RSS Feed for Kiến giải tồn tại Thứ sáu 19/04/2024 08:39
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Để Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống

Để Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống
Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp gần 20 bài báo phản biện khoa học trong khuôn khổ tuyên truyền phổ biến Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045”, các chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật trong Hội đồng Phản biện Khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Bộ Chính trị những kiến nghị tâm huyết về những công việc cụ thể mà các cơ quan quản lý Nhà nước có thể xem xét thực hiện để sớm đưa Nghị quyết 55 vào cuộc sống.
Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện

Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện 3

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, việc hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về năng lượng là giải pháp cần thiết và khả thi nhất hiện nay để phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng Việt Nam. Mặt khác, công tác này cần được xem là nhu cầu thường xuyên trước tình hình biến động liên tục của ngành công nghiệp năng lượng thế giới, vốn đã và đang gắn với các biến động địa - chính trị toàn cầu.
Kiến nghị giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ

Kiến nghị giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ 1

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, hạn hán kéo dài, giá mua điện giảm, lãi vay cao... Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ trên toàn quốc. Dưới đây là nguyên văn kiến nghị của VEA.
Kiến nghị phê duyệt sản lượng điện (Qc) cho dự án Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang

Kiến nghị phê duyệt sản lượng điện (Qc) cho dự án Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có Văn bản kiến nghị phê duyệt sản lượng điện (Qc) cho dự án Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang gửi Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, VEA kiến nghị sớm chấp thuận sản lượng điện hợp đồng của Nhà máy này bằng 90% sản lượng điện bình quân nhiều năm của dự án trong thời gian 10 năm (kể từ ngày nhà máy vận hành thương mại) theo yêu cầu của các ngân hàng cho vay vốn đầu tư.
Xem xét năng lượng tái tạo và điện hạt nhân là ‘hai nguồn chiến lược’

Xem xét năng lượng tái tạo và điện hạt nhân là ‘hai nguồn chiến lược’

Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu, đã gây những tác động không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhiều vùng trên trái đất. Nhiều quốc gia đã đồng thuận về sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi này được thực hiện tùy thuộc điều kiện nguồn năng lượng và khả năng tài chính của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, nhưng cũng không phải là ngoại lệ, cần có những nghiên cứu, kế hoạch tích hợp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả cho đất nước, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế thực hiện trách nhiệm thời đại.
Điện gió, mặt trời và định hướng phát triển ở Việt Nam

Điện gió, mặt trời và định hướng phát triển ở Việt Nam

Việt Nam đã có những phát triển đột phá về điện mặt trời, một nguồn năng lượng tái tạo mà chúng ta có tiềm năng dồi dào. Nhưng những nảy sinh do phát triển điện mặt trời thiếu bài bản, tập trung ở một vài địa phương vốn có nhu cầu điện khiêm tốn, không đồng bộ với lưới điện đã không phát huy được hết khả năng của loại nguồn sạch này và đang là yếu tố kìm hãm đà phát triển. Để tiếp cận định hướng, nhằm khai thác tốt tiềm năng các nguồn điện mặt trời và điện gió, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin nêu một số đề xuất dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo, phản biện.
Có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng nhà máy ĐHN Ninh Thuận?

Có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng nhà máy ĐHN Ninh Thuận?

Theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Nhưng vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên, hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có Văn bản kiến nghị giữ lại mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Nhập khẩu than cho điện và phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Nhập khẩu than cho điện và phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam 2

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản (do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký) đồng ý thống nhất với kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về việc "cho phép các đơn vị đầu mối nhập khẩu than tham gia đầu tư xây dựng, hoặc ký hợp đồng dài hạn với các đối tác sở hữu cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu than".
Thị trường khí Việt Nam và khả năng chuyển đổi cấp độ cạnh tranh

Thị trường khí Việt Nam và khả năng chuyển đổi cấp độ cạnh tranh

Tự do hóa cạnh tranh là xu thế phát triển thị trường khí mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang hướng tới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cấp độ phát triển thị trường khí cạnh tranh của các nước rất khác nhau được quyết định một phần bởi các yếu tố như: sự phong phú, sẵn sàng về nguồn cung cấp khí, tính kết nối liên vùng/ nối mạng quốc gia của cơ sở hạ tầng vận chuyển và phân phối, cấu trúc kinh doanh thương mại, số lượng các bên tham gia ở từng khâu, tính chất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Những phân tích liên quan trong bài viết dưới đây của Nhóm tác giả: Ths. Ngô Anh Hiền (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Ths. Nguyễn Thị Thanh Lê, KS. Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Dầu khí Việt Nam) sẽ cho ta hình dung rõ hơn về mô hình và cấp độ cạnh tranh của thị trường khí Việt Nam hiện tại, cũng như triển vọng đến năm 2035.
Giải pháp nào để tro xỉ nhiệt điện trở thành nguồn tài nguyên thứ sinh quý giá?

Giải pháp nào để tro xỉ nhiệt điện trở thành nguồn tài nguyên thứ sinh quý giá?

Về mặt khoa học, xét theo thành phần khoáng vật và nguồn gốc hình thành, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện chạy than được xếp vào danh mục "Tài nguyên khoáng sản thứ sinh" - do con người tạo ra qua quá trình khai thác, chế biến, và sử dụng "tài nguyên khoáng sản thiên nhiên".
Thị trường điện và Thông tư 56 của Bộ Công Thương

Thị trường điện và Thông tư 56 của Bộ Công Thương

Hiện tại Việt Nam đang có hai điểm "nút cổ chai" trong phát triển ngành điện (theo quy hoạch chung và theo hướng "sạch") - Đó là: thị trường điện và thị trường giấy phép. Bài viết dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam ưu tiên đề cập trước đến những bất cập trên thị trường điện Việt Nam. Cụ thể là những bất cập của thị trường điện liên quan đến công tác quản lý Nhà nước.
Phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về ngành Dầu khí Quốc gia

Phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về ngành Dầu khí Quốc gia

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 6885/VPCP-CN, ngày 20 tháng 7 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về "phản biện khoa học, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngành Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới". (Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền).
Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp [Kỳ cuối]

Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp [Kỳ cuối]

Có thể nói, việc nhập khẩu than với khối lượng lớn cho sản xuất điện của Việt Nam là vấn đề hết sức phức tạp. Đã đến lúc chúng ta cần có đơn vị đầu mối có năng lực, kinh nghiệm để nhập khẩu than cho tất các dự án điện than trong tương lai tới... Để kết thúc chuyên đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Công ty Nhập khẩu và Phân phối than Điện lực Dầu khí (PV Power Coal) thuộc PV Power - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp (Kỳ 6)

Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp (Kỳ 6)

Đến nay giá than trên thị trường thế giới phục hồi và tăng cao, vượt cả giá than trong nước, dẫn đến đảo chiều: nhập khẩu than khó khăn do các hộ tiêu thụ than lại quay lại với than trong nước. Song vấn đề không đơn giản như thế: việc mua bán than trong nước giữa các doanh nghiệp lớn (không thể như mua bán rau ngoài chợ) đòi hỏi phải có thời gian dài hàng chục năm để "chuẩn bị chân hàng" (đầu tư cho thăm dò, khai thác, chế biến). Điều đó được thể hiện qua thực trạng thực hiện hợp đồng kinh doanh than ở Việt Nam trong thời gian qua.
Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp (Kỳ 5)

Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp (Kỳ 5)

Đã đến lúc Bộ Công Thương cần xem xét, chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện quản lý thống nhất việc đấu thầu nhập khẩu than cho điện tương tự như nhập khẩu thuốc chữa bệnh của ngành y tế. Theo đó, PVN và EVN nên trực tiếp tổ chức đấu thầu tập trung (một đầu mối ở tập đoàn) theo phương thức mua các "lô hàng lớn" và "dài hạn" (thay vì để các đơn vị thành viên đấu thầu mua lẻ và ngắn hạn như vừa qua). Có như vậy chúng ta mới nhập khẩu được than có chất lượng ổn định, với giá (FOB) thấp của các công ty thương mại lớn có kinh nghiệm và chuyên về cung cấp than, khắc phục được những bất cập (tiêu cực) như đã xẩy ra trong thời gian qua.
Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp (Kỳ 4)

Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp (Kỳ 4)

Theo nhận định của các chuyên gia, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 vẫn còn ở mức thấp, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Đại Dương, Nhật Bản và một số nước khác giàu tài nguyên than. Điều đó cho thấy nhu cầu than của chúng ta tăng cao là có thể chấp nhận được, xét cả trên phương diện mức độ phát thải CO2 bình quân đầu người. Vấn đề quan trọng đặt ra là liệu có nguồn than đáp ứng đủ nhu cầu hay không?
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động