RSS Feed for Nhận định - Dự báo Thứ sáu 19/04/2024 00:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khi Chính phủ Hoa Kỳ định hướng cho tư nhân đầu tư vào điện hạt nhân

Khi Chính phủ Hoa Kỳ định hướng cho tư nhân đầu tư vào điện hạt nhân
Sự gia tăng đầu tư công, cũng như các công ty tư nhân ở Hoa Kỳ cho các dự án điện hạt nhân đang giúp tạo động lực trong nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ, tạo ra các lò phản ứng phi truyền thống... nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh bền vững của quốc gia này.
Chính sách giá điện ở Hoa Kỳ - Tham khảo cho các nước đang phát triển và Việt Nam

Chính sách giá điện ở Hoa Kỳ - Tham khảo cho các nước đang phát triển và Việt Nam

Nước Mỹ có 50 bang và thủ đô Washington DC với chính sách giá điện độc lập từng bang. Vì thế, xem xét giá điện các bang nước Mỹ coi như chúng ta đã xem xét một thế giới thu nhỏ. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm một số nét về giá điện ở các bang và trả lời cho câu hỏi: Tại sao giá điện ở bang này lại cao hơn bang kia? Vì sao giá điện sinh hoạt lại cao hơn giá cho hộ công nghiệp?
Hướng tới Net Zero [kỳ 3]: Cập nhật một số dự án năng lượng sạch ở Đông Nam Á

Hướng tới Net Zero [kỳ 3]: Cập nhật một số dự án năng lượng sạch ở Đông Nam Á

Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc tăng tốc đến Net Zero là mục tiêu quan trọng và cần thiết của toàn cầu, cũng như khu vực. Cập nhật dưới đây Tạp chí Năng lượng Việt Nam là một số dự án năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, hydro xanh quy mô lớn đang thực hiện đầu tư, chuẩn bị đầu tư ở Đông Nam Á.
Xây dựng, thực thi Luật Năng lượng Tái tạo [kỳ 2]: Kinh nghiệm Đài Loan

Xây dựng, thực thi Luật Năng lượng Tái tạo [kỳ 2]: Kinh nghiệm Đài Loan

Năm 2009, Đài Loan đã ban hành Đạo luật Phát triển Năng lượng Tái tạo (REDA), mở đường cho nguồn điện này phát triển. Năm 2017, Đài Loan sửa đổi Đạo luật Kinh doanh điện (TEA) để tự do hóa thị trường điện, thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo và năm 2019, tiếp tục sửa đổi đối với đạo luật REDA để tiếp tục tự do hóa thị trường... Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam là kinh nghiệm xây dựng và thực thi Luật Năng lượng Tái tạo của Đài Loan.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 48]: Nhật Bản để ngỏ thời hạn loại bỏ điện than

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 48]: Nhật Bản để ngỏ thời hạn loại bỏ điện than

Theo TTXVN, Nhật Bản - quốc gia chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã không cam kết một khung thời gian cụ thể do quốc gia này phụ thuộc vào than đá (ít nhất trong khoảng 10 năm tới), bất chấp nỗ lực của Anh và Canada thúc đẩy cam kết chấm dứt gần như hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện vào năm 2035.
Giá điện một số nước trên thế giới và Việt Nam (cập nhật tháng 4/2023)

Giá điện một số nước trên thế giới và Việt Nam (cập nhật tháng 4/2023)

Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nước trên thế giới vẫn tăng cao. Tại Việt Nam, giá thành sản xuất điện cũng không thể tránh khỏi tăng do giá than, khí và dầu tăng. Tuy vậy, giá điện bán lẻ cả cho sinh hoạt, sản xuất được giữ ổn định từ năm 2019 và không tăng cho đến nay. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật giá điện tại một số quốc gia, khu vực để bạn đọc tham khảo.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 47]: Mâu thuẫn của G7 về điện than

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 47]: Mâu thuẫn của G7 về điện than

Trước cuộc họp cấp bộ trưởng về khí hậu, năng lượng và môi trường của 7 nước lớn (G7) sẽ được tổ chức tại Sapporo, Nhật Bản (từ ngày 15 -16/4/2023), người dân châu Âu đang phản đối dự thảo tuyên bố chung do nước chủ nhà trình bày. Có nhiều ý kiến ​​chỉ trích về việc không loại bỏ hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than thải ra lượng lớn khí cacbonic (CO2). Nội dung này đã được xác nhận qua các cuộc phỏng vấn với các quan chức Chính phủ Nhật Bản.
Chính sách mới về hydro sản xuất từ năng lượng tái tạo của châu Âu

Chính sách mới về hydro sản xuất từ năng lượng tái tạo của châu Âu

Chính phủ các nước châu Âu đang đầu tư vào sản xuất hydro xanh để mang lại an ninh năng lượng cộng với sự ổn định về giá cả cho người tiêu dùng trước những biến đổi địa chính trị. Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu các chính sách mới về hydro xanh của EU.
Xây dựng, thực thi Luật Năng lượng Tái tạo [kỳ 1]: Kinh nghiệm Trung Quốc

Xây dựng, thực thi Luật Năng lượng Tái tạo [kỳ 1]: Kinh nghiệm Trung Quốc

Như chúng ta đều biết, Chính phủ vừa giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Luật Năng lượng Tái tạo Việt Nam, thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Nhân dịp này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề “Xây dựng, thực thi Luật Năng lượng Tái tạo của một số quốc gia trên thế giới và một vài gợi ý, đề xuất cho Việt Nam”. Trong nội dung kỳ 1 là tổng hợp cách làm của Trung Quốc.
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ cuối]: Dự báo thị trường và giải pháp đáp ứng

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ cuối]: Dự báo thị trường và giải pháp đáp ứng

Trong các kỳ trước, chúng ta đã tham khảo các dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050, định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam. Để kết thúc chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than, doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước trong tương lai tới.
Hướng tới Net Zero [kỳ 2]: Hoa Kỳ, Trung Quốc ưu tiên đầu tư nguồn điện lớn

Hướng tới Net Zero [kỳ 2]: Hoa Kỳ, Trung Quốc ưu tiên đầu tư nguồn điện lớn

Hoa Kỳ và Trung Quốc - hai cường quốc và là những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Mục tiêu Net Zero của họ sẽ được các quốc gia khác rất lưu tâm. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật về những kịch bản của hai quốc gia này hướng tới mục tiêu và những dự án năng lượng lớn đang đầu tư.
Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023)

Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023)

Theo thông cáo báo chí công bố ngày 30/3/2023 trên trang web Consilium.europa.eu của Hội đồng Liên minh châu Âu (EC) cho biết: Hội đồng và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận cung cấp 42,5% năng lượng từ các nguồn công nghệ tái tạo (gió, mặt trời) vào năm 2030 trong tất cả các quốc gia thành viên của EU. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật chi tiết mục tiêu năng lượng tái tạo mới được các nước thành viên EU thống nhất đệ trình lên Nghị viện phê duyệt để bạn đọc cùng tham khảo.
Điện gió toàn cầu năm 2022, triển vọng 2023 và xa hơn

Điện gió toàn cầu năm 2022, triển vọng 2023 và xa hơn

Điện gió thế giới năm 2022 không phải là năm tăng trưởng tốt so với yêu cầu của tiến trình Net Zero, nhưng năm 2023 sẽ khá hơn. Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm theo Báo cáo của Hội điện gió Toàn cầu (GWEC).
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu

Trên cơ sở tài nguyên, trữ lượng, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác các mỏ, dự kiến khả năng khai thác than (nguyên khai) tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt từ 48 - 55 triệu tấn/năm, sau đó giảm dần còn khoảng 51 - 52 triệu tấn vào giai đoạn năm 2035 - 2045. Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế, Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50 - 83 triệu tấn vào giai đoạn năm 2025 - 2035 và giảm dần còn khoảng 32 - 35 triệu tấn vào năm 2045.
Hướng tới Net Zero [kỳ 1]: Kịch bản và một số dự án năng lượng tiêu biểu ở châu Âu

Hướng tới Net Zero [kỳ 1]: Kịch bản và một số dự án năng lượng tiêu biểu ở châu Âu

Theo European Green Deal - EGD: Liên minh châu Âu (EU) có tham vọng hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo hai giai đoạn năm 2030 và 2050. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật những kịch bản giúp EU đạt được mục tiêu và một số dự án năng lượng lớn, tiêu biểu đang đầu tư tại khu vực này.
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược

Nội dung chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập 3 vấn đề chính: (1) Dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050 của Việt Nam thông qua 2 tài liệu: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050; (2) Định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam và tăng cường nhập khẩu than phục vụ nhu cầu trong nước đến năm 2035 - 2045; (3) Đề xuất cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than và các doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động