RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ năm 25/04/2024 15:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đến thời điểm nào Việt Nam sẽ chấm dứt bù chéo giá điện?

Đến thời điểm nào Việt Nam sẽ chấm dứt bù chéo giá điện?
Mới đây, tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương đề xuất cách tính tiền điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Bậc thấp nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh (thay vì 50 kWh như hiện hành), còn bậc cao nhất là từ 701 kWh trở lên. Như vậy, việc bù chéo giá điện giữa khách hàng dùng nhiều điện cho khách hàng dùng ít điện vẫn tiếp tục thực hiện. Với đề xuất này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số nhận xét dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

Bế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủ

Bế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủ
Do khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) với chủ đầu tư các dự án điện khí LNG về lượng bao tiêu điện năng (Qc), trong khi Bộ Công Thương chưa ban hành khung giá phát điện đối với nhà máy điện LNG, mới đây EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết dứt điểm các vướng mắc này. Sau khi nghiên cứu nội dung báo cáo và các tài liệu liên quan, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài phân tích, nhận định ban đầu dưới đây.

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới
Như chúng ta đã biết, ngày 10/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo từ các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp liên quan về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Góp ý thêm về nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết phân tích và đề xuất một số cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực phía Bắc đến năm 2030, theo Quy hoạch VIII. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản
Luật Điện lực năm 2004, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực… Đóng góp thêm ý kiến cho Luật Điện lực (sửa đổi) lần này, TS. Nguyễn Thành Sơn đã có các nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung dưới đây.

Chuyển đổi từ điện than sang điện hạt nhân - Câu chuyện của Hoa Kỳ, có gợi ý cho Việt Nam?

Chuyển đổi từ điện than sang điện hạt nhân - Câu chuyện của Hoa Kỳ, có gợi ý cho Việt Nam?
Với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá việc chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than thành các nhà máy điện hạt nhân. Kết quả cho thấy: Hàng trăm địa điểm nhà máy nhiệt điện than của nước này có thể được chuyển đổi sang nhà máy điện hạt nhân, giúp tạo thêm việc làm mới, tăng lợi ích kinh tế và cải thiện đáng kể điều kiện môi trường.

Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới

Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới
Tiếp theo bài viết “Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu vực miền Bắc để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này một các hợp lý, phù hợp với Quy hoạch điện VIII. Mặt khác, giúp cho các hộ sử dụng điện có hướng tính toán khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đạt tính kinh tế, hiệu quả cao.

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế
Sau một số bài báo về kinh nghiệm quốc tế trong mua bán điện khí, cách điều hành giá điện khí 2 thành phần... Tạp chí Năng lượng Việt Nam nhận được nhiều ý kiến đề xuất thông tin thêm về hợp đồng mua bán khí LNG trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi tổng hợp một số nội dung dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải
Thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển TP Thượng Hải về điều chỉnh giá khí cho thấy cơ chế mua điện khí (bao gồm giá điện năng và giá công suất) ở một thành phố lớn của Trung Quốc. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp về nội dung thông báo này để bạn đọc hiểu thêm về một cơ chế mua điện khí.

Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2050

Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2050
Trong 30 năm tới, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng nhẹ ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu phát triển. Mặt khác, tác động mạnh mẽ của sự tăng tốc điện khí hóa sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến những tác động kéo dài của nhu cầu năng lượng từ đại dịch Covid-19 và tác động của sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng do cuộc xung đột Nga - Ukraine mang lại. Trong khi cả hai sự kiện trên đều đã chứng kiến ​​sự thay đổi lớn về cung - cầu năng lượng trong ngắn hạn và tác động của chúng trong dài hạn.
Tờ trình mới nhất về Quy hoạch điện 8 và một số đánh giá, nhận định của chuyên gia

Tờ trình mới nhất về Quy hoạch điện 8 và một số đánh giá, nhận định của chuyên gia

Theo tinh thần nội dung Tờ trình Chính phủ ngày 13/10/2022 của Bộ Công Thương về hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số đánh giá về vấn đề nhiệt điện than, nguồn điện sử dụng khí trong nước, nguồn điện sử dụng LNG nhập khẩu, nguồn điện gió, mặt trời và chi phí sản xuất điện... cũng như một số nhận định dưới đây.
Điện hạt nhân và câu chuyện ‘thoát Nga’, hướng đến Hoa Kỳ của người Ukraina

Điện hạt nhân và câu chuyện ‘thoát Nga’, hướng đến Hoa Kỳ của người Ukraina

Khi mà những đám cháy bùng lên gần những nhà máy điện hạt nhân sau những đợt pháo kích, khi mà thảm họa hạt nhân mới tưởng như đưa tay ra là chạm đến, khi mà khủng hoảng năng lượng thành câu chuyện hàng ngày trên khắp lục địa già, người ta mới chợt nhận ra hai chữ: “Hạt nhân” - một phần không thể tách rời của lịch sử địa chính trị của Ukraina.
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ cuối]: Một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm

Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ cuối]: Một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm

Cùng xu thế trên thế giới, Việt Nam tập trung phát triển các nguồn điện có tiềm năng tài nguyên trong nước và giá thành phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và thu nhập của người dân. Đặc biệt, nếu cộng cả thủy điện thì tổng nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 42,57% tổng nguồn điện, chiếm tỷ trọng vào loại cao nhất trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi điện phát ra bình quân đầu người của Việt Nam chỉ xếp thứ 69, vào loại thấp trong khu vực.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 37]: Chi phí nhiên liệu điện hạt nhân chỉ 280 đồng/kWh

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 37]: Chi phí nhiên liệu điện hạt nhân chỉ 280 đồng/kWh

Chi phí nhiên liệu của một nhà máy điện hạt nhân rất thấp, chỉ 1,7 yên/kilowatt giờ (280 VNĐ/kWh). Hiện tại, chi phí nhiên liệu cho mỗi kilowatt giờ phát điện bằng khí đốt tự nhiên đã tăng lên khoảng 16 yên (2.600 VNĐ). Qua việc thúc đẩy khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, chi phí điện có thể giảm khoảng 2 nghìn tỷ yên mỗi năm.
Thấy gì qua kế hoạch mua điện năng lượng tái tạo của Thái Lan?

Thấy gì qua kế hoạch mua điện năng lượng tái tạo của Thái Lan?

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo để không lệ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, Thái Lan đã đưa ra nhiều giải pháp kích cầu sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, nhất là trong bối cảnh giá FIT chỉ mang tính tình thế, khiến cung nhiều hơn cầu. Dưới đây là tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xung quanh nội dung này.
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021

Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021

Qua các phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Việc phát điện của các nước tùy thuộc trước hết vào tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước, trong đó ưu tiên trước hết nguồn điện có giá thành rẻ, mức phát thải thấp hơn. Mặt khác, việc phát triển còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cho phép tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng sạch hơn (phát thải CO2 thấp) nhưng chi phí cao hơn (giá thành điện năng cao). Nhưng xu hướng chung là các nước ngày càng chú trọng phát triển điện năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.
Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý

Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1954/PC-VPCP gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét các đề xuất, kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”.
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, thực thi  Luật năng lượng tái tạo - Hàm ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, thực thi Luật năng lượng tái tạo - Hàm ý cho Việt Nam

Trong bối cảnh trung hòa carbon đến gần, khủng hoảng năng lượng đang đỉnh điểm, căng thẳng địa chính trị gia tăng, thì đẩy mạnh mục tiêu khai thác năng lượng tái tạo là cần thiết, cấp bách. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam là kinh nghiệm xây dựng và thực thi Luật năng lượng tái tạo của một số quốc gia, hàm ý có thể ứng dụng cho Việt Nam khi cơ chế FIT hết hạn.
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 1]: Sản lượng phát ra năm 2011, 2020, 2021

Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 1]: Sản lượng phát ra năm 2011, 2020, 2021

Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến điện năng toàn cầu năm 2011 và 2020 - 2021 trên các mặt: (1) Tổng sản lượng điện năng phát ra; (2) Cơ cấu sản lượng điện năng phát ra theo loại nhiên liệu sản xuất ra điện năng, gồm dầu, khí đốt thiên nhiên, than, năng lượng hạt nhân (nguyên tử), thủy điện (thủy năng), năng lượng tái tạo và nhiên liệu khác; (3) Điện năng phát ra bình quân đầu người của toàn cầu, châu lục, nhóm nước, từng nước, qua đó rút ra một số nhận xét cho từng mặt nêu trên và vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm.
Diesel đắt hơn xăng: Vì sao và liệu trong tương lai tới giá dầu còn rẻ hơn xăng?

Diesel đắt hơn xăng: Vì sao và liệu trong tương lai tới giá dầu còn rẻ hơn xăng?

Giá dầu diesel gần đây đã tăng cao hơn giá xăng khá nhiều. Nguyên nhân do đâu và liệu dầu diesel có giảm giá thấp hơn xăng không? Dưới đây là tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Kinh nghiệm quốc tế khi chuyển từ FIT sang đấu thầu năng lượng tái tạo

Kinh nghiệm quốc tế khi chuyển từ FIT sang đấu thầu năng lượng tái tạo

Để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon nhằm giữ nhiệt độ tăng dưới 2 độ C, năng lượng tái tạo trở thành ngành “điểm nhấn”. Nhằm hậu thuẫn cho nguồn năng lượng này phát triển, cơ chế giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) ra đời. Nhưng khi FIT hết hạn, đấu thầu rộng rãi từng vòng sẽ được thế chân. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật kinh nghiệm đã được một số quốc gia thực hiện thành công sau khi FIT chấm dứt.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 36]:  ‘Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân’ chỉ là khẩu hiệu suông?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 36]: ‘Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân’ chỉ là khẩu hiệu suông?

Tháng 8/2022, khi Thủ tướng Fumio Kishida tuyên bố ông sẽ tăng số lượng nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động lên con số 17, thì trong Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã có ý kiến: “Tất cả các tổ máy này đều đã vượt qua đánh giá an toàn của Ủy ban Pháp quy hạt nhân (NRA), nên việc lên kế hoạch cho 17 tổ máy là điều đương nhiên”.
Phát thải CO2 từ sử dụng năng lượng trên toàn cầu và tình hình của Việt Nam

Phát thải CO2 từ sử dụng năng lượng trên toàn cầu và tình hình của Việt Nam

Trong bài báo này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ trình bày về tình hình phát thải khí CO2 từ sử dụng năng lượng trên toàn cầu, từng châu lục, khu vực và các nước năm 2011 và 2020 - 2022. Đồng thời nêu mức phát thải khí CO2 bình quân đầu người từ sử dụng năng lượng và bình quân trên EJ năng lượng tiêu thụ năm 2021 trên toàn cầu, từng châu lục, khu vực và các nước. Qua đó cho thấy: Nguyên nhân gây phát thải khí CO2 và mức độ trầm trọng tại từng châu lục, khu vực và các nước. Bài báo cũng phân tích, làm rõ tình trạng phát thải khí CO2 ở Việt Nam, thông qua đó nêu một số vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn tới đối với Việt Nam.
Kiến nghị chính sách phát triển nguồn điện khí, điện gió, mặt trời tại Việt Nam

Kiến nghị chính sách phát triển nguồn điện khí, điện gió, mặt trời tại Việt Nam

Từ kết quả Hội thảo quốc tế “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam” do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo - Bộ Công Thương, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 8/2022 tại TP. HCM, Ban tổ chức Hội thảo vừa có Văn bản báo cáo tổng hợp kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương về cơ chế, chính sách phát triển các nguồn điện này trong thời gian sắp tới.
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu củng cố quyết tâm tăng năng lượng tái tạo

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu củng cố quyết tâm tăng năng lượng tái tạo

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội vừa tổ chức hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia". Hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan nhà nước, các tổ chức nước ngoài như: Phái đoàn EU, Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Úc, Đại sứ quán Hoa Kỳ, JBIC, ADB, cùng các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động