RSS Feed for Bộ Công Thương: Đảm bảo nguồn than trong mọi tình huống | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 19:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bộ Công Thương: Đảm bảo nguồn than trong mọi tình huống

 - Trước tình trạng đình trệ sản xuất bởi thời tiết của ngành Than, việc nhập khẩu than được thực hiện theo lộ trình, đáp ứng nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện than trong nước.

TKV thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do mưa lũ
Ưu tiên khôi phục đường vận chuyển than cho điện

Đó là một trong những nội dung Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng trả lời phỏng vấn Năng lượng Việt Nam, trong bối cảnh mưa lớn trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tại Quảng Ninh.

Bộ Công Thương khẳng định bảo đảm cung ứng than trong mọi tình huống. Ảnh: Hải Vân

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, Bộ Công Thương đã chỉ đạo TKV phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các nhà máy điện liên quan của TKV và của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) rà soát lại vấn đề cung ứng than để bảo đảm nguồn than cho các nhà máy điện hoạt động đầy đủ.

Trên cơ sở dự trữ than hiện có của các nhà máy điện, các nguồn khác nhau của TKV từ những vùng chưa bị lũ, những vùng đang dự trữ và đồng thời kết hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia của EVN để cân đối việc huy động các nhà máy một cách phù hợp, từ các nguồn nhiệt điện chạy than, chạy khí và từ các nguồn thủy điện khác nhau.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng khẳng định "sẽ đảm bảo nguồn than trong mọi tình huống, kể cả mưa lớn kéo dài, nhằm duy trì hoạt động của các nhà máy điện và cấp điện cho hệ thống điện quốc gia".

Trước đó, Chủ tịch HĐTV TKV Lê Minh Chuẩn cho biết, đợt mưa lũ lịch sử trong vòng 40 năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của các đơn vị tại Hạ Long và Cẩm Phả, hiện nay vẫn trong tình trạng dừng sản xuất, một số đơn vị có thể phải dừng lâu dài như: Mông Dương, Quang Hanh, Dương Huy, Hòn Gai, Hà Tu.

Biến động thời tiết, mưa bão  từ cuối tháng 7 đến nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khai thác, sản xuất than. Theo các chuyên gia, tác động thời tiết, biến đổi khí hậu cần được tính đến trong các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngành Than, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu dùng trong nước và dự trữ than.

Than sản xuất trong nước không chỉ cung cấp cho ngành điện mà còn cho các ngành kinh tế quốc dân khác. Theo các chuyên gia, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu than của Australia và Indonesia, song gặp khó khăn vì phần lớn than của họ đã có người mua và nếu mua được của họ thường phải thông qua nước thứ ba.

Chính sách cho nhập khẩu, đầu tư để có nguồn than nhập ổn định đang gặp phải những hạn chế nhất định với nhiều vướng mắc. Ví dụ, thủ tục đầu tư ra nước ngoài chưa có chính sách mang tính đặc thù về thuế, vốn, ngoại hối…

Cạnh đó, còn có một số trở ngại khác cũng gây khó khăn cho công tác nhập khẩu than hiện nay, như Việt Nam chưa có mạng lưới thu thập và xử lý thông tin về nguồn than nhập khẩu mà thường phải lấy thông tin từ các nước khác. 

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam chưa có cảng trung chuyển đủ lớn để cho các tàu hàng trăm ngàn tấn hoạt động. Việt Nam cũng chưa có cảng nước sâu, trong khi yêu cầu phải nhập khẩu than ngày càng cấp bách. 

Nhập khẩu than cũng cần tính đến năng lực tài chính. Giá than nhập khẩu nêu trong dự án đầu tư các nhà máy nhiệt điện của PVN thường tính khoảng 90 USD/tấn, nhưng theo dự báo giá than sẽ tăng trên 100 USD/tấn. Giá than càng cao sẽ dẫn đến năng lực tài chính càng khó khăn.

Theo Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành Than năm 2020 đạt 60-65 triệu tấn và năm 2030 là trên 75 triệu tấn.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động