RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ sáu 19/04/2024 01:55
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới
Như chúng ta đã biết, ngày 10/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo từ các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp liên quan về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Góp ý thêm về nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết phân tích và đề xuất một số cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực phía Bắc đến năm 2030, theo Quy hoạch VIII. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản
Luật Điện lực năm 2004, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực… Đóng góp thêm ý kiến cho Luật Điện lực (sửa đổi) lần này, TS. Nguyễn Thành Sơn đã có các nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung dưới đây.

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo
Trước những bế tắc trong đàm phán hợp đồng mua bán điện khí ở Việt Nam, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có các nghiên cứu về cách xây dựng hợp đồng cho nguồn điện này từ quốc tế. Sau khi cân nhắc từ nhiều mô hình, chúng tôi phân tích một số đặc điểm của 1 nhà máy điện khí lớn của Thái Lan để chúng ta tham khảo.

Một số nhận định về các dự án thủy điện (đầu tư mới và mở rộng) theo Quy hoạch điện VIII

Một số nhận định về các dự án thủy điện (đầu tư mới và mở rộng) theo Quy hoạch điện VIII
Như chúng ta đã biết, ngày 1/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 262/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định ban đầu về các dự án thủy điện sẽ được triển khai (đầu tư mới và mở rộng) theo Quy hoạch. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế
Sau một số bài báo về kinh nghiệm quốc tế trong mua bán điện khí, cách điều hành giá điện khí 2 thành phần... Tạp chí Năng lượng Việt Nam nhận được nhiều ý kiến đề xuất thông tin thêm về hợp đồng mua bán khí LNG trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi tổng hợp một số nội dung dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải
Thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển TP Thượng Hải về điều chỉnh giá khí cho thấy cơ chế mua điện khí (bao gồm giá điện năng và giá công suất) ở một thành phố lớn của Trung Quốc. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp về nội dung thông báo này để bạn đọc hiểu thêm về một cơ chế mua điện khí.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ cuối]: Khuyến nghị cho các bên liên quan

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ cuối]: Khuyến nghị cho các bên liên quan
Tất cả các bên liên quan đều có vai trò trong việc làm cho thị trường carbon trở nên hiệu quả, đáng tin cậy hơn, góp phần thúc đẩy việc cắt giảm phát thải CO₂ nhiều hơn và thúc đẩy đổi mới các giải pháp năng lượng tái tạo. Dưới đây là bản tóm tắt các khuyến nghị dành cho từng bên liên quan nhằm tạo dựng niềm tin và tính nghiêm ngặt cho các hệ thống giao dịch carbon trên toàn cầu.

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?
Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, hay còn gọi là Hội nghị Các bên (COP) tham gia Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (nay là Hiệp định Paris 2015) lần thứ 26, đúng ra phải được tổ chức năm 2020. Nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi Hội nghị sang năm nay, vẫn tại Thành phố Glasgow của xứ Scotland, nước Anh. Hội nghị dự tính kéo dài từ 31/10 đến ngày 12/11, với chương trình nghị sự đồ sộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Bài học đối phó với khủng hoảng năng lượng của Canada

Bài học đối phó với khủng hoảng năng lượng của Canada

Phải nói ngay rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đang rất... “nồng” và không thể giải quyết một sớm, một chiều. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Canada lại có hướng đi riêng để sớm giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng này. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu vừa qua đã phần nào cho chúng ta thấy chuyển dịch năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu tuy là xu thế tất yếu, nhưng nếu “giục tốc”, vội vã dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và mặt trời, khi chưa tạo đủ mức độ an ninh cung cấp năng lượng bằng các nguồn truyền thống ổn định, sẽ gây rủi ro cho chính nền kinh tế và người dân của mình. “Tác dụng phụ” của các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ không hề nhẹ.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ cuối]: Suy ngẫm về Việt Nam

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ cuối]: Suy ngẫm về Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Để có thể đánh giá đúng cơ cấu điện năng và động thái của cơ cấu điện năng có hợp lý hay không phải biết rõ các con số tỷ lệ đó được sinh ra từ “cái tổ” nào và trong bối cảnh nào. Hay nói theo kiểu dân dã là “nguồn gốc xuất thân” của chúng ở đâu. Do vậy, chúng ta nên bỏ tư duy phải “xác định tỷ lệ hợp lý của từng nguồn điện theo loại nhiên liệu trong hệ thống nguồn điện” mà phải là “xác định quy mô hợp lý của từng nguồn điện theo loại nhiên liệu trong hệ thống nguồn điện”.
Đức và châu Âu đang tìm kiếm nguồn nhập than cho sản xuất điện

Đức và châu Âu đang tìm kiếm nguồn nhập than cho sản xuất điện

Trong bối cảnh thế giới đang cố gắng thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thì khủng hoảng năng lượng xuất hiện, khiến nhiều quốc gia châu Âu phải tìm giải pháp tình thế, dùng than để sản xuất điện... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Những thách thức đối với dự án điện mặt trời ‘quy mô lớn’ - nhìn về Việt Nam

Những thách thức đối với dự án điện mặt trời ‘quy mô lớn’ - nhìn về Việt Nam

Khi chi phí công nghệ giảm mạnh, chính phủ nhiều nước xây dựng các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn, khiến nhiều người tin rằng: Ngành này sớm đạt điểm đỉnh. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, bên cạnh thuận lợi, điện mặt trời đang còn rất nhiều “rào cản” chờ ở phía trước.
Những điều còn trăn trở khi thực hiện Quy hoạch điện VIII

Những điều còn trăn trở khi thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ để sớm phê duyệt. Với nhiều điểm tiến bộ nổi bật so với các quy hoạch điện trước đây, Quy hoạch lần này được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề xây dựng một hệ thống năng lượng ‘xanh hơn’, ‘sạch hơn’ theo định hướng của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm băn khoăn về tính khả thi khi triển khai thực hiện Quy hoạch. Chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin được chia sẻ một vài nhìn nhận cùng bạn đọc ở dưới đây.
Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Ngoài đại dịch Covid-19, biến động giá dầu và khủng hoảng năng lượng đang là chủ đề được dư luận quan tâm. Đây cũng là dấu hiệu không mấy vui trước ngày khai mạc COP26. Những người hoài nghi cho rằng: Đây là “lời cảnh báo cho các chính phủ về những rủi ro cố hữu của quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Đây là thời điểm để “đưa than vào lịch sử”. Còn theo Bloomberg News: Việc “chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang đến gần, nhưng nó không hề đơn giản”... Để trả lời cho câu hỏi: Liệu khủng hoảng năng lượng lần này có phải là dấu hiệu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hay không? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp dưới đây.
Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?

Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?

Phát triển điện gió ngoài khơi đang là một xu thế mới của ngành năng lượng tái tạo trên thế giới, bởi điện gió ngoài khơi không chỉ sản xuất điện năng mà còn góp phần quan trọng chống biến đổi khí hậu do không phát thải khí carbon, cũng như sản xuất pin siêu sạch phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế. Để hiện thực hóa tiềm năng lớn của năng lượng này, Việt Nam cần sớm xác định rõ vai trò của nguồn năng lượng này trong quy hoạch cơ sở hạ tầng. Bài viết sau đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích, đánh giá sự cần thiết, vai trò và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi.
Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam

Qua bức tranh toàn cảnh phát triển năng lượng tái tạo năm 2020 của thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện, Việt Nam có thể tham khảo những gì trong phát triển năng lượng gió, mặt trời...? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Quy hoạch phát triển điện Việt Nam và những tiếng nói ‘hội đồng’ thiếu khách quan

Quy hoạch phát triển điện Việt Nam và những tiếng nói ‘hội đồng’ thiếu khách quan

Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương: Trong một xã hội dân chủ, văn minh, các ý kiến đồng thuận, hay trái chiều là điều cần thiết, nhưng phải nhìn vào thực tế và mang tính xây dựng. Năng lượng là an ninh quốc gia, do đó, việc phát triển các nguồn điện nói riêng, hay cả hệ thống điện nói chung cần xem xét khách quan, toàn diện, khoa học, ở nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô. Quan trọng hơn nó phải phù hợp với thực tiễn, đặt lợi ích quốc gia và dân tộc lên trên hết, trước hết; đảm bảo sự phù hợp giữa các vùng miền, tránh để lãng phí nguồn lực xã hội.
Khi nào ‘amoniac xanh nhiên liệu’ khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại?

Khi nào ‘amoniac xanh nhiên liệu’ khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại?

Tiềm năng và lợi ích của ‘amoniac xanh nhiên liệu’ là rất lớn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì nguồn năng lượng này mới khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 2]: Cơ cấu sản lượng điện

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 2]: Cơ cấu sản lượng điện

Qua những phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Cơ cấu sản lượng điện của các khu vực, nhóm nước, cũng như của các nước rất đa dạng, khác xa với cơ cấu bình quân của toàn thế giới và thường xuyên biến động, không có nước nào giống nước nào.
Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Xu thế thế giới hiện nay là chuyển đổi năng lượng để dẫn đến trung hòa carbon (Net Zero CO2), nhưng theo các chuyên gia năng lượng, cho dù năng lượng tái tạo đang rất sôi động, nhưng nó vẫn chỉ trả lời được một vế của vấn đề, nếu không hiện đại hóa mạng lưới điện. Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao năng lượng tái tạo chỉ là một nửa của giải pháp Net Zero? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, bình luận dưới đây.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 1]: Sản lượng điện sản xuất

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 1]: Sản lượng điện sản xuất

Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp, phân tích, nhận xét về ngành điện năm 2020 - năm Covid-19 đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới, các khu vực, nhóm nước và các nước đại diện dưới các tiêu chí: Quy mô sản lượng, tốc độ tăng, tỷ phần, sản lượng điện bình quân đầu người, cơ cấu nguồn điện theo loại nhiên liệu phát điện trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Qua đó, rút ra vài điều suy ngẫm cho Việt Nam trong chiến lược phát triển điện thời gian tới.
Giải pháp tham khảo cho ‘mảnh ghép’ còn thiếu của năng lượng tái tạo

Giải pháp tham khảo cho ‘mảnh ghép’ còn thiếu của năng lượng tái tạo

Lưu trữ năng lượng đóng vai trò rường cột trong tiến trình chuyển đổi năng lượng tương lai. Đây cũng là “cỗ máy in tiền tự động” mang lại nhiều lợi ích, từ kinh tế, môi trường cho đến những tác động về mặt xã hội và là đồng minh đáng tin cậy của nguồn năng lượng sạch trong tương lai.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động