RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ bảy 20/04/2024 08:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủ

Bế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủ
Do khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) với chủ đầu tư các dự án điện khí LNG về lượng bao tiêu điện năng (Qc), trong khi Bộ Công Thương chưa ban hành khung giá phát điện đối với nhà máy điện LNG, mới đây EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết dứt điểm các vướng mắc này. Sau khi nghiên cứu nội dung báo cáo và các tài liệu liên quan, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài phân tích, nhận định ban đầu dưới đây.

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới

Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới
Như chúng ta đã biết, ngày 10/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo từ các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp liên quan về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Góp ý thêm về nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết phân tích và đề xuất một số cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực phía Bắc đến năm 2030, theo Quy hoạch VIII. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản
Luật Điện lực năm 2004, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực… Đóng góp thêm ý kiến cho Luật Điện lực (sửa đổi) lần này, TS. Nguyễn Thành Sơn đã có các nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung dưới đây.

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo

Hợp đồng mua bán điện khí của Thái Lan - Một số đặc điểm Việt Nam cần tham khảo
Trước những bế tắc trong đàm phán hợp đồng mua bán điện khí ở Việt Nam, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có các nghiên cứu về cách xây dựng hợp đồng cho nguồn điện này từ quốc tế. Sau khi cân nhắc từ nhiều mô hình, chúng tôi phân tích một số đặc điểm của 1 nhà máy điện khí lớn của Thái Lan để chúng ta tham khảo.

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế
Sau một số bài báo về kinh nghiệm quốc tế trong mua bán điện khí, cách điều hành giá điện khí 2 thành phần... Tạp chí Năng lượng Việt Nam nhận được nhiều ý kiến đề xuất thông tin thêm về hợp đồng mua bán khí LNG trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi tổng hợp một số nội dung dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải

Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải
Thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển TP Thượng Hải về điều chỉnh giá khí cho thấy cơ chế mua điện khí (bao gồm giá điện năng và giá công suất) ở một thành phố lớn của Trung Quốc. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp về nội dung thông báo này để bạn đọc hiểu thêm về một cơ chế mua điện khí.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ cuối]: Khuyến nghị cho các bên liên quan

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ cuối]: Khuyến nghị cho các bên liên quan
Tất cả các bên liên quan đều có vai trò trong việc làm cho thị trường carbon trở nên hiệu quả, đáng tin cậy hơn, góp phần thúc đẩy việc cắt giảm phát thải CO₂ nhiều hơn và thúc đẩy đổi mới các giải pháp năng lượng tái tạo. Dưới đây là bản tóm tắt các khuyến nghị dành cho từng bên liên quan nhằm tạo dựng niềm tin và tính nghiêm ngặt cho các hệ thống giao dịch carbon trên toàn cầu.

Một số nguồn năng lượng được coi là ‘sạch’, liệu có thực sự sạch và bền vững?

Một số nguồn năng lượng được coi là ‘sạch’, liệu có thực sự sạch và bền vững?
Thế giới đang trong cuộc đua chuyển đổi năng lượng (từ bỏ nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang các dạng năng lượng sạch, tái tạo). Tuy nhiên, các dạng năng lượng tái tạo cũng có những tác động tiềm ẩn đối với môi trường và con người hiện tại, cũng như các thế hệ mai sau. Vậy, hãy thử phân tích, đánh giá những tác động xấu của một số công nghệ năng lượng tái tạo phổ biến hiện nay xem chúng có thực sự bền vững và sạch hay không?
Các bộ đang xử lý kiến nghị của Tạp chí NLVN về tài chính, công nghệ cho năng lượng sạch

Các bộ đang xử lý kiến nghị của Tạp chí NLVN về tài chính, công nghệ cho năng lượng sạch

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1679/PC-VPCP về việc chuyển báo cáo kết quả “Diễn đàn quốc tế về Tài chính và Công nghệ cho các dự án năng lượng Sạch Việt Nam (lần thứ Nhất)” và Bình chọn “TOP thương hiệu thiết bị điện uy tín ở Việt Nam năm 2020” của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, xử lý.
Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ cuối]: Việt Nam cần lưu ý những gì?

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ cuối]: Việt Nam cần lưu ý những gì?

Hiện nay, với xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn - nền kinh tế phi chất thải, ngay các loại chất thải từ sản xuất và sinh hoạt từng bị coi là thứ độc hại, vô dụng, bỏ đi đã được thế giới xác định là nguồn tài nguyên thứ cấp quan trọng, cần phải tái chế, sử dụng triệt để nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. Với tư duy đó, không có cớ gì lại coi nguồn tài nguyên than là đồ “bẩn thỉu” phải bỏ đi. Ngược lại, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Phải tiếp tục tìm cách tốt nhất để khai thác, chế biến, sử dụng chúng phục vụ cuộc sống con người.
Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió

Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió

Các nhà đầu tư điện gió ở Việt Nam đang dồn dập chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành Quy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021. Thế nhưng, chính họ lại đang lo ngại vì một quy định mới liên quan đến công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy điện gió.
‘Nút thắt’ trong đầu tư lưới truyền tải tích hợp nguồn điện tái tạo ở Việt Nam

‘Nút thắt’ trong đầu tư lưới truyền tải tích hợp nguồn điện tái tạo ở Việt Nam

Cùng với 9 bài báo phản biện khoa học (trong các kỳ trước) về hiện trạng phát triển, vận hành lưới truyền tải điện... dưới đây, chuyên gia Thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích một số vấn đề trong nội dung đầu tư xây dựng lưới truyền tải tích hợp nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió, mặt trời ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất 6 nhóm giải pháp tháo gỡ các ‘nút thắt’ trong đầu tư, nhằm huy động được nhiều hơn nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nước, giảm ô nhiễm khí thải từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai tới.
Khởi đầu cuộc đối thoại về đấu thầu dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Khởi đầu cuộc đối thoại về đấu thầu dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Chuỗi sự kiện webinar Kinh nghiệm quốc tế trong Đấu thầu dự án năng lượng tái tạo 2021 (“IEREA 2021”) do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 3 và Trung tâm hỗ trợ đấu thầu (Cục quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp tổ chức trực tuyến (từ ngày 17-21/8/2021) để các cơ quan Chính phủ Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan học hỏi kinh nghiệm quốc tế về đấu thầu dự án năng lượng tái tạo (để lựa chọn nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo) nhằm thiết lập khung pháp lý cho việc đấu thầu dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Ngành điện lực trước thách thức chuyển đổi kỹ thuật số 5G

Ngành điện lực trước thách thức chuyển đổi kỹ thuật số 5G

Phải nói ngay rằng: Điện lực - ngành kinh tế rường cột của quốc gia đang đứng trước thách thức của trào lưu công nghệ số. Để phát triển ổn định và bền vững, ngành điện đang tiếp cận những ý tưởng mới mẻ như một phần của tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là công nghệ 5G.
Vì sao cần hiện thực hóa tiềm năng điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII?

Vì sao cần hiện thực hóa tiềm năng điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII?

Điện gió ngoài khơi, với tiềm năng thay thế dầu khí để trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh bài toán đảm bảo an ninh năng lượng, việc đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi sẽ tạo ra những “trang trại hải đăng” là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh trên biển, khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Do đó, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Quy hoạch điện VIII cần đánh thức nguồn năng lượng tiềm năng này để phục vụ con người. Nếu không, tiềm năng vẫn chỉ là tiềm năng mà thôi.
Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm?

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm?

Từ tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện (trong kỳ trước), dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích, nhận xét làm rõ từng nội dung, cũng như lưu ý những dấu hiệu cần quan tâm của ngành than trên toàn cầu.
Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT

Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT

Tiếp theo kỳ trước, đề cập đến “Xu hướng, mục tiêu và những nội dung chuyển đổi số của EVNNPT”, trong kỳ này, chuyên gia Thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu bật thêm một số kết quả đạt được và phân tích, nhận diện khó khăn thách thức trong quá trình chuyển đổi số của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).
Thực trạng thị trường pin toàn cầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Thực trạng thị trường pin toàn cầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Công nghệ lưu trữ pin ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng, tuy nhiên, ngành công nghiệp này lại đang phải đối mặt với “khối đá tảng” không hề nhỏ.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại

Trong khi các quốc gia trên thế giới coi năng lượng Hydro là một lựa chọn quan trọng để trung hòa Carbon, thì Nhật Bản cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Nhật Bản đang đi trước các quốc gia khác về mặt công nghệ trong việc sử dụng Hydro, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia này có thể tận dụng ưu thế này hay không?
Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ

Năm 2020 ngành than toàn cầu đã để lại một số dấu hiệu quan trọng cần quan tâm. Với tinh thần đó, trong bảng dưới đây trình bày tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện.
Những ‘điểm nhấn’ giúp điện mặt trời Đông Nam Á phát triển sôi động trong tương lai

Những ‘điểm nhấn’ giúp điện mặt trời Đông Nam Á phát triển sôi động trong tương lai

Các quốc gia Đông Nam Á đang đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tiếp cận đầy đủ hơn với nguồn điện sạch, giá cả hợp lý cho tất mọi công dân trong khu vực. Tổng hợp dưới đây sẽ nêu những ‘điểm nhấn’ giúp điện mặt trời khu vực Đông Nam Á phát triển sôi động trong tương lai tới.
Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức

Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đặt mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong công tác giám sát tiến độ và chất lượng dự án, đồng thời đẩy mạnh việc đấu thầu qua mạng, nhật ký điện tử, chữ ký số trong thẩm định các bước của quá trình đầu tư. Mục tiêu năm 2021 quản lý trên phần mềm toàn bộ vật tư trong quá trình đầu tư xây dựng và năm 2022 toàn bộ vật tư được số hóa, quản lý, theo dõi, cập nhật trên phần mềm. Dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập những nội dung định hướng cơ bản, mục tiêu cụ thể và kế hoạch thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của EVNNPT.
Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi?

Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi?

Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, có nguyên nhân lớn từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bởi vậy, việc sử dụng nguồn nguyên liệu này ngày càng bất lợi. Các nhà đầu tư đang bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt là năng lượng sạch, tái tạo.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động