RSS Feed for Phản biện Thứ ba 23/04/2024 18:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quy hoạch phát triển điện Việt Nam và những tiếng nói ‘hội đồng’ thiếu khách quan

Quy hoạch phát triển điện Việt Nam và những tiếng nói ‘hội đồng’ thiếu khách quan
Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương: Trong một xã hội dân chủ, văn minh, các ý kiến đồng thuận, hay trái chiều là điều cần thiết, nhưng phải nhìn vào thực tế và mang tính xây dựng. Năng lượng là an ninh quốc gia, do đó, việc phát triển các nguồn điện nói riêng, hay cả hệ thống điện nói chung cần xem xét khách quan, toàn diện, khoa học, ở nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô. Quan trọng hơn nó phải phù hợp với thực tiễn, đặt lợi ích quốc gia và dân tộc lên trên hết, trước hết; đảm bảo sự phù hợp giữa các vùng miền, tránh để lãng phí nguồn lực xã hội.
Giảm huy động điện khí và câu chuyện công bằng trong điều tiết các nguồn điện

Giảm huy động điện khí và câu chuyện công bằng trong điều tiết các nguồn điện

Trong 9 tháng đầu năm 2021, do tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19 đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, khiến nhu cầu tiêu thụ điện giảm. Việc giảm công suất huy động từ các nguồn cho hệ thống điện quốc gia là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Cân đối giữa các nguồn huy động như thế nào để đảm bảo sự công bằng, minh bạch, hiệu quả trong điều tiết các nguồn điện?
Năng lượng hydro: Cơ hội cho mục tiêu phát triển bền vững PVN trong tương lai

Năng lượng hydro: Cơ hội cho mục tiêu phát triển bền vững PVN trong tương lai

Trong tương lai, hydro sẽ là nguồn năng lượng sạch đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu và là giải pháp không thể thiếu trong chuyển dịch năng lượng và cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nắm bắt các cơ hội và chuẩn bị các bước đi nhằm tiếp cận sớm với xu hướng phát triển ngành công nghiệp hydro như thế nào? Bài viết dưới đây của các chuyên gia PVN sẽ nêu tổng quát về năng lượng hydro, chiến lược phát triển của các nước trên thế giới, đồng thời đưa ra nhận định về cơ hội phát triển năng lượng hydro của PVN, các kiến nghị để nắm bắt cơ hội và có sự chuẩn bị nhằm tiếp cận với với xu hướng phát triển ngành công nghiệp hydro khi có điều kiện.
Các bộ đang xử lý kiến nghị của Tạp chí NLVN về tài chính, công nghệ cho năng lượng sạch

Các bộ đang xử lý kiến nghị của Tạp chí NLVN về tài chính, công nghệ cho năng lượng sạch

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1679/PC-VPCP về việc chuyển báo cáo kết quả “Diễn đàn quốc tế về Tài chính và Công nghệ cho các dự án năng lượng Sạch Việt Nam (lần thứ Nhất)” và Bình chọn “TOP thương hiệu thiết bị điện uy tín ở Việt Nam năm 2020” của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, xử lý.
Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió

Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió

Các nhà đầu tư điện gió ở Việt Nam đang dồn dập chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành Quy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021. Thế nhưng, chính họ lại đang lo ngại vì một quy định mới liên quan đến công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy điện gió.
‘Nút thắt’ trong đầu tư lưới truyền tải tích hợp nguồn điện tái tạo ở Việt Nam

‘Nút thắt’ trong đầu tư lưới truyền tải tích hợp nguồn điện tái tạo ở Việt Nam

Cùng với 9 bài báo phản biện khoa học (trong các kỳ trước) về hiện trạng phát triển, vận hành lưới truyền tải điện... dưới đây, chuyên gia Thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích một số vấn đề trong nội dung đầu tư xây dựng lưới truyền tải tích hợp nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió, mặt trời ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất 6 nhóm giải pháp tháo gỡ các ‘nút thắt’ trong đầu tư, nhằm huy động được nhiều hơn nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nước, giảm ô nhiễm khí thải từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai tới.
Vì sao cần hiện thực hóa tiềm năng điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII?

Vì sao cần hiện thực hóa tiềm năng điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII?

Điện gió ngoài khơi, với tiềm năng thay thế dầu khí để trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh bài toán đảm bảo an ninh năng lượng, việc đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi sẽ tạo ra những “trang trại hải đăng” là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh trên biển, khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Do đó, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Quy hoạch điện VIII cần đánh thức nguồn năng lượng tiềm năng này để phục vụ con người. Nếu không, tiềm năng vẫn chỉ là tiềm năng mà thôi.
Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT

Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT

Tiếp theo kỳ trước, đề cập đến “Xu hướng, mục tiêu và những nội dung chuyển đổi số của EVNNPT”, trong kỳ này, chuyên gia Thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu bật thêm một số kết quả đạt được và phân tích, nhận diện khó khăn thách thức trong quá trình chuyển đổi số của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).
Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức

Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đặt mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong công tác giám sát tiến độ và chất lượng dự án, đồng thời đẩy mạnh việc đấu thầu qua mạng, nhật ký điện tử, chữ ký số trong thẩm định các bước của quá trình đầu tư. Mục tiêu năm 2021 quản lý trên phần mềm toàn bộ vật tư trong quá trình đầu tư xây dựng và năm 2022 toàn bộ vật tư được số hóa, quản lý, theo dõi, cập nhật trên phần mềm. Dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập những nội dung định hướng cơ bản, mục tiêu cụ thể và kế hoạch thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của EVNNPT.
Công nghệ tiên tiến và giải pháp số hóa trong vận hành lưới điện truyền tải Việt Nam

Công nghệ tiên tiến và giải pháp số hóa trong vận hành lưới điện truyền tải Việt Nam

Tiếp theo bài viết về ‘Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải’, trong đó đã nêu 3 giải pháp công nghệ, dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục giới thiệu, phân tích các công nghệ tiên tiến, công nghệ số đang và sẽ được sử dụng trong vận hành lưới điện truyền tải của Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải ở Việt Nam

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải ở Việt Nam

Trong những năm qua, do sự phát triển kinh tế và nhu cầu phụ tải điện tăng nhanh liên tục, việc đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật về điện áp, sự cố, tổn thất, năng suất lao động đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới về công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Đứng trước các đòi hỏi, yêu cầu về đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, liên tục và ngày càng nâng cao chất lượng điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã, đang nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải điện. Dưới đây chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích một số giải pháp công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên các đường dây truyền tải điện của Việt Nam.
Tình trạng vận hành đường dây truyền tải điện Việt Nam hiện nay

Tình trạng vận hành đường dây truyền tải điện Việt Nam hiện nay

Hệ thống điện Việt Nam với các cấp điện áp 500 kV, 220 kV (lưới truyền tải) và 110 kV, 35 kV, 22 kV (lưới phân phối) đã được đầu tư xây dựng đủ mạnh cho liên kết tỉnh, liên kết vùng và kể cả liên kết với các nước láng giềng. Lưới điện 220 kV đã trải rộng đến toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, đảm bảo truyền tải cung cấp điện cho phát triển kinh tế của các tỉnh, thành, các địa phương trong toàn quốc. Khối lượng đường dây truyền tải lớn và trải rộng khắp các vùng địa lý đã, đang đặt ra những khó khăn, thử thách trong quản lý, vận hành an toàn, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia.
Vấn đề tài chính, công nghệ, thể chế cho đầu tư phát triển năng lượng sạch Việt Nam

Vấn đề tài chính, công nghệ, thể chế cho đầu tư phát triển năng lượng sạch Việt Nam

Theo chương trình, kế hoạch, ngày 7/5/2021 tại TP HCM diễn ra “Diễn đàn quốc tế về Tài chính và Công nghệ cho các dự án năng lượng Sạch Việt Nam (lần thứ Nhất)” và Bình chọn “TOP thương hiệu thiết bị điện uy tín ở Việt Nam năm 2020”. Tuy nhiên, do tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP HCM, ngay trước ngày tổ chức sự kiện (1 ngày), Diễn đàn đã phải dừng. Trước tình hình “bất khả kháng” do đại dịch bùng phát và trên cơ sở nội dung các tham luận, ý kiến chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý trong quá trình tổ chức Diễn đàn... Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có Văn bản báo cáo và kiến nghị một số cơ chế, chính sách để phát triển bền vững năng luợng sạch Việt Nam tới Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, cũng như các bộ, ngành liên quan.
Những thách thức của nhà đầu tư điện gió và đề xuất chính sách phát triển cho Việt Nam

Những thách thức của nhà đầu tư điện gió và đề xuất chính sách phát triển cho Việt Nam

Hiện nay, các dự án điện gió trên cả nước đang chạy đua từng ngày, từng giờ để bảo đảm phát điện (trước ngày 1/11/2021) nhằm hưởng theo cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện gió của Chính phủ. Nhưng điều quan trọng hơn - theo nhìn nhận của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ, chúng ta cần tìm hiểu thêm những khó khăn, thách thức của các dự án điện gió hiện hữu, từ đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn cho các chủ đầu tư, tạo điều kiện để một trong các nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng rất lớn được phát triển như mong muốn.
Nhiều địa phương đề nghị ‘gia hạn’ áp dụng giá ưu đãi cho điện gió

Nhiều địa phương đề nghị ‘gia hạn’ áp dụng giá ưu đãi cho điện gió

Mức công suất điện gió có thể vận hành trước thời điểm ngày 1/11/2021 là trên 5.600 MW (như các chủ đầu tư đăng ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN). Tuy nhiên, qua kiểm điểm tình hình thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều khó khăn, thách thức và tính khả thi thấp, vì vậy, nhiều địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương gia hạn cơ chế ưu đãi cho điện gió.
Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương xử lý kiến nghị ‘đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch’

Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương xử lý kiến nghị ‘đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch’

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số: 1532/PC-VPCP, ngày 11/8/2021 về việc chuyển văn bản kiến nghị “đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động