RSS Feed for Năng lượng nguyên tử Thứ ba 16/04/2024 17:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba

GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba
GS, TSKH. Trần Hữu Phát sinh ngày 5/1/1941, tại Hà Nội. Khi học phổ thông, Ông luôn “nhảy cóc lớp”, nên vào năm 1956, khi mới 15 tuổi Ông đã thi đỗ vào ngành toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Theo quyết định ban đầu, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thực hiện đào tạo trong 4 năm, nhưng khi học gần hết năm thứ ba thì Bộ Giáo dục quyết định cho khóa của ông Trần Hữu Phát tốt nghiệp đại học trong vòng 3 năm vì tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên ở các trường phổ thông trung học vừa được thành lập tại nhiều tỉnh và thành phố trên miền Bắc. Như vậy, ông Trần Hữu Phát đã tốt nghiệp chuyên ngành toán, Trường Đại học Tổng hợp năm 1959, khi ông mới 18 tuổi.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020

Từ đầu năm 2020, thảm họa bệnh dịch COVID-19 ập đến, các chuyến bay quốc tế bị cấm hoạt động cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt nguồn nhập khẩu các loại đồng vị phóng xạ do không có phương tiện vận chuyển. Ở Việt Nam, hàng vạn bệnh nhân mắc bệnh ung thư hiểm nghèo đã có thể không còn cơ hội sống nếu không có lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ

Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ

Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) đã tổ chức Phiên họp năm 2020, tại Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam

Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam

Trung tâm Thông tin Năng lượng Nguyên tử (ICONE), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) vừa phối hợp với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) tổ chức Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam, được phát trực tiếp trên nền tảng Facebook.
Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa

Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa

Nhà máy điện hạt nhân Onagawa, tại Onagawa, quận Oshika và thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Nhà máy điện hạt nhân này được quản lý bởi Công ty Điện lực Tohoku, và nằm ở khu vực chịu thiệt hại nặng nề do trận động đất, sóng thần phía Đông của Nhật Bản ngày 11/3/2011. Trong khu vực bị ảnh hưởng này có ba nhà máy điện hạt nhân là Fukushima Daiichi và Daini do Công ty Điện lực Tokyo vận hành, và Onagawa.
Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ?

Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ?

Thủ tướng Boris Johnson đã trình bày cam kết của Chính phủ Anh đối với năng lượng hạt nhân, trong đó 6 địa điểm được xác định thay thế cho các lò phản ứng hạt nhân cũ (bao gồm 3 địa điểm hiện đã bị bỏ hoang, 2 địa điểm đang chờ phê duyệt và chỉ 1 nơi đang được xây dựng). Đã đến lúc chúng ta cần đánh giá lại thái độ của mình đối với điện hạt nhân?
Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

“Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, xây dựng nhà máy điện hạt nhân không phải là một giải pháp thân thiện với môi trường, nhưng ít nhất đã có hai quốc gia ở Đông Nam Á quan tâm đến vấn đề này. Gần đây, Indonesia và Philippines đã đề xuất tái khởi động dự án năng lượng hạt nhân” - Giáo sư Jun Arima, Uỷ viên chính sách cao cấp về năng lượng và môi trường bày tỏ.
Cư dân gần các nhà máy điện hạt nhân của Nga ủng hộ điện hạt nhân

Cư dân gần các nhà máy điện hạt nhân của Nga ủng hộ điện hạt nhân

Công ty nghiên cứu Elancom đã thực hiện một nghiên cứu xã hội học quy mô lớn, mục đích là nghiên cứu dư luận ở 10 vùng của Liên bang Nga - nơi đặt các nhà máy điện hạt nhân, các chi nhánh của Rosenergoatom (Tập đoàn Rosatom - thuộc sở hữu Nhà nước Nga).
Đẩy lùi phát thải CO2 và giải pháp điện hạt nhân tiên tiến [Kỳ 2]

Đẩy lùi phát thải CO2 và giải pháp điện hạt nhân tiên tiến [Kỳ 2] 1

Từ trường hợp của nước Đức, chúng ta có thể nhìn thấy điện hạt nhân là một trong những giải pháp quan trọng của năng lượng toàn cầu, khi năng lượng tái tạo vẫn không đủ sức giải quyết vấn đề.
Dự án điện gió Trung Nam được điều chỉnh tăng quy mô công suất

Dự án điện gió Trung Nam được điều chỉnh tăng quy mô công suất

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký văn bản đồng ý điều chỉnh quy mô công suất dự án Nhà máy điện gió Trung Nam, từ 105,75 MW lên 151,95 MW (Văn bản số: 311/TTg-CN, ngày 10/3/2020).
Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

Đề xuất ngân sách cho năm 2021 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là 1,2 tỉ USD cho nghiên cứu - phát triển (R-D) về năng lượng hạt nhân và những chương trình liên quan. Con số này cao hơn một cách đáng kể đề xuất 824 triệu USD mà ông Trump từng đề xuất trong ngân sách năm trước. Ngay cả sự gia tăng đáng kể của ngân sách đã đề nghị, nhưng con số này vẫn còn thấp hơn so với con số1,5 tỉ USD mà Quốc hội phân bổ cho năng lượng hạt nhân năm trước.
Đối thoại về khí hậu: ‘Điện hạt nhân phải là một phần quan trọng’

Đối thoại về khí hậu: ‘Điện hạt nhân phải là một phần quan trọng’

Hiện nay, rất nhiều cuộc đối thoại tầm cỡ đang diễn ra khắp thế giới xoay quanh vấn đề khí thải các-bon. Tất cả các quốc gia, công ty và cộng đồng đang tìm kiếm giải pháp để đưa chúng ta tới một tương lai các-bon thấp hơn.
Vì sao người Thụy Điển ủng hộ phát triển điện hạt nhân?

Vì sao người Thụy Điển ủng hộ phát triển điện hạt nhân?

78% người tham gia điều tra tại Thụy Điển, ủng hộ điện hạt nhân (cao hơn con số 71% năm 2017). Trong số này, 43% sẵn sàng ủng hộ việc xây mới các dự án điện hạt nhân và 35% muốn tiếp tục sử dụng các lò phản ứng vận hành trọn vẹn vòng đời của chúng. Tương phản, có 11% tỏ thái độ phản đối điện hạt nhân. Đây là kết quả một cuộc điều tra của Novus - một Công ty nghiên cứu công của Thụy Điển về quan điểm, thị trường, chiến lược phát triển và do Analysgruppen thực hiện.
Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’

Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’

Năng lượng tái tạo phải sát cánh với điện hạt nhân để đảm bảo một tương lai carbon thấp - John Gorman, Chủ tịch và CEO của Hiệp hội Hạt nhân Canada (trước đó là Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng mặt trời Canada) đã viết: Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một người đam mê điện hạt nhân. Nhưng sau 20 năm ủng hộ năng lượng tái tạo, tôi đã vượt qua những quan niệm sai lầm mà tôi từng có trong quá khứ và tôi bị thuyết phục bởi bằng chứng hiển nhiên rằng: "Chúng ta không thể chống lại biến đổi khí hậu mà không có điện hạt nhân".
Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’

Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’

“Hầu hết các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản, như Tomari ở Hokkaido, chưa từng đứng trước nguy cơ đe dọa bởi sóng thần. Nhưng quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân sau trận động đất Tohoku và thay thế phát điện bằng nhiệt điện than, dầu mỏ và khí đốt là một ý tưởng tồi tệ đã dẫn đến cái chết của nhiều người, hơn cả số người chết gây ra do thảm họa sóng thần”. (Trích từ báo Mugu-Shisai).
Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam

Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam

Có những ngành, những lĩnh vực khoa học Việt Nam mà quá trình hình thành gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước. Năng lượng nguyên tử cũng nằm trong số đó, khi những manh nha đầu tiên cho ngành được gợi ý từ chuyến thăm và làm việc tại Liên Xô từ ngày 12 đến 19/7/1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động