RSS Feed for Giảm nhiệt điện than góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 12:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giảm nhiệt điện than góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

 - Giảm tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu sản xuất điện sẽ có tác dụng giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính (CO2) trong các hoạt động năng lượng, góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Kiến nghị giảm hợp lý tỷ trọng nhiệt điện than trong QHĐ VII (điều chỉnh) 
Phát triển nhiệt điện than trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nhiệt điện than trong Đề án điều chỉnh QHĐ VII

TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN

Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh (QHĐ VII HC) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2016, với mục tiêu cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2030, theo đó nhu cầu điện theo các kịch bản phụ tải (cơ sở - cao) được dự báo như sau:

Bảng 1. Dự báo nhu cầu điện

    Danh mục

     2015

       2020

      2025

     2030

- Điện năng thương phẩm (TWh)               

- Tăng trưởng (%)                                         

- Hệ số đàn hồi (TTĐ/TT GDP)                                        

- Điện năng sản xuất và nhập khẩu (TWh) 

- Tăng trưởng (%)                                                     

      143

    11,44

      1,70

      159  

        

      -                          

   235 - 245

 10,4 - 11,4

              1,50                        265 - 278

 

10,7 - 11,8  

352 - 379

  8,4 - 9,1

       1,20            400 - 431

 

8,6 -  9,2

 506 - 559

   7,5 - 8,1

      1,07     572- 632

 

7,4 -  8,0

                                                                                                                              Cơ cấu sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện theo kịch bản phụ tải cơ sở được thể hiện như sau:

Bảng 2. Cơ cấu sản xuất điện

 

Danh mục nguồn điện

              2020

                2025

                2030

Công suất GM

 

%

Điện năng

TWh

 

%

Công suất GW

 

%

 

Điện năng

TWh

 

%

Công suất GW

 

%

Điện năng

TWh

 

%

Tổng nguồn phát

   

60

 

100

 

265

 

100

  

97

 

100

 

400

 

100

 

130

 

100

 

562

 

100

-Thủy điện (kể cả thủy điện tích năng*)

  

18,0

 

30,1

 

67,0

 

25,2

  20,5

 

21,1

 

70,0

 

17,4

 

22,0

 

16,9

 

70

 

12,4

-Nhiệt điện than

   25,7

 

42,7

 

131,0

 

49,3

  47,8

 

49,3

 

220,0

 

55,0

 

55,4

 

42,6

 

300

 

53,2

-Nhiệt điện khí

     9,0

 

14,9

 

44,0

 

16,6

  15,1

 

15,6

 

76,0

 

19,1

 

19,1

 

14,7

  

94

 

16,8

- NLTT và TĐN

     6,0

 

9,9

 

17,0

 

6,5

  12,1

 

12,5

 

27,6

 

6,9

 

 27,3

 

21,0

  

60

 

10,7

-Nhập khẩu

     1,3  

 

2,4

   

6,0

 

2,4

    1,5

 

1,5

   

6,4

 

1,6

  

1,6

 

 1,2

     

6

 

1,2

-Hạt nhân

-

   -

    -

   -

    -       

   -

    -

   -

   4,6

  3,6

    32

  5,7

* Thủy điện tích năng (TĐTN) Bác Ái (1200 MW) vận hành 2023-2025 và Đông Phù Yên (1200 MW), vận hành 2026-2030.

Qua bảng 2 có thể nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau:     

- Nguồn thủy điện về cơ bản đã được khai thác hết, với tổng công suất (không kể thủy điện tích năng) gần 20 GW, sản lượng khoảng 70 TWh. Riêng đối với TĐTN Đông Phù Yên (Sơn La), cần có sự xem xét, tính toán kỹ lưỡng, vì nhà máy này thuộc hệ thống điện miền Bắc, nơi có các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình (1.920 MW), Sơn La (2.400MW), Lai Châu (1.200MW) và nhiều nhà máy thủy điện cỡ vừa với tổng công suất lên tới trên 10 GW vào năm 2030 sẽ là các nguồn phủ đỉnh rất hiệu quả. Vì vậy, thay vì TĐTN Đông Phù Yên nên nghiên cứu xem xét xây dựng TĐTN Hàm Thuận   Bắc (Bình Thuận) công suất 1.200MW. Nhà máy này cùng với TĐTN Bác Ái làm nhiệm vụ phủ đỉnh cho hệ thống điện miền Nam với hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (4.600 MW) chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.                                

- Nguồn điện từ NLTT được tăng trưởng đáng kể, từ quy mô nhỏ hiện nay lên 6 GW và 17 TWh năm 2020; 12 GW và 27 TWh năm 2025; và lên tới 27 GW và 60 TWh năm 2030.

Nguồn nhiệt điện than luôn chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu sản xuất điện với tỷ trọng công suất từ gần 43% đến gần 50% và tỷ trọng sản lượng từ hơn 49% đến 55%, theo đó lượng than tiêu thụ yêu cầu khoảng 63 triệu tấn vào năm 2020; 95 triệu tấn 2025 và 129 triệu tấn 2030.

Nguồn nhiệt điện khí có thể chỉ sử dụng khí tự nhiên khai thác trong nước đến năm 2025 (khoảng 15 tỷ m3/năm trong tổng khả năng khoảng 17 tỷ m3/năm theo dự báo của PVN), từ 2026 phải nhập khẩu thêm LNG.

Nguồn điện nhập khẩu ổn định khoảng 6TWh/năm trong suốt một thập niên (2020-2030).

Trên cơ sở những nhận xét trên đây, kết hợp với các quyết định của chính phủ về phát triển năng lượng bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường, với mục tiêu giảm phát thải CO2 khoảng 25% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển bình thường, xin đề xuất một số giải pháp thay đối cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 như sau:       

- Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện có tính đến tác động của chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, theo đó có thể dự kiến điện năng thương phẩm giảm 5% vào năm 2020; 8% vào năm 2025 và 10% vào năm  2030. Với mức giảm này, tổng nhu cầu điện năng thương phẩm/sản xuất và nhập khẩu năm 2020 là 223/248 TWh; năm 2025 là 323/363 TWh và năm 2030 là 455/500TWh. Như vậy, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu năm giảm được so với QHĐ VII HC là 17 TWh vào năm 2020; 37 TWh vào năm 2025 và 62 TWh vào năm 2030.    

- Tăng sản lượng của nhiệt điện khí vào năm 2030 đến 100 TWh, trong đó khoảng 75 TWh sử dụng 15 tỷ m3 khí tự nhiên khai thác trong nước, còn 25 TWh sử dụng khoảng 4 triệu tấn  LNG nhập khẩu. Như vậy so với QHĐ VII HC, đến năm 2030 sản lượng nhiệt điện khí tăng thêm 6 TWh (từ 94 TWh lên 100 TWh) sử dụng khoảng 4 triệu LNG nhập khẩu.

- Tăng nguồn điện nhập khẩu lên khoảng 8 TWh vào năm 2020; 18 TWh vào năm 2025 và 29 TWh vào năm 2030 như dự kiến trong QHĐ VII trước đây. Như vậy, lượng điện nhập khẩu năm tăng thêm 2 TWh vào năm 2020; 12 TWh vào năm 2025 và tới 23 TWh vào năm 2030.

- Với các giải pháp đề xuất trên đây, sản lượng điện năng mà nguồn nhiệt điện than phải đảm nhiệm trong giai đoạn 2020-2030 như sau:  

Bảng 3. Giảm sản lượng nhiệt điện than (TWh)

                                        Năm

         2020

        2025

        2030

Sản lượng nhiêt điện than (NĐT) theo QHĐVII HC

          131

          220 

         300

Giảm sản lượng NĐT do sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

           -17

          - 37

          - 62

Giảm sản lượng NĐT do tăng sản lượng nhiệt điện khí

             -

            -

          -   6

Giảm sản lượng NĐT do tăng sản lượng nhập khẩu

            - 2

           - 12

          - 23

Sản lượng NĐT sau khi thực hiện các giải pháp

          112

           171

          209

                                                                                                                         

- Nhu cầu than cho nhiệt điện sau khi thực hiện các giải pháp (với suất tiêu hao than như tính toán trong QHĐ VII HC) là 54 triệu tấn vào năm 2020; 74 triệu tấn vào năm 2025 và gần 90 triệu tấn năm 2030. Khối lượng than giảm được do thực hiện các giải pháp trên so với QHĐ VII HC như sau: 

Bảng 4. So sánh khối lượng than (triệu tấn)

                                         Năm

    2020

  2025

   2030

Nhu cầu than cho nhiệt điện theo QHĐ VII HC

       63

     95 

    129

Nhu cầu than cho nhiệt điện sau khi thực hiện các giải pháp

       54

     74          

       90

Khối lượng than giảm được do thực hiện các giải pháp

         9

     21

       39

Khả năng cung cấp than trong nước theo Quy hoạch than hiệu chỉnh

   47- 50

   51- 54

   55 -57

 

Qua các số liệu trong Bảng 4 có thể thấy, do khả năng cung cấp than nội địa cho sản xuất điện và các nhu cầu khác (theo Quy hoạch than hiệu chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2016) là rất hạn chế, nên việc đảm bảo cung cấp than cho nhu cầu sản xuất, đặc biệt từ sau 2020 sẽ chủ yếu phải dựa vào nguồn nhập khẩu. Vì vậy, việc giảm khối lượng than do giảm nguồn nhiệt điện than cũng chính là giảm khối lượng than nhập khẩu.

Tóm lại, giải pháp giảm tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu sản xuất điện sẽ có tác dụng giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính (CO2) trong các hoạt động năng lượng, góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động