc, cùng đường dây 220 kV đấu nối, cũng thuộc khu vực huyện Nam Giang, có mục tiêu nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam. Trong đó, dự án cấp điện áp 220 kV, mặc dù cột cuối đấu nối ngay bên kia biên giới đã được nước bạn Lào xây dựng xong, chờ sẵn, nhưng chủ đầu tư, nhà thầu phía Việt Nam hiện vẫn đang lúng túng chưa thể hoàn thành các thủ tục về chuyển đổi đất rừng tự nhiên để thực hiện các hạng mục móng cột đường dây và đường tạm thi công.
Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Luật Dầu khí (sửa đổi) đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (ngày 14/11/2022) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động dầu khí. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định về những thay đổi cơ bản của Luật, cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (bao gồm phát triển các dự án mỏ mới, mỏ tận thu; mở rộng các cụm mỏ hiện hữu và các đề án tìm kiếm, thăm dò dầu khí...).
Tờ trình mới nhất về Quy hoạch điện 8 và một số đánh giá, nhận định của chuyên gia

Tờ trình mới nhất về Quy hoạch điện 8 và một số đánh giá, nhận định của chuyên gia

Theo tinh thần nội dung Tờ trình Chính phủ ngày 13/10/2022 của Bộ Công Thương về hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số đánh giá về vấn đề nhiệt điện than, nguồn điện sử dụng khí trong nước, nguồn điện sử dụng LNG nhập khẩu, nguồn điện gió, mặt trời và chi phí sản xuất điện... cũng như một số nhận định dưới đây.
Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý

Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1954/PC-VPCP gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét các đề xuất, kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”.
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, thực thi  Luật năng lượng tái tạo - Hàm ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, thực thi Luật năng lượng tái tạo - Hàm ý cho Việt Nam

Trong bối cảnh trung hòa carbon đến gần, khủng hoảng năng lượng đang đỉnh điểm, căng thẳng địa chính trị gia tăng, thì đẩy mạnh mục tiêu khai thác năng lượng tái tạo là cần thiết, cấp bách. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam là kinh nghiệm xây dựng và thực thi Luật năng lượng tái tạo của một số quốc gia, hàm ý có thể ứng dụng cho Việt Nam khi cơ chế FIT hết hạn.
Kiến nghị chính sách phát triển nguồn điện khí, điện gió, mặt trời tại Việt Nam

Kiến nghị chính sách phát triển nguồn điện khí, điện gió, mặt trời tại Việt Nam

Từ kết quả Hội thảo quốc tế “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam” do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo - Bộ Công Thương, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 8/2022 tại TP. HCM, Ban tổ chức Hội thảo vừa có Văn bản báo cáo tổng hợp kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương về cơ chế, chính sách phát triển các nguồn điện này trong thời gian sắp tới.
Ý kiến chuyên gia tình huống dừng huy động 172/450 MW điện mặt trời Thuận Nam

Ý kiến chuyên gia tình huống dừng huy động 172/450 MW điện mặt trời Thuận Nam

Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam vừa có văn bản kiến nghị tiếp tục huy động phần công suất chưa có giá bán điện dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW kết hợp với đầu tư Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. Chia sẻ về vấn đề này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Đây là vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Công Thương, cũng như EVN, do vậy, để giải quyết vấn đề hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong sự việc này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần xem xét thấu đáo và có văn bản chỉ đạo cụ thể.
Cơ chế nào để Việt Nam phát triển bền vững nguồn điện khí, điện gió, mặt trời?

Cơ chế nào để Việt Nam phát triển bền vững nguồn điện khí, điện gió, mặt trời?

Mới đây, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Trung tâm Thông tin Năng lượng tổ chức Hội thảo quốc tế về “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”. Hội thảo được chia thành ba phiên (hai phiên buổi sáng và một phiên buổi chiều).
Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ cuối]: Tác động và hướng xử lý

Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ cuối]: Tác động và hướng xử lý

Giới chuyên môn dự báo, tại Việt Nam, kinh tế đang trên đà hồi phục sau đại dịch Covid-19, cùng với nhu cầu sử dụng điện tăng trong trong mùa nắng và việc các mỏ than đang ngày càng cạn kiệt; cạnh đó, từ đầu năm 2022, việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh than gặp rất nhiều khó khăn đặc thù... đây là một trong những nguyên nhân khả năng dẫn đến giá than trong nước tăng cao trong năm 2022 và những năm sau.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động