RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ ba 23/04/2024 21:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủ

Bế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủ
Do khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) với chủ đầu tư các dự án điện khí LNG về lượng bao tiêu điện năng (Qc), trong khi Bộ Công Thương chưa ban hành khung giá phát điện đối với nhà máy điện LNG, mới đây EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết dứt điểm các vướng mắc này. Sau khi nghiên cứu nội dung báo cáo và các tài liệu liên quan, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài phân tích, nhận định ban đầu dưới đây.

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới
Như chúng ta đã biết, ngày 10/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo từ các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp liên quan về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Góp ý thêm về nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết phân tích và đề xuất một số cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực phía Bắc đến năm 2030, theo Quy hoạch VIII. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản
Luật Điện lực năm 2004, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực… Đóng góp thêm ý kiến cho Luật Điện lực (sửa đổi) lần này, TS. Nguyễn Thành Sơn đã có các nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung dưới đây.

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo
Trước những bế tắc trong đàm phán hợp đồng mua bán điện khí ở Việt Nam, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có các nghiên cứu về cách xây dựng hợp đồng cho nguồn điện này từ quốc tế. Sau khi cân nhắc từ nhiều mô hình, chúng tôi phân tích một số đặc điểm của 1 nhà máy điện khí lớn của Thái Lan để chúng ta tham khảo.

Chuyển đổi từ điện than sang điện hạt nhân - Câu chuyện của Hoa Kỳ, có gợi ý cho Việt Nam?

Chuyển đổi từ điện than sang điện hạt nhân - Câu chuyện của Hoa Kỳ, có gợi ý cho Việt Nam?
Với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá việc chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than thành các nhà máy điện hạt nhân. Kết quả cho thấy: Hàng trăm địa điểm nhà máy nhiệt điện than của nước này có thể được chuyển đổi sang nhà máy điện hạt nhân, giúp tạo thêm việc làm mới, tăng lợi ích kinh tế và cải thiện đáng kể điều kiện môi trường.

Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới

Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới
Tiếp theo bài viết “Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu vực miền Bắc để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này một các hợp lý, phù hợp với Quy hoạch điện VIII. Mặt khác, giúp cho các hộ sử dụng điện có hướng tính toán khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đạt tính kinh tế, hiệu quả cao.

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế
Sau một số bài báo về kinh nghiệm quốc tế trong mua bán điện khí, cách điều hành giá điện khí 2 thành phần... Tạp chí Năng lượng Việt Nam nhận được nhiều ý kiến đề xuất thông tin thêm về hợp đồng mua bán khí LNG trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi tổng hợp một số nội dung dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải
Thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển TP Thượng Hải về điều chỉnh giá khí cho thấy cơ chế mua điện khí (bao gồm giá điện năng và giá công suất) ở một thành phố lớn của Trung Quốc. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp về nội dung thông báo này để bạn đọc hiểu thêm về một cơ chế mua điện khí.

Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)
Ngoài đại dịch Covid-19, biến động giá dầu và khủng hoảng năng lượng đang là chủ đề được dư luận quan tâm. Đây cũng là dấu hiệu không mấy vui trước ngày khai mạc COP26. Những người hoài nghi cho rằng: Đây là “lời cảnh báo cho các chính phủ về những rủi ro cố hữu của quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Đây là thời điểm để “đưa than vào lịch sử”. Còn theo Bloomberg News: Việc “chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang đến gần, nhưng nó không hề đơn giản”... Để trả lời cho câu hỏi: Liệu khủng hoảng năng lượng lần này có phải là dấu hiệu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hay không? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp dưới đây.
Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?

Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?

Phát triển điện gió ngoài khơi đang là một xu thế mới của ngành năng lượng tái tạo trên thế giới, bởi điện gió ngoài khơi không chỉ sản xuất điện năng mà còn góp phần quan trọng chống biến đổi khí hậu do không phát thải khí carbon, cũng như sản xuất pin siêu sạch phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế. Để hiện thực hóa tiềm năng lớn của năng lượng này, Việt Nam cần sớm xác định rõ vai trò của nguồn năng lượng này trong quy hoạch cơ sở hạ tầng. Bài viết sau đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích, đánh giá sự cần thiết, vai trò và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi.
Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam

Qua bức tranh toàn cảnh phát triển năng lượng tái tạo năm 2020 của thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện, Việt Nam có thể tham khảo những gì trong phát triển năng lượng gió, mặt trời...? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Quy hoạch phát triển điện Việt Nam và những tiếng nói ‘hội đồng’ thiếu khách quan

Quy hoạch phát triển điện Việt Nam và những tiếng nói ‘hội đồng’ thiếu khách quan

Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương: Trong một xã hội dân chủ, văn minh, các ý kiến đồng thuận, hay trái chiều là điều cần thiết, nhưng phải nhìn vào thực tế và mang tính xây dựng. Năng lượng là an ninh quốc gia, do đó, việc phát triển các nguồn điện nói riêng, hay cả hệ thống điện nói chung cần xem xét khách quan, toàn diện, khoa học, ở nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô. Quan trọng hơn nó phải phù hợp với thực tiễn, đặt lợi ích quốc gia và dân tộc lên trên hết, trước hết; đảm bảo sự phù hợp giữa các vùng miền, tránh để lãng phí nguồn lực xã hội.
Khi nào ‘amoniac xanh nhiên liệu’ khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại?

Khi nào ‘amoniac xanh nhiên liệu’ khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại?

Tiềm năng và lợi ích của ‘amoniac xanh nhiên liệu’ là rất lớn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì nguồn năng lượng này mới khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 2]: Cơ cấu sản lượng điện

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 2]: Cơ cấu sản lượng điện

Qua những phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Cơ cấu sản lượng điện của các khu vực, nhóm nước, cũng như của các nước rất đa dạng, khác xa với cơ cấu bình quân của toàn thế giới và thường xuyên biến động, không có nước nào giống nước nào.
Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Xu thế thế giới hiện nay là chuyển đổi năng lượng để dẫn đến trung hòa carbon (Net Zero CO2), nhưng theo các chuyên gia năng lượng, cho dù năng lượng tái tạo đang rất sôi động, nhưng nó vẫn chỉ trả lời được một vế của vấn đề, nếu không hiện đại hóa mạng lưới điện. Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao năng lượng tái tạo chỉ là một nửa của giải pháp Net Zero? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, bình luận dưới đây.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 1]: Sản lượng điện sản xuất

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 1]: Sản lượng điện sản xuất

Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp, phân tích, nhận xét về ngành điện năm 2020 - năm Covid-19 đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới, các khu vực, nhóm nước và các nước đại diện dưới các tiêu chí: Quy mô sản lượng, tốc độ tăng, tỷ phần, sản lượng điện bình quân đầu người, cơ cấu nguồn điện theo loại nhiên liệu phát điện trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Qua đó, rút ra vài điều suy ngẫm cho Việt Nam trong chiến lược phát triển điện thời gian tới.
Giải pháp tham khảo cho ‘mảnh ghép’ còn thiếu của năng lượng tái tạo

Giải pháp tham khảo cho ‘mảnh ghép’ còn thiếu của năng lượng tái tạo

Lưu trữ năng lượng đóng vai trò rường cột trong tiến trình chuyển đổi năng lượng tương lai. Đây cũng là “cỗ máy in tiền tự động” mang lại nhiều lợi ích, từ kinh tế, môi trường cho đến những tác động về mặt xã hội và là đồng minh đáng tin cậy của nguồn năng lượng sạch trong tương lai.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?
Giảm huy động điện khí và câu chuyện công bằng trong điều tiết các nguồn điện

Giảm huy động điện khí và câu chuyện công bằng trong điều tiết các nguồn điện

Trong 9 tháng đầu năm 2021, do tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19 đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, khiến nhu cầu tiêu thụ điện giảm. Việc giảm công suất huy động từ các nguồn cho hệ thống điện quốc gia là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Cân đối giữa các nguồn huy động như thế nào để đảm bảo sự công bằng, minh bạch, hiệu quả trong điều tiết các nguồn điện?
Mất điện diện rộng ở Trung Quốc và một góc nhìn cho hệ thống điện Việt Nam

Mất điện diện rộng ở Trung Quốc và một góc nhìn cho hệ thống điện Việt Nam

Từ những nguyên nhân thiếu điện của Trung Quốc thời gian gần đây đã lưu ý Việt Nam cần phải xác định những gì về cơ cấu nguồn điện trong hiện tại và tương lai tới? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Thấy gì qua Quy hoạch điện 13 và 14 của Trung Quốc?

Thấy gì qua Quy hoạch điện 13 và 14 của Trung Quốc?

Việc sử dụng năng lượng của Trung Quốc gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là mức độ phát tán khí thải gây ô nhiễm. Vậy, trong Quy hoạch điện 13 của quốc gia tỷ dân này đã giải quyết vấn đề nguồn cung điện năng cho phát triển, cũng như vấn đề môi trường và mất cân đối nguồn điện thế nào? Cải cách, định giá truyền tải, phân phối điện và triển khai thị trường giao ngay quốc gia ra sao...? Mục tiêu trọng tâm trong Quy hoạch điện 14 của quốc gia này là gì? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Dự báo về những ‘biến động lớn’ của giá khí thiên nhiên trong ngắn hạn

Dự báo về những ‘biến động lớn’ của giá khí thiên nhiên trong ngắn hạn

Giá khí thiên nhiên đang tăng, cao hơn 99% so với cùng kỳ năm ngoái do bất ổn về cung - cầu. Dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng, đạt đỉnh cao nhất trong vòng 13 năm vào mùa đông năm nay.
Về thông tin Dự thảo Quy hoạch điện VIII ‘vẽ đường’ cho năng lượng ‘bẩn’

Về thông tin Dự thảo Quy hoạch điện VIII ‘vẽ đường’ cho năng lượng ‘bẩn’

Như chúng ta đã thấy, trong những ngày qua trên công luận đề cập rất nhiều đến Dự thảo Quy hoạch điện VIII, với nhiều góc độ khác nhau, nhưng cùng chung một chủ đề, nội dung như: Quy hoạch “lộ” nhiều bất cập, “bước lùi” đầu tư năng lượng, “vẽ đường” cho năng lượng “bẩn” và “thất bại”... Đồng thời cho rằng, nội dung của bản Dự thảo này không đồng nhất với tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị. Nhận thấy, ý kiến này là chưa phù hợp (do thiếu phân tích cụ thể, rõ ràng), dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu một số ý kiến trao đổi.
Nhóm công nghệ lưu trữ năng lượng triển vọng và tham khảo nhanh ở Việt Nam

Nhóm công nghệ lưu trữ năng lượng triển vọng và tham khảo nhanh ở Việt Nam

Theo dự báo của Bộ Năng lượng Mỹ (DoE), năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất của Mỹ đến năm 2050. Để lưu trữ năng lượng khi con người chuyển sang sử dụng 100% điện tái tạo, ba công nghệ dưới đây được xem là ứng viên khả thi và sáng giá:
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động