RSS Feed for Nhận định - Dự báo Thứ bảy 20/04/2024 10:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ cuối]: Dự báo thị trường và giải pháp đáp ứng

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ cuối]: Dự báo thị trường và giải pháp đáp ứng
Trong các kỳ trước, chúng ta đã tham khảo các dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050, định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam. Để kết thúc chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than, doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước trong tương lai tới.
Hướng tới Net Zero [kỳ 2]: Hoa Kỳ, Trung Quốc ưu tiên đầu tư nguồn điện lớn

Hướng tới Net Zero [kỳ 2]: Hoa Kỳ, Trung Quốc ưu tiên đầu tư nguồn điện lớn

Hoa Kỳ và Trung Quốc - hai cường quốc và là những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Mục tiêu Net Zero của họ sẽ được các quốc gia khác rất lưu tâm. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật về những kịch bản của hai quốc gia này hướng tới mục tiêu và những dự án năng lượng lớn đang đầu tư.
Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023)

Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023)

Theo thông cáo báo chí công bố ngày 30/3/2023 trên trang web Consilium.europa.eu của Hội đồng Liên minh châu Âu (EC) cho biết: Hội đồng và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận cung cấp 42,5% năng lượng từ các nguồn công nghệ tái tạo (gió, mặt trời) vào năm 2030 trong tất cả các quốc gia thành viên của EU. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật chi tiết mục tiêu năng lượng tái tạo mới được các nước thành viên EU thống nhất đệ trình lên Nghị viện phê duyệt để bạn đọc cùng tham khảo.
Điện gió toàn cầu năm 2022, triển vọng 2023 và xa hơn

Điện gió toàn cầu năm 2022, triển vọng 2023 và xa hơn

Điện gió thế giới năm 2022 không phải là năm tăng trưởng tốt so với yêu cầu của tiến trình Net Zero, nhưng năm 2023 sẽ khá hơn. Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm theo Báo cáo của Hội điện gió Toàn cầu (GWEC).
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu

Trên cơ sở tài nguyên, trữ lượng, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác các mỏ, dự kiến khả năng khai thác than (nguyên khai) tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt từ 48 - 55 triệu tấn/năm, sau đó giảm dần còn khoảng 51 - 52 triệu tấn vào giai đoạn năm 2035 - 2045. Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế, Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50 - 83 triệu tấn vào giai đoạn năm 2025 - 2035 và giảm dần còn khoảng 32 - 35 triệu tấn vào năm 2045.
Hướng tới Net Zero [kỳ 1]: Kịch bản và một số dự án năng lượng tiêu biểu ở châu Âu

Hướng tới Net Zero [kỳ 1]: Kịch bản và một số dự án năng lượng tiêu biểu ở châu Âu

Theo European Green Deal - EGD: Liên minh châu Âu (EU) có tham vọng hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo hai giai đoạn năm 2030 và 2050. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật những kịch bản giúp EU đạt được mục tiêu và một số dự án năng lượng lớn, tiêu biểu đang đầu tư tại khu vực này.
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược

Nội dung chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập 3 vấn đề chính: (1) Dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050 của Việt Nam thông qua 2 tài liệu: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050; (2) Định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam và tăng cường nhập khẩu than phục vụ nhu cầu trong nước đến năm 2035 - 2045; (3) Đề xuất cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than và các doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Công nghệ nhiệt, điện kết hợp - Triển vọng trên thế giới và Việt Nam

Công nghệ nhiệt, điện kết hợp - Triển vọng trên thế giới và Việt Nam

Nhiệt và điện kết hợp (Combined Heat and Power - CHP) sẽ phát triển mạnh khi thế giới chạy đua chuyển đổi sang năng lượng hiệu quả hơn, phát thải thấp hơn. Đây là công cụ đa nhiệm đã được chứng minh tạo ra năng lượng tại chỗ bằng cách sử dụng các công nghệ và nhiên liệu khác nhau. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những thông tin mới nhất liên quan đến công nghệ này.
Giá dầu thế giới trong ‘cú sốc tài chính’ ở Hoa Kỳ và châu Âu

Giá dầu thế giới trong ‘cú sốc tài chính’ ở Hoa Kỳ và châu Âu

Trong thời điểm như hiện nay, rõ ràng dầu mỏ không phải là hàng hóa có độ an toàn cao và sinh lời cho các nhà đầu tư, các nền kinh tế phát triển đang loay hoay chống chọi với lạm phát, giải cứu ngân hàng thì cũng cần có thêm thời gian để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng nhu cầu tiêu dùng để giá dầu mỏ đi lên.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 46]: Chính sách cơ bản cho chuyển đổi xanh

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 46]: Chính sách cơ bản cho chuyển đổi xanh

Ngày 10/2/2023, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chính sách cơ bản để thực hiện Chuyển đổi xanh (GX) tại cuộc họp nội các. Với tình hình ở Ukraine (sau tháng 2/2022), việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định đã trở thành vấn đề lớn của toàn cầu. Mùa hè năm nay, tại “Hội nghị thực hiện chuyển đổi xanh” và cuộc họp hội đồng của các bộ sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề chính: Khử Cacbon, cung cấp năng lượng ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU

Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU

Ngày 14/3/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã trình đề xuất cải cách thiết kế thị trường điện nhằm mục đích thúc đẩy mạnh năng lượng tái tạo, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin về bối cảnh ra đời, cùng một số ý tưởng mới trong đề xuất của EU để bạn đọc tham khảo.
Thu giữ, lưu trữ, sử dụng CO2 trong hoạt động dầu khí [kỳ cuối]: Giải pháp cho Việt Nam

Thu giữ, lưu trữ, sử dụng CO2 trong hoạt động dầu khí [kỳ cuối]: Giải pháp cho Việt Nam

Trong các kỳ trước, chúng ta đã tham khảo về tiềm năng thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) trong khai thác dầu khí, cũng như kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện CCUS. Để tạm kết chuyên đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu đến bạn đọc các nghiên cứu, đánh giá về triển vọng, những khó khăn, thách thức và giải pháp thực hiện CCUS trong khai thác dầu khí ở Việt Nam. Rất mong được các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, cùng bạn đọc chia sẻ và đóng góp ý kiến.
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 2]: Các xu hướng sử dụng than trong tương lai

Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 2]: Các xu hướng sử dụng than trong tương lai

Hầu hết các nền kinh tế APEC gần đây đã cam kết phát thải ròng bằng “0”, hoặc trung hòa carbon vào khoảng giữa thế kỷ này. Sau đây là sáu xu hướng tiềm năng sử dụng than trong tương lai được xem xét, bao gồm: (1) cải thiện hiệu suất nhiệt, (2) phát điện đồng đốt, (3) khí hóa than, (4) sản xuất các sản phẩm từ than, (5) sản xuất hydro, và (6) nhiệt điện có trang bị công nghệ CCS.
Thu giữ, lưu trữ, sử dụng CO2 trong hoạt động dầu khí [kỳ 2]: Kinh nghiệm quốc tế

Thu giữ, lưu trữ, sử dụng CO2 trong hoạt động dầu khí [kỳ 2]: Kinh nghiệm quốc tế

Năm 2009, lộ trình Thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đặt mục tiêu phát triển 100 dự án CCUS quy mô lớn từ năm 2010 - 2020 để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu, lưu trữ khoảng 300 triệu tấn CO2 mỗi năm [8]. Trên thực tế, việc triển khai CCUS đã tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua, tuy nhiên, điều đó vẫn không đạt được tham vọng đặt ra với công suất thực tế hiện khoảng 40 triệu tấn/năm (chỉ đạt 13% so với mục tiêu).
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 1]: Hiện trạng và dự báo cung, cầu than

Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 1]: Hiện trạng và dự báo cung, cầu than

Mặc dù điện từ năng lượng tái tạo đã phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhưng nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện ổn định với chi phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các phụ tải nền. Ngoài ra, than vẫn là loại năng lượng cơ bản và thiết yếu trong sản xuất thép. Cuộc khủng hoảng than đá ở Trung Quốc năm 2021 cho thấy: Các nguồn năng lượng thay thế cần phải được hoạt động tin cậy. Đề cập đến hiện trạng, dự báo cung, cầu về than trong khu vực APEC để từ đó khẳng định vai trò của than trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng, TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương có chuyên đề viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam. Trân trọng gửi tới bạn đọc.
Thu giữ, lưu trữ, sử dụng CO2 trong hoạt động dầu khí [kỳ 1]: Tiềm năng trong khai thác dầu khí

Thu giữ, lưu trữ, sử dụng CO2 trong hoạt động dầu khí [kỳ 1]: Tiềm năng trong khai thác dầu khí

Thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) có thể đóng góp lớn vào việc giảm phát thải, giúp các nước đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không. Dầu mỏ là ngành công nghiệp tiêu thụ CO2 từ nguồn bên ngoài lớn nhất và cũng là ngành có tiềm năng lưu trữ CO2 lớn nhất. Để bạn đọc có góc nhìn đa chiều về lĩnh vực này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu chuyên đề đánh giá khái quát về hiện trạng thực hiện các dự án CCUS trên thế giới, ở Việt Nam và đề xuất phương hướng thực hiện CCUS trong khai thác dầu khí ở Việt Nam của chuyên gia Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động