RSS Feed for Phản biện Thứ sáu 19/04/2024 15:28
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải ở Việt Nam

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải ở Việt Nam
Trong những năm qua, do sự phát triển kinh tế và nhu cầu phụ tải điện tăng nhanh liên tục, việc đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật về điện áp, sự cố, tổn thất, năng suất lao động đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới về công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Đứng trước các đòi hỏi, yêu cầu về đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, liên tục và ngày càng nâng cao chất lượng điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã, đang nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải điện. Dưới đây chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích một số giải pháp công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên các đường dây truyền tải điện của Việt Nam.
Tình trạng vận hành đường dây truyền tải điện Việt Nam hiện nay

Tình trạng vận hành đường dây truyền tải điện Việt Nam hiện nay

Hệ thống điện Việt Nam với các cấp điện áp 500 kV, 220 kV (lưới truyền tải) và 110 kV, 35 kV, 22 kV (lưới phân phối) đã được đầu tư xây dựng đủ mạnh cho liên kết tỉnh, liên kết vùng và kể cả liên kết với các nước láng giềng. Lưới điện 220 kV đã trải rộng đến toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, đảm bảo truyền tải cung cấp điện cho phát triển kinh tế của các tỉnh, thành, các địa phương trong toàn quốc. Khối lượng đường dây truyền tải lớn và trải rộng khắp các vùng địa lý đã, đang đặt ra những khó khăn, thử thách trong quản lý, vận hành an toàn, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia.
Vấn đề tài chính, công nghệ, thể chế cho đầu tư phát triển năng lượng sạch Việt Nam

Vấn đề tài chính, công nghệ, thể chế cho đầu tư phát triển năng lượng sạch Việt Nam

Theo chương trình, kế hoạch, ngày 7/5/2021 tại TP HCM diễn ra “Diễn đàn quốc tế về Tài chính và Công nghệ cho các dự án năng lượng Sạch Việt Nam (lần thứ Nhất)” và Bình chọn “TOP thương hiệu thiết bị điện uy tín ở Việt Nam năm 2020”. Tuy nhiên, do tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP HCM, ngay trước ngày tổ chức sự kiện (1 ngày), Diễn đàn đã phải dừng. Trước tình hình “bất khả kháng” do đại dịch bùng phát và trên cơ sở nội dung các tham luận, ý kiến chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý trong quá trình tổ chức Diễn đàn... Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có Văn bản báo cáo và kiến nghị một số cơ chế, chính sách để phát triển bền vững năng luợng sạch Việt Nam tới Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, cũng như các bộ, ngành liên quan.
Những thách thức của nhà đầu tư điện gió và đề xuất chính sách phát triển cho Việt Nam

Những thách thức của nhà đầu tư điện gió và đề xuất chính sách phát triển cho Việt Nam

Hiện nay, các dự án điện gió trên cả nước đang chạy đua từng ngày, từng giờ để bảo đảm phát điện (trước ngày 1/11/2021) nhằm hưởng theo cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện gió của Chính phủ. Nhưng điều quan trọng hơn - theo nhìn nhận của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ, chúng ta cần tìm hiểu thêm những khó khăn, thách thức của các dự án điện gió hiện hữu, từ đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn cho các chủ đầu tư, tạo điều kiện để một trong các nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng rất lớn được phát triển như mong muốn.
Nhiều địa phương đề nghị ‘gia hạn’ áp dụng giá ưu đãi cho điện gió

Nhiều địa phương đề nghị ‘gia hạn’ áp dụng giá ưu đãi cho điện gió

Mức công suất điện gió có thể vận hành trước thời điểm ngày 1/11/2021 là trên 5.600 MW (như các chủ đầu tư đăng ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN). Tuy nhiên, qua kiểm điểm tình hình thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều khó khăn, thách thức và tính khả thi thấp, vì vậy, nhiều địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương gia hạn cơ chế ưu đãi cho điện gió.
Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương xử lý kiến nghị ‘đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch’

Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương xử lý kiến nghị ‘đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch’

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số: 1532/PC-VPCP, ngày 11/8/2021 về việc chuyển văn bản kiến nghị “đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý.
Xử lý chất thải tấm quang điện trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam

Xử lý chất thải tấm quang điện trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam

Đến cuối năm 2020, tổng công suất tấm PV tích lũy lắp đặt trên toàn thế giới là 760,4 GW, trong đó, Việt Nam là một trong 10 nước có công suất lắp đặt điện mặt trời nhiều nhất trong năm 2020. Dự báo đến năm 2050, sẽ có 4.500 GW điện mặt trời được lắp đặt trên toàn cầu. Như vậy, phế thải từ các tấm PV hết hạn sẽ là một vấn đề môi trường rất lớn trong những thập niên tới trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bài viết dưới đây đưa ra dự báo tốc độ phát triển tấm quang điện mặt trời, cơ chế chính sách khuyến khích, bắt buộc tái chế, xử lý tấm phế thải PV trên thế giới, qua đó đề xuất chính sách tái chế, xử lý tấm phế thải PV tại Việt Nam.
Không được gia hạn giá FIT, nhiều doanh nghiệp điện gió có nguy cơ phá sản

Không được gia hạn giá FIT, nhiều doanh nghiệp điện gió có nguy cơ phá sản

Với các quy định rất nghiêm về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ và các địa phương hiện nay, chủ đầu tư các các dự án điện gió như đang ‘ngồi trên đống lửa’. Vì vậy, nếu không được gia hạn thời gian áp dụng giá FIT cho các dự án điện gió thì các doanh nghiệp này có nguy cơ phá sản.
Vai trò hệ thống lưu trữ năng lượng trong vận hành hệ thống điện Việt Nam

Vai trò hệ thống lưu trữ năng lượng trong vận hành hệ thống điện Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyên đề tuyên truyền: “Nguồn điện gió, mặt trời - Vướng mắc của tiến độ xây dựng và vấn đề tích trữ năng lượng hiệu quả” nhằm phân tích các khó khăn, vướng mắc trong đảm bảo tiến độ xây dựng; khắc phục tình trạng dư thừa công suất, tăng tối đa khả năng phát điện các nguồn năng lượng tái tạo “phi thủy điện” của Việt Nam, chuyên gia Hội đồng khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục phân tích, đánh giá sự cần thiết, vai trò và đề xuất giải pháp để thực hiện đầu tư hệ thống lưu trữ năng lượng trong hệ thống điện quốc gia. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Làm chủ công nghệ điều khiển tích hợp trạm biến áp: Thách thức và giải pháp

Làm chủ công nghệ điều khiển tích hợp trạm biến áp: Thách thức và giải pháp

Hệ thống truyền tải điện giữ vai trò là “xương sống” trong hệ thống điện quốc gia, trong đó, hệ thống điều khiển trạm biến áp (TBA) được ví như là trái tim. Toàn bộ các nhà máy điện truyền thống, có công suất lớn đều được phát điện lên hệ thống điện quốc gia trực tiếp thông qua lưới điện truyền tải; phần lớn các nhà máy điện năng lượng tái tạo đưa vào vận hành trong 2 năm qua đều trực tiếp, hoặc gián tiếp truyền tải công suất lên hệ thống quốc gia thông qua lưới điện truyền tải. Nhận thức được vấn đề quan trọng đó, đứng trước những vẫn đề khó khăn về quản lý, vận hành hệ thống điều khiển tích hợp TBA Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã xây dựng Chiến lược và các chỉ đạo xuyên suốt.
Phản biện những thông tin thất thiệt về Hồ sơ thầu dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4

Phản biện những thông tin thất thiệt về Hồ sơ thầu dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4

Thời gian gần đây, trên một số phương tiện truyền thông đã đăng tải bài viết có nội dung xoay quanh các vấn đề trong quá trình triển khai và tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu EPC của dự án Nhơn Trạch 3 và 4. Tuy nhiên, theo Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), các nội dung này phản ánh sai lệch bản chất của quá trình đấu thầu và đáng chú ý là việc đưa thông tin chưa có bất cứ buổi trao đổi, hay tìm hiểu rõ với PV Power về dự án... Để dư luận xã hội hiểu rõ nội dung vấn đề, chủ đầu tư của dự án này vừa có thông cáo báo chí gửi tới các cơ quan liên quan.
Điện gió, mặt trời - Nguồn ‘năng lượng chiến lược’ cần được sử dụng hợp lý

Điện gió, mặt trời - Nguồn ‘năng lượng chiến lược’ cần được sử dụng hợp lý

Những năm gần đây, trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, năng lượng tái tạo là một chủ đề được bàn thảo rất sôi nổi. Mọi người đều nhận thức cần phải phát triển nguồn năng lượng này mà chủ yếu là điện mặt trời và điện gió - chúng là nguồn chiến lược để cung cấp điện, giảm khí nhà kính, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, không ít người có quan điểm quá lạc quan về nguồn năng lượng tái tạo đã ảnh hưởng đến các quyết định lớn về các nguồn năng lượng khác... Khái niệm “hợp lý” là rất “đời thường”, nhưng trong phân tích dưới đây được dùng để giải bài toán tối ưu “đa tiêu chí” - 3E: Năng lượng, môi trường và kinh tế.
Đánh giá hiện trạng điều khiển tích hợp trong trạm biến áp của lưới truyền tải Việt Nam

Đánh giá hiện trạng điều khiển tích hợp trong trạm biến áp của lưới truyền tải Việt Nam

Như đã nêu trong kỳ trước, mức độ tiên tiến của hệ thống điều khiển được đánh giá có vai trò quyết định mức độ tự động hoá của trạm biến áp (TBA). Mục tiêu làm chủ và tự thực hiện các công việc trong lĩnh vực tự động hóa TBA là định hướng về công tác tự động hóa trong hệ thống điện quốc gia nói chung và trong lưới điện truyền tải thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) nói riêng để đảm bảo lưới điện truyền tải vận hành an toàn, tin cậy, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cấp hàng. Với mục tiêu này, EVNNPT đã từng bước nghiên cứu và làm chủ công nghệ điều khiển tích hợp TBA. Tuy nhiên, với số lượng hệ thống điều khiển đa dạng, công tác quản lý vận hành và làm chủ công nghệ thực sự đối mặt với khó khăn, thách thức rất lớn.
Quy định, trình tự phát triển điện gió Việt Nam: Những vấn đề cần lưu ý

Quy định, trình tự phát triển điện gió Việt Nam: Những vấn đề cần lưu ý

Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng nhanh, do đó nhu cầu sử dụng năng lượng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân ngày càng tăng cao. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trung bình của sản lượng điện năng đạt mức 9,5 - 10%/năm, gấp hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Dự kiến trong vòng 10 năm tới, nhu cầu điện vẫn có nhịp tăng cao hơn GDP khoảng 1,2 đến 1,4 lần. Năng lượng gió của Việt Nam, với tiềm năng rất lớn, là một trong các giải pháp chuyển dịch năng lượng theo hướng ‘xanh’ và phát triển bền vững. Điện gió là lĩnh vực năng lượng đòi hỏi nguồn tài chính lớn, công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, để phát triển thành công một dự án điện gió, trước hết nhà đầu tư nên lưu ý các giai đoạn, các quy định và thủ tục hiện hành, cụ thể như dưới đây.
Đánh giá tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam

Đánh giá tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam

Trăn trở trước những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp năng lượng sạch nước nhà, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam lập chuyên đề tuyên truyền: “Nguồn điện gió, mặt trời - Vướng mắc của tiến độ xây dựng và vấn đề tích trữ năng lượng” nhằm phân tích các khó khăn, vướng mắc trong đảm bảo tiến độ xây dựng, tìm các giải pháp khắc phục và tăng tối đa khả năng phát điện các nguồn năng lượng tái tạo “phi thủy điện” của Việt Nam. Đây được coi là hoạt động truyền thông phản biện khoa học ‘mở đường’ cho Hội thảo khoa học về “ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo Việt Nam” được tổ chức vào đầu tháng 9/2021 tại Hà Nội và Văn bản kiến nghị cơ chế, chính sách ứng dụng, lắp đặt pin tích năng tại công trình, hoặc tại điểm phù hợp trên lưới truyền tải, cũng như gia hạn thời gian áp dụng giá FIT cho các dự án điện gió... Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của bạn đọc.
Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét vấn đề điện hạt nhân trong Quy hoạch phát triển

Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét vấn đề điện hạt nhân trong Quy hoạch phát triển 1

Như chúng ta đều biết, một quốc gia có nguồn cung cấp điện năng ổn định, bền vững, giá thành hợp lý là chìa khoá cho thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... Và trước sự 'đặc biệt quan tâm', 'khát vọng' của nhiều tổ chức, chuyên gia, nhà quản lý, bạn đọc, ngày 27/7/2021, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục các công tác quy hoạch điện hạt nhân, địa điểm, chương trình đào tạo nhân lực và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII, giữ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất về điện hạt nhân.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động