RSS Feed for Nhận định - Dự báo Thứ bảy 20/04/2024 10:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 33]: Vai trò của hydro trong xã hội không có carbon

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 33]: Vai trò của hydro trong xã hội không có carbon
Hiện tại, khoảng 85% năng lượng tiêu thụ ở Nhật Bản là dùng nhiên liệu hóa thạch, nhưng với mục tiêu trung hòa carbon (CN) vào năm 2050 thì bắt buộc phải chuyển đổi sang nguồn năng lượng sạch như: Điện hạt nhân, hoặc năng lượng tái tạo không thải ra CO2.
Cập nhật tình hình hoạt động đầu tư nguồn điện ở Hoa Kỳ và Trung Quốc

Cập nhật tình hình hoạt động đầu tư nguồn điện ở Hoa Kỳ và Trung Quốc

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước phát thải khí CO2 gây ấm lên toàn cầu lớn nhất thế giới. Tương lai của loài người phụ thuộc phần lớn vào quá trình giảm phát thải CO2 ở hai nước này, trước mắt là trong sản xuất điện.
Cơ cấu điện California (Hoa Kỳ) sẽ ra sao nếu bỏ điện hạt nhân vào năm 2025?

Cơ cấu điện California (Hoa Kỳ) sẽ ra sao nếu bỏ điện hạt nhân vào năm 2025?

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, xung đột diễn ra tại Ukraine, biến đổi khí hậu... cho đến lạm phát, mục tiêu Net-Zero đã khiến năng lượng trở thành đề tài nóng, thì bang California (Mỹ) lại tuyên bố loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vào năm 2025 - 2030. Vậy, cơ cấu điện của tiểu bang này sẽ ra sao khi không còn điện hạt nhân? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Điện khí linh hoạt trong lộ trình  phát thải ròng bằng ‘0’ của Việt  Nam

Điện khí linh hoạt trong lộ trình phát thải ròng bằng ‘0’ của Việt Nam

Với quá trình chuyển dịch năng lượng trong lĩnh vực sản xuất điện, phù hợp với cam kết của Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, điện khí thay thế dần điện than được coi là một trong những bước khởi đầu. Tuy nhiên, với đặc thù của cân đối hệ thống điện thời gian tới, hệ số công suất của các nguồn điện khí sẽ giảm đáng kể và ảnh hưởng đến tính kinh tế của loại hình nguồn này. Một trong các giải pháp khắc phục đã được đề xuất trong Quy hoạch điện VIII là bổ sung thêm loại hình nguồn linh hoạt, trong đó có loại hình tổ máy phát dùng động cơ đốt trong ICE (Internal Combustion Engine) được cho là một lựa chọn thích hợp, như phân tích dưới đây.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 32]: An ninh năng lượng của thế giới đã thay đổi

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 32]: An ninh năng lượng của thế giới đã thay đổi

Tình hình xung quanh điện hạt nhân đã thay đổi đáng kể, kể từ khi thế giới hồi phục sau Covid-19 và cuộc xung đột Ukraine làm giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao. Vào ngày 6/7/2022, Nghị viện châu Âu, vốn đang tranh luận về 'sự phân loại' của quá trình khử cacbon đã thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc công nhận điện hạt nhân và khí tự nhiên là 'bền vững'. Điều này chưa ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng điện hạt nhân sẽ là một lựa chọn khả thi cho các khoản đầu tư giảm cacbon trong tương lai.
Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Kinh nghiệm cân bằng hệ thống, khi nguồn điện gió, mặt trời ‘vượt tầm kiểm soát’

Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng, nhất là khi năng lượng tái tạo như gió và mặt trời phát triển bùng nổ đã xuất hiện tỷ lệ hai nguồn này tăng vọt, vượt quá tầm kiểm soát của hệ thống điện. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập tới chủ đề này, với một số kinh nghiệm xử lý ở California, Mỹ và một vài quốc gia khác trên thế giới.
Tính cấp bách của việc thu giữ, lưu trữ carbon với mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Tính cấp bách của việc thu giữ, lưu trữ carbon với mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Dưới đây là 2 dự án thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) của Anh và Mỹ hiện đang thực hiện. Qua hai dự án này, ngoài việc giảm dùng nguyên liệu hóa thạch thì công nghệ CCS là rất quan trọng để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Dự báo thay đổi dòng chảy năng lượng toàn cầu hậu xung đột Nga - Ukraine

Dự báo thay đổi dòng chảy năng lượng toàn cầu hậu xung đột Nga - Ukraine

Từ bất đồng, xung đột, rồi sang đối đầu, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày thêm căng thẳng, tác động không nhỏ đến dòng chảy năng lượng toàn cầu. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về chủ đề đang được quan tâm này.
Tại sao nước Đức vẫn phải duy trì các nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch?

Tại sao nước Đức vẫn phải duy trì các nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch?

Câu hỏi trên con đường tiến đến phát thải - Net Zero luôn là bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo thì đủ điện? Tại sao với công suất đặt năng lượng tái tạo rất lớn (vượt 1,76 lần so với nhu cầu), nước Đức vẫn cần điện hạt nhân, than và đặc biệt là khí đốt của Nga?
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 31]: Tranh luận về chính sách năng lượng và điện hạt nhân

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 31]: Tranh luận về chính sách năng lượng và điện hạt nhân

Các cuộc tranh luận của bầu cử Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu và chính sách năng lượng, cũng như điện hạt nhân nổi lên như một vấn đề chính.
Những công nghệ làm thay đổi tương lai ngành năng lượng thế giới

Những công nghệ làm thay đổi tương lai ngành năng lượng thế giới

Tương lai, những công nghệ mới nổi dưới đây sẽ làm thay đổi cách chúng ta sản xuất, sử dụng năng lượng để ngăn chặn thảm họa khí hậu thông qua mục tiêu Net-Zero 2050. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật, phân tích về chủ đề đang được quan tâm này.
‘Cơn bão’ giá xăng ở Việt Nam

‘Cơn bão’ giá xăng ở Việt Nam

Từ tác động của khủng hoảng nguồn cung xăng, dầu và bối cảnh địa chính trị thế giới, giá xăng trong nước có những biến động khó lường trong thời gian qua. Với vai trò là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất của nền kinh tế, việc thay đổi giá xăng kéo theo nhiều biến chuyển quan trọng trong biểu đồ giá cả trong nước và đời sống của từng người dân. Bài viết chia sẻ cùng bạn đọc một góc nhìn của tác giả với những phân tích khách quan và định lượng, cùng những dự báo diễn biến tiếp theo của cơn bão giá xăng ở Việt Nam.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 30]: Tiết kiệm điện đã đạt đến giới hạn

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 30]: Tiết kiệm điện đã đạt đến giới hạn

Nếu mùa đông năm nay rét đậm, dự kiến ​​Nhật Bản sẽ thiếu điện cho khoảng 1,1 triệu hộ gia đình. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện lần lượt bị đóng cửa, việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân cũng bị trì hoãn. Mặt khác, việc mua sắm nhiên liệu từ Nga cũng không chắc chắn và kể từ sau trận động đất ở phía Đông Nhật Bản, việc điều chỉnh cung - cầu để tiết kiệm điện đã đạt đến giới hạn.
Ba trụ cột để thế giới đạt được Net-zero vào năm 2050

Ba trụ cột để thế giới đạt được Net-zero vào năm 2050

Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thế giới cần đạt mức phát thải ròng bằng không (Net-zero) vào năm 2050. Không có con đường duy nhất để đạt được điều này, nhưng nhiều công nghệ tiên tiến được đề xuất sẽ đóng một vai trò quan trọng. Chúng bao gồm xây dựng chuỗi giá trị hydro, amoniac, khử carbon thông qua công nghệ thu giữ carbon và một số công nghệ khác.
Tổng quan công nghệ thu giữ, lưu trữ CO2 và những rào cản triển khai

Tổng quan công nghệ thu giữ, lưu trữ CO2 và những rào cản triển khai

Theo dự báo, đến năm 2030, sản lượng năng lượng sơ cấp từ than đạt 3.976 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) và lượng khí thải CO2 là 38.749 triệu tấn CO2 mỗi năm. Vì vậy, việc thu hồi và lưu giữ carbon (CCS) được xem là một trong các biện pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, ngoài một số thuận lợi, còn có nhiều rào cản khiến công nghệ thu giữ CO2 vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 29]: Xem xét lại chính sách điện hạt nhân

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 29]: Xem xét lại chính sách điện hạt nhân

Trong "Chiến lược năng lượng sạch" mới được chính quyền ông Kishida xây dựng đã chỉ rõ sẽ "sử dụng tối đa" năng lượng hạt nhân. Tình hình Ukraine cho thấy sự bất ổn của cung cấp năng lượng, và phong trào "quay lại với điện hạt nhân" đang tăng lên mạnh mẽ trong chính phủ và đảng cầm quyền. Điều này có thể dẫn đến việc xem xét lại chính sách điện hạt nhân.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động