RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ ba 16/04/2024 23:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới
Như chúng ta đã biết, ngày 10/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo từ các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp liên quan về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Góp ý thêm về nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết phân tích và đề xuất một số cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực phía Bắc đến năm 2030, theo Quy hoạch VIII. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản
Luật Điện lực năm 2004, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực… Đóng góp thêm ý kiến cho Luật Điện lực (sửa đổi) lần này, TS. Nguyễn Thành Sơn đã có các nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung dưới đây.

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo
Trước những bế tắc trong đàm phán hợp đồng mua bán điện khí ở Việt Nam, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có các nghiên cứu về cách xây dựng hợp đồng cho nguồn điện này từ quốc tế. Sau khi cân nhắc từ nhiều mô hình, chúng tôi phân tích một số đặc điểm của 1 nhà máy điện khí lớn của Thái Lan để chúng ta tham khảo.

Một số nhận định về các dự án thủy điện (đầu tư mới và mở rộng) theo Quy hoạch điện VIII

Một số nhận định về các dự án thủy điện (đầu tư mới và mở rộng) theo Quy hoạch điện VIII
Như chúng ta đã biết, ngày 1/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 262/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định ban đầu về các dự án thủy điện sẽ được triển khai (đầu tư mới và mở rộng) theo Quy hoạch. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế
Sau một số bài báo về kinh nghiệm quốc tế trong mua bán điện khí, cách điều hành giá điện khí 2 thành phần... Tạp chí Năng lượng Việt Nam nhận được nhiều ý kiến đề xuất thông tin thêm về hợp đồng mua bán khí LNG trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi tổng hợp một số nội dung dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải
Thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển TP Thượng Hải về điều chỉnh giá khí cho thấy cơ chế mua điện khí (bao gồm giá điện năng và giá công suất) ở một thành phố lớn của Trung Quốc. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp về nội dung thông báo này để bạn đọc hiểu thêm về một cơ chế mua điện khí.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ cuối]: Khuyến nghị cho các bên liên quan

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ cuối]: Khuyến nghị cho các bên liên quan
Tất cả các bên liên quan đều có vai trò trong việc làm cho thị trường carbon trở nên hiệu quả, đáng tin cậy hơn, góp phần thúc đẩy việc cắt giảm phát thải CO₂ nhiều hơn và thúc đẩy đổi mới các giải pháp năng lượng tái tạo. Dưới đây là bản tóm tắt các khuyến nghị dành cho từng bên liên quan nhằm tạo dựng niềm tin và tính nghiêm ngặt cho các hệ thống giao dịch carbon trên toàn cầu.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 29]: Xem xét lại chính sách điện hạt nhân

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 29]: Xem xét lại chính sách điện hạt nhân
Trong "Chiến lược năng lượng sạch" mới được chính quyền ông Kishida xây dựng đã chỉ rõ sẽ "sử dụng tối đa" năng lượng hạt nhân. Tình hình Ukraine cho thấy sự bất ổn của cung cấp năng lượng, và phong trào "quay lại với điện hạt nhân" đang tăng lên mạnh mẽ trong chính phủ và đảng cầm quyền. Điều này có thể dẫn đến việc xem xét lại chính sách điện hạt nhân.
Những thách thức trong đảm bảo an ninh cung cấp điện của Việt Nam

Những thách thức trong đảm bảo an ninh cung cấp điện của Việt Nam

Tại hội thảo “Cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng Việt Nam bền vững” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức mới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có tham luận về “Những thách thức trong đảm bảo an ninh cung cấp điện của Việt Nam”. Dưới đây xin giới thiệu cùng bạn đọc tổng hợp nội dung này.
Tác động giá nhiên liệu năng lượng tới giá điện và nền kinh tế - Nhìn về Việt Nam

Tác động giá nhiên liệu năng lượng tới giá điện và nền kinh tế - Nhìn về Việt Nam

Đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine, khủng hoảng năng lượng xuất hiện kéo theo lạm phát, khiến giá nhiên liệu năng lượng tăng phi mã. Hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới giá điện, GDP và nhiều lĩnh vực khác. Nó “phủ sóng” toàn cầu, nên Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Pin và nhiên liệu điện tử, loại nào tốt hơn?

Pin và nhiên liệu điện tử, loại nào tốt hơn?

Trong khi phương tiện giao thông chạy điện (Electric Vehicle-EV) ngày càng rẻ hơn thì thị trường lại xuất hiện thêm dòng nhiên liệu mới: Nhiên liệu điện tử (e-fuel). Bài tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập tới chủ đề này để chúng ta so sánh xem pin nhiên liệu và nhiên liệu điện tử loại nào ưu việt hơn?
Các bộ chuyên ngành xem xét cơ chế cho các dự án điện khí, điện gió, mặt trời VN

Các bộ chuyên ngành xem xét cơ chế cho các dự án điện khí, điện gió, mặt trời VN

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 1148/PC-VPCP, ngày 22/6/2022 gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét các kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí Việt Nam”.
Kịch bản phát triển nguồn, lưới điện dưới tác động của chính sách khuyến kích đầu tư

Kịch bản phát triển nguồn, lưới điện dưới tác động của chính sách khuyến kích đầu tư

Dự thảo Quy hoạch điện VIII có những thay đổi cơ bản trong nguồn điện nhằm đáp ứng cam kết Net-zero. Trên cơ sở cơ cấu nguồn điện dự kiến được phê duyệt trong Quy hoạch, để đáp ứng cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn tới, hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thực hiện nghiên cứu các kịch bản phát triển nguồn điện và phương án giải tỏa công suất dưới tác động của các chính sách khuyến kích đầu tư.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 28]: Tình hình giá điện châu Âu và Nhật Bản

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 28]: Tình hình giá điện châu Âu và Nhật Bản

Giá điện tăng mạnh do cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ châu Âu, cùng với tự do hóa thị trường điện nên ở Anh và một số các nước khác các nhà bán lẻ điện lần lượt phá sản. So với châu Âu thì mức tăng giá khí đốt tự nhiên và mức tăng giá điện của Nhật Bản vẫn còn tương đối nhỏ.
Trao đổi của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về phát triển điện hạt nhân

Trao đổi của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về phát triển điện hạt nhân

Trong bối cảnh tiến tới phát thải CO2 bằng không, giá nhiên liệu tăng cao do thế giới phục hồi sau đại dịch và cấm vận liên quan đến khủng hoảng Nga - Ucraina, điện hạt nhân được nhiều chính phủ quan tâm trở lại. Mặc dù chưa được coi là năng lượng tái tạo, nhưng điện hạt nhân là nguồn năng lượng ít phát thải khí nhà kính, có tính ổn định và mức an ninh năng lượng cao.
Điện hạt nhân ở Việt Nam - Nên tiến, hay lùi?

Điện hạt nhân ở Việt Nam - Nên tiến, hay lùi?

Tiến hay lùi, với điện hạt nhân của Việt Nam sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định. Nhưng PGS, TS. Vương Hữu Tấn [*] - người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho rằng: Điện hạt nhân là cần thiết với nước ta, đặc biệt khi Chính phủ đã cam kết zero carbon vào năm 2050.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và ‘bộ ba năng lượng’

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và ‘bộ ba năng lượng’

Trong nhiều năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) luôn đi đầu trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu và Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những “điểm nhấn” từ Hội nghị thường niên của WEF mang tên “Triển vọng năng lượng: Vượt qua khủng hoảng” tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ), hồi cuối tháng Năm vừa qua.
PVN sau đại dịch Covid-19 và các kiến nghị phát triển bền vững

PVN sau đại dịch Covid-19 và các kiến nghị phát triển bền vững

Trong hai năm (2020 và 2021), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập bởi cú sốc mang tên Covid-19. Tuy vậy, PVN đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp đề ra để vượt qua hai năm khó khăn.
Từ trữ lượng than thế giới, suy ngẫm về phát triển bền vững năng lượng Việt Nam

Từ trữ lượng than thế giới, suy ngẫm về phát triển bền vững năng lượng Việt Nam

Trong phạm vi bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu rõ quá trình hoàn thiện công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận chuyển, sử dụng than trên thế giới và suy ngẫm cho trường hợp Việt Nam.
Cơ chế chính sách, giải pháp nào để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững?

Cơ chế chính sách, giải pháp nào để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững?

Chưa bao giờ vấn đề năng lượng bền vững cho sự phát triển của đất nước lại nóng như thời gian gần đây. Trong bối cảnh ấy, ngày 17/6/2022, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã tổ chức Hội thảo “Cơ chế chính sách, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam bền vững” tại Hà Nội.
Cơ chế nào để Việt Nam phát triển pin lưu trữ điện năng và thủy điện tích năng?

Cơ chế nào để Việt Nam phát triển pin lưu trữ điện năng và thủy điện tích năng?

Phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo cần đi đôi với việc xây dựng hệ thống lưu trữ điện năng, nhằm tích trữ năng lượng dư thừa do các nguồn năng lượng tái tạo không thể điều độ vào các giờ thấp điểm của nhu cầu và phát lên hệ thống ở những giờ cao điểm đang và sẽ ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này, cần có các cơ chế linh hoạt, phù hợp để có thể thúc đẩy được việc đầu tư phát triển hệ thống lưu trữ điện năng.
Tác động môi trường và lựa chọn địa điểm dự án điện gió

Tác động môi trường và lựa chọn địa điểm dự án điện gió

Văn phòng Công nghệ Năng lượng Gió (Wind Energy Technologies Office - WETO) tiến hành các hoạt động nhằm hiểu biết và giảm thiểu các rào cản đối với việc triển khai điện gió bằng cách giải quyết các vấn đề về địa điểm và môi trường. Khi được xác định đúng vị trí, các dự án gió mang lại lợi ích môi trường ròng cho cộng đồng nơi chúng hoạt động và cho quốc gia nói chung. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Kỷ nguyên năng lượng hydro đã trở thành hiện thực

Kỷ nguyên năng lượng hydro đã trở thành hiện thực

Trong bối cảnh trung hòa cacbon đang “sốt sình sịch” thì hydro lại được xem là chìa khóa, giúp nhân loại có thêm nguồn năng lượng sạch. Không phải mất nhiều thập kỷ để hydro “đi vào cuộc sống” như nhiều người nghĩ, mà hiện đã có nhiều án lớn đang đi vào xây dựng.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động