RSS Feed for Kiến giải tồn tại Chủ nhật 13/10/2024 15:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bên cạnh ‘nguồn điện linh hoạt’, Việt Nam cần thêm thủy điện tích năng

Bên cạnh ‘nguồn điện linh hoạt’, Việt Nam cần thêm thủy điện tích năng
Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, thì dù Việt Nam có các nguồn điện linh hoạt bổ sung cho hệ thống điện thì việc cắt giảm nguồn năng lượng gió, mặt trời với một tỷ lệ thích hợp là điều không thể tránh khỏi đối với một hệ thống điện tích hợp năng lượng tái tạo ở quy mô lớn... Vậy giải pháp nào có thể giải quyết vấn đề này? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Với tiềm năng phát triển thủy điện tích năng ở nước ta có thể đạt tới 12.500 MW, vì vậy, Chính phủ cần xem xét bổ sung công suất từ nguồn điện này cao hơn 1.200 MW vào năm 2030 và 7.800 MW vào năm 2045.
Bế tắc 10 năm, Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn ‘không thể để chậm hơn được nữa’

Bế tắc 10 năm, Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn ‘không thể để chậm hơn được nữa’

Dù các chủ đầu tư vẫn đang chạy đua với tiến độ, tuy nhiên, các cơ quan hữu quan vẫn chưa tháo gỡ được những bế tắc cơ bản từ 10 năm nay để Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn đi vào triển khai. Vì vậy, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đã đến lúc cần có một quyết tâm chính trị, định hướng xuyên suốt của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn của Chuỗi dự án này nhằm thúc đẩy nhanh các phê duyệt, không nên bỏ lỡ thời cơ và không thể để chậm hơn được nữa.
Giải quyết vấn đề thừa, thiếu trong biểu đồ phụ tải hệ thống điện Việt Nam

Giải quyết vấn đề thừa, thiếu trong biểu đồ phụ tải hệ thống điện Việt Nam

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dạng năng lượng tái tạo tiên tiến khác, hiện nay trên thế giới đã hình thành nên một xu hướng khá phổ biến là kết hợp thủy điện tích năng với các dự án điện gió, điện mặt trời. Những dự án kết hợp như vậy có ưu điểm lớn về hiệu suất vận hành chung của tổ hợp, bởi thủy điện tích năng có thể tận dụng tối đa các nguồn năng lượng có tính thay đổi, khó dự đoán như điện gió, điện mặt trời, trong khi những nhà máy điện gió, điện mặt trời lại có thể cung cấp năng lượng cho thủy điện tích năng tích nước ở nhiều thời gian trong ngày.
Điện gió ngoài khơi có mang lại lợi ích cho hệ thống điện Việt Nam?

Điện gió ngoài khơi có mang lại lợi ích cho hệ thống điện Việt Nam?

Việt Nam với đường bờ biển dài tới 3.260 km, được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn về điện gió ngoài khơi. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của MAREI CENTRE và PECC3 sẽ đánh giá sơ bộ hệ số công suất (net capacity factor) của 1 trại gió 600 MW nếu phát triển ở các vùng biển ngoài khơi nước ta, sử dụng tua bin gió có gam công suất 10 MW (điển hình cho xu hướng phát triển của công nghệ điện gió hiện nay), cũng như đánh giá sự thay đổi hệ số công suất của trại gió này trong năm và nó có mang lại lợi ích gì cho hệ thống điện nước ta hay không?
Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn: Vì sao cần cả hệ thống chính trị vào cuộc?

Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn: Vì sao cần cả hệ thống chính trị vào cuộc?

Như chúng ta đều biết, các đàm phán thương mại và quy trình thẩm định đầu tư Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn vẫn đang diễn ra, chưa hoàn tất. Nhưng các bế tắc này, do không sớm đạt được thỏa thuận nên tiến độ của chuỗi dự án theo phương án cơ sở (khai thác thương mại vào cuối năm 2023) đã không còn khả thi nữa. Theo tiến độ cập nhật, thời điểm đi vào khai thác thương mại sớm nhất của Chuỗi khí Lô B là vào tháng 9/2024, với điều kiện quyết định đầu tư cuối cùng (FID) không trễ hơn tháng 3/2021. Vì vậy, để tháo gỡ vướng mắc hiện nay, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Ngoài sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng, đã đến lúc, Bộ Chính trị cần cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, đường lối cụ thể để Chính phủ và các cơ quan hữu quan triển khai nhanh hơn.
Phản biện việc phát triển hệ thống truyền tải 500 kV tại Quy hoạch điện VIII

Phản biện việc phát triển hệ thống truyền tải 500 kV tại Quy hoạch điện VIII 2

Sau sự thành công của lưới điện 500kV mạch 1, có thể thấy trong quy hoạch phát triển lưới truyền tải, xu thế chung là tiếp tục phát triển mạnh lưới truyền tải 500 kV Bắc - Nam giữa các vùng miền và các trung tâm điện lực. Lưới 500 kV đang được đánh giá là cứu cánh để giải tỏa công suất nguồn điện, truyền tải điện tới các trung tâm phụ tải điện ở xa như trong định hướng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện 8) hiện nay. Bài viết này xin nêu vấn đề ở khía cạnh khác để phản biện lại việc phát triển hệ thống truyền tải 500 kV tại Quy hoạch điện VIII.
Giá trị tiề​m năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đề xuất thống nhất sử dụng

Giá trị tiề​m năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đề xuất thống nhất sử dụng

Như chúng ta đều biết, Việt Nam hiện có nhiều nghiên cứu khoa học và báo cáo đã đánh giá tiềm năng điện gió ngoài khơi theo các khu vực biển có ranh giới, diện tích biển, hay phương pháp khác nhau nên dẫn đến có nhiều kết quả thu được khác nhau. Để thuận lợi cho các cơ quan quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo, năng lượng, điện, các nhà đầu tư và các cơ quan truyền thông... các chuyên gia thuộc Trung tâm Năng lượng, Khí hậu và biển Ai Len, Tổng cục Biển và Hải đảo, Sáng kiến chuyển dịch Năng lượng Việt Nam sẽ tóm tắt, phân tích các tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi và đề xuất thống nhất cách sử dụng.
Để Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống

Để Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống

Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp gần 20 bài báo phản biện khoa học trong khuôn khổ tuyên truyền phổ biến Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045”, các chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật trong Hội đồng Phản biện Khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Bộ Chính trị những kiến nghị tâm huyết về những công việc cụ thể mà các cơ quan quản lý Nhà nước có thể xem xét thực hiện để sớm đưa Nghị quyết 55 vào cuộc sống.
Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện

Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện 3

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, việc hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về năng lượng là giải pháp cần thiết và khả thi nhất hiện nay để phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng Việt Nam. Mặt khác, công tác này cần được xem là nhu cầu thường xuyên trước tình hình biến động liên tục của ngành công nghiệp năng lượng thế giới, vốn đã và đang gắn với các biến động địa - chính trị toàn cầu.
Kiến nghị giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ

Kiến nghị giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ 1

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, hạn hán kéo dài, giá mua điện giảm, lãi vay cao... Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ trên toàn quốc. Dưới đây là nguyên văn kiến nghị của VEA.
Kiến nghị phê duyệt sản lượng điện (Qc) cho dự án Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang

Kiến nghị phê duyệt sản lượng điện (Qc) cho dự án Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có Văn bản kiến nghị phê duyệt sản lượng điện (Qc) cho dự án Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang gửi Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, VEA kiến nghị sớm chấp thuận sản lượng điện hợp đồng của Nhà máy này bằng 90% sản lượng điện bình quân nhiều năm của dự án trong thời gian 10 năm (kể từ ngày nhà máy vận hành thương mại) theo yêu cầu của các ngân hàng cho vay vốn đầu tư.
Xem xét năng lượng tái tạo và điện hạt nhân là ‘hai nguồn chiến lược’

Xem xét năng lượng tái tạo và điện hạt nhân là ‘hai nguồn chiến lược’

Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu, đã gây những tác động không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhiều vùng trên trái đất. Nhiều quốc gia đã đồng thuận về sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi này được thực hiện tùy thuộc điều kiện nguồn năng lượng và khả năng tài chính của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, nhưng cũng không phải là ngoại lệ, cần có những nghiên cứu, kế hoạch tích hợp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả cho đất nước, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế thực hiện trách nhiệm thời đại.
Điện gió, mặt trời và định hướng phát triển ở Việt Nam

Điện gió, mặt trời và định hướng phát triển ở Việt Nam

Việt Nam đã có những phát triển đột phá về điện mặt trời, một nguồn năng lượng tái tạo mà chúng ta có tiềm năng dồi dào. Nhưng những nảy sinh do phát triển điện mặt trời thiếu bài bản, tập trung ở một vài địa phương vốn có nhu cầu điện khiêm tốn, không đồng bộ với lưới điện đã không phát huy được hết khả năng của loại nguồn sạch này và đang là yếu tố kìm hãm đà phát triển. Để tiếp cận định hướng, nhằm khai thác tốt tiềm năng các nguồn điện mặt trời và điện gió, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin nêu một số đề xuất dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo, phản biện.
Có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng nhà máy ĐHN Ninh Thuận?

Có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng nhà máy ĐHN Ninh Thuận?

Theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Nhưng vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên, hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có Văn bản kiến nghị giữ lại mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Nhập khẩu than cho điện và phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Nhập khẩu than cho điện và phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam 2

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản (do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký) đồng ý thống nhất với kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về việc "cho phép các đơn vị đầu mối nhập khẩu than tham gia đầu tư xây dựng, hoặc ký hợp đồng dài hạn với các đối tác sở hữu cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu than".
Thị trường khí Việt Nam và khả năng chuyển đổi cấp độ cạnh tranh

Thị trường khí Việt Nam và khả năng chuyển đổi cấp độ cạnh tranh

Tự do hóa cạnh tranh là xu thế phát triển thị trường khí mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang hướng tới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cấp độ phát triển thị trường khí cạnh tranh của các nước rất khác nhau được quyết định một phần bởi các yếu tố như: sự phong phú, sẵn sàng về nguồn cung cấp khí, tính kết nối liên vùng/ nối mạng quốc gia của cơ sở hạ tầng vận chuyển và phân phối, cấu trúc kinh doanh thương mại, số lượng các bên tham gia ở từng khâu, tính chất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Những phân tích liên quan trong bài viết dưới đây của Nhóm tác giả: Ths. Ngô Anh Hiền (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Ths. Nguyễn Thị Thanh Lê, KS. Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Dầu khí Việt Nam) sẽ cho ta hình dung rõ hơn về mô hình và cấp độ cạnh tranh của thị trường khí Việt Nam hiện tại, cũng như triển vọng đến năm 2035.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động