RSS Feed for Dự báo - Kiến nghị Thứ sáu 19/04/2024 00:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kiến nghị hiệu chỉnh danh mục các dự án nguồn điện trong QHĐ VII 1

Kiến nghị hiệu chỉnh danh mục các dự án nguồn điện trong QHĐ VII
Nếu việc cung ứng than được thực hiện triệt để theo cơ chế thị trường, có thể đẩy lùi thời hạn nhập khẩu than cho sản xuất điện đến sau năm 2020.
Kiến nghị thành lập Ủy ban Quốc gia về Năng lượng tái tạo Việt Nam

Kiến nghị thành lập Ủy ban Quốc gia về Năng lượng tái tạo Việt Nam

Theo nhận định của các chuyên gia, chỉ tiều về năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VII rất khó có thể đạt được, nếu không có các giải pháp có tính đột phá trong chính sách phát triển ở Việt Nam. Do vậy, việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Năng lượng tái tạo Việt Nam là rất cấp thiết hiện nay...
Ý kiến về tái cơ cấu đi đôi với giải quyết năng suất lao động của EVN

Ý kiến về tái cơ cấu đi đôi với giải quyết năng suất lao động của EVN

Thực hiện đề án năng suất lao động phụ thuộc nhiều yếu tố. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó gắn liền công việc tái cơ cấu đi đôi với giải quyết năng suất lao động, để mang lại kết quả tốt hơn hiện nay.
Đề xuất giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đề xuất giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đảm bảo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho phát triển kinh tế-xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, có tính phổ quát, toàn diện. Đã nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực từ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên năng lượng, nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng; đã xây dựng và thực hiện những chính sách, quy hoạch, chương trình phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo năng lượng cho đất nước. Tuy vậy, cho đến nay, việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập, ngày càng thể hiện thiếu năng lượng cho phát triển và vẫn được xem là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả năng lượng, làm giảm cường độ năng lượng nói chung và cường độ điện nói riêng.
"Việt Nam sở hữu tiềm năng đủ lớn để phát triển điện hạt nhân"

"Việt Nam sở hữu tiềm năng đủ lớn để phát triển điện hạt nhân"

Xoay quanh các vấn đề: từ kinh nghiệm xây dựng, đến các thiết bị, công nghệ, an toàn hạt nhân, suất đầu tư, đào tạo nhân lực, kinh nghiệm truyền thông, vận động cộng đồng... Tòa soạn Năng lượng Việt Nam đã có các cuộc phỏng vấn với hai chuyên gia đầu ngành về điện hạt nhân Nga là ông Sergey Kondratyev - Trưởng bộ môn Khoa Kinh tế - Viện Sáng lập Quỹ Năng lượng - Tài chính và ông Valeriy Kedrov - Viện Nghiên cứu Khoa học - Thiết kế Atomenergoproekt tại Saint Peterburg (SPbAEP), Viện nghiên cứu Khoa học - Thiết kế công nghệ Năng lượng Đông Âu).
Nếu lệ thuộc nước ngoài, Việt Nam có nguy cơ mất an ninh năng lượng quốc gia

Nếu lệ thuộc nước ngoài, Việt Nam có nguy cơ mất an ninh năng lượng quốc gia

Trong điều kiện phát triển bình thường, an ninh năng lượng đã là một nội dung quan trọng. Trong điều kiện có những biến động chính trị, quân sự, an ninh năng lượng lại càng cần được đặc biệt chú ý, chuẩn bị các giải pháp độc lập, đa đạng hóa các nguồn đầu tư, cung cấp năng lượng, tránh lệ thuộc vào một vài quốc gia.
Triển vọng và thách thức trong phát triển dầu khí phi truyền thống

Triển vọng và thách thức trong phát triển dầu khí phi truyền thống

Trước nguy cơ cạn kiệt dầu khí trên toàn cầu, các nhà địa chất và khoa học công nghệ dầu khí thế giới đã soát xét lại toàn bộ khái niệm về hệ thống dầu khí và khẳng định ngoài trữ lượng dầu khí truyền thống, trên thế giới còn tồn tại trữ lượng dầu khí khổng lồ nằm trong hệ thống chứa - chắn phi truyền thống. Loại dầu khí này có tính chất lý - hóa không khác dầu khí truyền thống nên không cần phải thay đổi thiết bị nhưng kỹ thuật thăm dò, khai thác phức tạp hơn nhiều.
Khai thác hiệu quả tài nguyên năng lượng Việt Nam

Khai thác hiệu quả tài nguyên năng lượng Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như: than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo… trong đó, đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới, mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
Dự báo nhu cầu than Việt Nam tới năm 2050 bằng phương pháp luận Nhật Bản

Dự báo nhu cầu than Việt Nam tới năm 2050 bằng phương pháp luận Nhật Bản

Trong điều kiện của Việt Nam (nền kinh tế - xã hội có nhiều biến động, đã trải qua thời kỳ chiến tranh, số liệu thống kê chưa được thống nhất) đây là một bài toán đòi hỏi phương pháp luận để giải tương đối phức tạp. Để khắc phục vấn đề nêu trên, sau đây Đề án cố gắng áp dụng phương pháp luận dự báo dựa trên chương trình “Simple_E”. Theo đánh giá chung, cho đến nay, đây là phương pháp luận dự báo tương đối phù hợp (khách quan, có thể dự báo dựa trên nhiều tham số phụ thuộc khác nhau), tương đối chính xác và đơn giản của Viện kinh tế Năng lượng (Nhật Bản)...
Cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch năng lượng bắt đầu từ đâu?

Cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch năng lượng bắt đầu từ đâu?

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển bền vững nói chung và đang tổ chức hiệu chỉnh Quy hoạch điện VII nói riêng, việc xây dựng Quy hoạch điện lực quốc gia, cũng như các phân ngành năng lượng khác, không thể theo kiểu truyền thống riêng lẻ, mà cần thực hiện Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành... thể hiện tinh thần đổi mới, tuân thủ Luật Điện lực (sửa đổi 2013).
Nhận định về những thách thức của ngành Than Việt Nam

Nhận định về những thách thức của ngành Than Việt Nam

Năng lượng than và vai trò của than trong an ninh năng lượng từ lâu đã trở thành nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới. Sự phân bố, mất cân bằng trong kết cấu năng lượng Việt Nam hiện nay và trong tương lai (2020-2030) sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong khai thác, sử dụng nguyên liệu than. Hiện tại, dầu mỏ, than và khí đốt vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo an ninh năng lượng cho mọi quốc gia trên thế giới...
1 2
Phiên bản di động