RSS Feed for Nhập khẩu năng lượng từ Nga: Cơ hội, thách thức của Việt Nam [Kỳ 1] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 16:46
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhập khẩu năng lượng từ Nga: Cơ hội, thách thức của Việt Nam [Kỳ 1]

 - Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược năng lượng quốc gia đã chỉ rõ nhu cầu về nhập khẩu năng lượng của Việt Nam trong tương lai. Gần đây, “Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2035” đã được ban hành. Trên cơ sở phân tích các chiến lược về năng lượng của Việt Nam và Liên bang Nga, trong khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM xin giới thiệu với bạn đọc một số vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu các nguồn năng lượng (đặc biệt là dầu - khí, than) từ Nga của Việt Nam.


Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 2]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 3]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 4]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 5]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 6]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 10]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 12]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 13]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 14]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 15]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 16]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 17]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 18]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ cuối]



 

KỲ 1: CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG CỦA LIÊN BANG NGA


TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

 

Qui mô và trình độ phát triển ngành năng lượng của Liên Xô (trước đây) và Nga (ngày nay) có tầm ảnh hưởng rất quyết định đến nền kinh tế - năng lượng toàn cầu thông qua việc xuất khẩu công nghệ và các sản phẩm năng lượng.

Do lịch sử phát triển, điều kiện địa chính trị, đặc biệt kể từ sau Thế chiến lần thứ II đến nay, việc quản lý nền kinh tế của Nga đã chuyển đổi mạnh và chuyển đổi rất thành công từ mô hình kế hoạch hóa sang mô hình thị trường. Nền kinh tế, xã hội của Nga đang tiếp tục phát triển, trước hết dựa trên cơ sở của một ngành công nghiệp năng lượng có qui mô lớn và trình độ công nghệ cao.

Trong lý luận (nghiên cứu khoa học kỹ thuật) và trong thực tế (quản lý phát triển), khái niệm “Tổ hợp Nhiên liệu và Năng lượng” (Топливно-энергетический Комплекс/Fuel and Energy Complex) lần đầu tiên đã được đưa ra ở Liên Xô. Hiện nay, việc tiếp tục sử dụng khái niệm này của Nga trong Chiến lược năng lượng cho thấy: Cách tiệm cận một cách khoa học, phù hợp với thực tế và đúng bản chất trong lĩnh vực năng lượng.

“Ngành năng lượng” hay “Tổ hợp Nhiên liệu và Năng lượng” của Nga gồm 6 ngành công nghiệp (dầu mỏ, khí đốt, than đá, than bùn, điện lực và cung cấp nhiệt).

Trong nền kinh tế Nga, Tổ hợp Nhiên liệu Năng lượng chiếm tỷ trọng:

1/ Gần 30% về tổng vốn đầu tư.

2/ Gần 50% trong các nguồn thu của ngân sách Liên bang.

3/ Hơn 50% trong giá trị xuất khẩu, nhưng:

4/ Chỉ sử dụng dưới 4% lao động.

So với mức tiêu dùng trong nước của Nga, sản phẩm của Tổ hợp Nhiên liệu Năng lượng được sản xuất 2018 đã cao hơn: 1,9 lần về dầu mỏ; 1,5 lần về khí đốt; 1,8 lần về than; 2,6 lần về dầu diesels; và 1,1 lần về xăng ô tô.

Nga hiện là một trong 3 nước đứng đầu thế giới về:

1/ Trữ lượng các nguồn nhiên liệu hóa thạch cacbuahydro.

2/ Sản lượng khai thác và khối lượng xuất khẩu các nguồn năng lượng; và:

3/ Phát triển và xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân.

Trong số các nền kinh tế lớn của thế giới, cân bằng năng lượng của Nga được coi là “sạch” nhất về mặt phát thải khí nhà kính, vì tỷ trọng các nguồn điện tái tạo, điện nguyên tử và nhiệt điện chạy bằng khí chiếm trên 80% trong tổng sản lượng điện. Trong đó, điện nguyên tử, thủy điện và điện tái tạo chiếm hơn 30%, khí thiên nhiên chiếm gần 50%.

Ngành năng lượng của Nga có hệ thống hạ tầng sở đứng thứ hai trên thế giới, gồm:

Một là: Hệ thống điện hợp nhất.

Hai là: Hệ thống cung cấp khí hợp nhất.

Ba là: Hệ thống đường ống dẫn dầu, các sản phẩm dầu mỏ có tổng chiều dài lớn và được vận hành trong các điều khiện khí khậu - thiên nhiên khác nhau (từ Bắc Cực đến cận nhiệt đới).

Xét về các lợi ích quốc gia, nguồn nhiên liệu và tiềm lực khoa học, theo tiêu chuẩn về “phát triển bền vững” được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua, Nga đang đóng góp một vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.

Cơ sở nguyên liệu khoáng sản của Nga cũng thuộc loại phong phú và có trữ lượng lớn trên thế giới. Kể từ năm 2008 (năm cơ sở của Chiến lược đến năm 2030 trước đây) đến năm 2018 (năm cơ sở của Chiến lược đến năm 2035 lần này), trữ lượng cấp A+B+C1 các nguồn năng lượng của Nga đã gia tăng đáng kể.

Cụ thể, cacbuahydro lỏng (dầu và condensate) tăng thêm 7,1 tỷ tấn; khí - 8,1 nghìn tỷ m3; than - 2,2 tỷ tấn; uranium - 337,7 nghìn tấn.

Tuy nhiên, đối với các ngành công nghiệp trong Tổ hợp Nhiên liệu và Năng lượng của Nga, cũng như của thế giới hiện đang đứng trước các thách thức cụ thể sau:

1/ Tốc độ phát triển kinh tế thế giới bị chậm lại, cơ cấu của sản phẩm năng lượng bị thay đổi, nhu cầu năng lượng giảm.

2/ Nhu cầu trong nước hiện nay cũng như trong tương lại về các dạng sản phẩm năng lượng không đủ lớn cho phát triển đổi mới, làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc vào nhu cầu và tình hình thị trường thế giới về các nguồn năng lượng.

2/ Sự quá phụ thuộc của các công ty năng lượng vào việc nhập khẩu công nghệ, thiết bị, vật liệu, dịch vụ và phần mềm trong một số lĩnh vực phát triển năng lượng hứa hẹn nhất.

3/ Thiếu nguồn lực đầu tư, do sự kìm hãm của chính sách thuế quan trong lĩnh vực năng lượng, hạn chế của các công ty năng lượng về khả năng thu hút tài chính dài hạn của các nhà đầu tư nước ngoài và sự phát triển yếu của cho vay mạo hiểm.

4/ Sự tồn tại của các mối quan hệ phi thị trường bên cạnh các mối quan hệ thị trường và những rào cản trong lĩnh vực tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ cuối cùng ngành năng lượng, trong đó có cả việc trợ cấp chéo.

5/ Tính rất không ổn định và thường không thể đoán trước được của các điều kiện, yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển năng lượng, bao gồm các điều kiện, yếu tố văn hóa, các thay đổi trong xã hội, quan hệ quốc tế, các khám phá khoa học và phát minh kỹ thuật.

6/ Những thách thức đối với sự phát triển không gian được xác định trong Chiến lược phát triển không gian.

7/ "Những thách thức lớn" đối với sự phát triển khoa học và công nghệ, được chỉ ra trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi về chất trong hệ thống năng lượng toàn cầu và quốc gia, tầm quan trọng ngày càng tăng của mức độ trang bị về năng lượng của nền kinh tế, cũng như việc gia tăng khối lượng sản xuất, bảo tồn năng lượng, truyền tải, sử dụng hiệu quả năng lượng.

Trong số các thách thức về phát triển không gian của Liên bang Nga, đáng quan ngại là những mất cân đổi về địa lý của các trung tâm sản xuất và tiêu dùng năng lượng đang tạo ra một khối lượng lớn chưa từng thấy và ngày càng tăng của việc vận chuyển nhiên liệu bằng đường bộ trên một khoảng cách dài.

Cụ thể, các khu vực trung tâm của đất nước có mật độ phát triển kinh tế ngày càng cao, chiếm tỷ trọng tới hơn 60% về tiêu dùng năng lượng, trong khi, các khu vực phía Bắc, phía Đông lại chiếm tới hơn 80% về khai thác và sản xuất các nguồn năng lượng.

Tổ hợp Nhiên liệu và Năng lượng đã, đang và sẽ đóng góp tối đa cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Nga, góp phần củng cố vị thế của Nga trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Hiện nay, vai trò của năng lượng càng đặc biệt quan trọng, trong điều kiện biến động cao trên thị trường dầu khí. Nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại và theo đó, nhịp độ tăng nhu cầu năng lượng đang giảm đi.

Vì vậy, gần đây Nga đã xem xét lại chính sách năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển năng lượng, trên cơ sở đánh giá chính xác những thay đổi đang diễn ra trong ngành năng lượng toàn cầu, có tính đến sự phát triển của công nghệ, cơ cấu sản xuất và tiêu thụ năng lượng, để lập kế hoạch hành động cho thời kỳ phục hồi của thị trường toàn cầu.

Cũng như mọi lần, Chiến lược Năng lượng của Nga (Energy Strategy of Russia- ESR) được sọan thảo cho giai đoạn 15 năm, thường chia thành các giai đoạn phát triển và được cập nhật (điều chỉnh) cho mỗi 5 năm.

Nội dung chính của Chiến lược Năng lượng của Nga gồm:

Thứ nhất: Mục tiêu, các ưu tiên và định hướng phát triển năng lượng.

Thứ hai: Đánh giá tình trạng, xu hướng phát triển năng lượng của thế giới và của Nga.

Thứ ba: Nhiệm vụ và các giải phát phát triển then chốt; và:

Thứ tư: Cơ chế, các giai đoạn và các kết quả triển khai Chiến lược.

Trong báo cáo trình Duma Quốc gia về Chiến lược năng lượng lần này, Bộ trưởng Năng lượng Nga - Alexander Novak đã nhấn mạnh: Việc thực hiện Chiến lược năng lượng sẽ giúp đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia như đã được xác định trong Nghị định của Tổng thống Liên bang Nga. Theo tờ trình, các mục tiêu quốc gia sẽ được thực hiện bằng cách:

1/ Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước về các sản phẩm, dịch vụ của tổ hợp nhiên liệu và năng lượng.

2/ Phát triển và đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng.

3/ Hiện đại hóa công nghệ.

4/ Phát triển và nâng cao tính sẵn sàng của cơ sở hạ tầng.

5/ Tăng cường khả năng cạnh tranh của tổ hợp nhiên liệu, năng lượng; và:

6/ Chuyển đổi số trong ngành năng lượng của Nga.

Các mục tiêu cụ thể đã được đề ra trong chiến lược năng lượng, gồm:

1/ Nâng cao hiệu quả, khả năng tiếp cận và chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm dầu, nhiên liệu khí, điện.

2/ Tiếp tục phát triển sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), hình thành cụm LNG trên bán đảo Yamal, Gydan và sáu cụm hóa dầu, phát triển sản xuất, tiêu thụ hydro, heli để Nga sẽ trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất, cũng như xuất khẩu năng lượng hydro.

3/ Phát triển cơ sở hạ tầng truyền tải khí ở Đông Siberia và Viễn Đông với khả năng tích hợp vào một mạng khí hóa hợp nhất, đơn giản hóa kết nối công nghệ với các mạng.

4 Tăng cường hoạt động đổi mới của các công ty trong tổ hợp nhiên liệu - năng lượng.

5/ Áp dụng các công nghệ kỹ thuật số trong quản lý quốc gia, tạo ra và triển khai các hệ thống đo đếm năng lượng điện, cũng như quản lý mạng điện thông minh, thực hiện Sáng kiến công nghệ quốc gia về "Mạng Năng lượng".

Để đạt được các mục tiêu trên, các giải pháp đã được đưa ra, gồm:

1/ Nâng mức độ khí hóa toàn quốc lên 83% có tính đến các đặc trưng trong cân bằng nhiên liệu - năng lượng của từng khu vực.

2/ Đảm bảo độ ổn định và nâng cao chất lượng cung cấp năng lượng cho người tiêu dùng lên ngang tầm với mức tốt nhất của thế giới.

3/ Phát triển hạ tầng cơ sở và hạ tầng hệ thống dẫn khí của khu vực Đông Siberia, Viễn Đông có tính đến khả năng tích hợp với hệ thống dẫn khí hợp nhất của Nga.

4/ Đơn giản hóa việc kết nối kỹ thuật với hạ tầng có sở năng lượng, trong đó ưu tiên cho việc kết nối với hạ tầng của các khu đất xây dựng nhà ở.

Chiến lược năng lượng được soạn thảo trên cơ sở phân tích về những thách thức, mối đe dọa và rủi ro của an ninh năng lượng, phát triển năng lượng (bao gồm một kịch bản căng thẳng có tính đến tình trạng hiện tại của thị trường và giảm đáng kể nhu cầu đối với các nguồn năng lượng trong ngắn hạn).

Nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý phát triển hiện nay là: Theo dõi tình hình diễn biến hàng ngày của thị trường năng lượng quốc tế và tạo ra một hệ thống quản lý rủi ro an ninh năng lượng hiệu quả.

Chiến lược năng lượng là một tài liệu cơ bản trong lĩnh vực năng lượng, các điều khoản của nó sẽ được chi tiết và cụ thể hóa trong các kế hoạch thực thi trung hạn, trong các tổng sơ đồ phát triển của các ngành trong Tổ hợp Nhiên liệu Năng lượng, cũng như trong các tài liệu hoạch định chiến lược và dài hạn khác trong ngành năng lượng.

Các chỉ tiêu chính của các lĩnh vực năng lượng chủ yếu được đề ra trong Chiến lược Năng lượng của Nga được tổng hợp trong bảng sau:

 

No

Chỉ tiêu chính

2018

2024

2035

1

Dầu mỏ

     

1.1

Sản lượng dầu mỏ và condensate, triệu tấn/năm

555,9

555÷560

490÷555

1.2

Tỷ lệ sản lượng dầu mỏ và condensate ở vùng Tây Siberi so với mức sản xuất cơ bản của khu vực này năm 2018

1

0,99

0,9÷0,95

1.3

Tỷ lệ sản lượng dầu mỏ và condensate ở Đông Siberia, Viễn Đông và Bắc Cực so với mức sản xuất cơ bản ở các khu vực này năm 2018

1

1,075

1,1÷1,15

1.4

Thu hoạch các sản phẩm dầu nhẹ không nhỏ hơn, %

62,2

65

70

1.5

Tỷ lệ qui trình chế biến dầu thứ cấp so với sơ cấp, không nhỏ hơn

0,97

1

1,2

2

Khí đốt

     

2.1

Tỷ trọng của khí đốt được tiêu thụ theo giá thị trường, %

33

35

40

2.2

Vị trí của Nga trên thế giới về xuất khẩu khí

1

1÷2

1÷2

2.3

Sản lượng khí hóa lỏng, triệu tấn/năm

18,9

46÷65

80÷140

2.4

Tiêu dùng khí hóa lỏng trong GTVT, tỷ m3/năm

0,68

2,7

10÷13

2.5

Tỷ lệ sản lượng khí thiên nhiên ở Đông Siberia và Viễn Đông so với mức sản xuất cơ bản ở các khu vực này

1

2,6

4,2

2.6

Công suất thiết kế của các đường ống dẫn khí xuất khẩu, tỷ m3/năm

240
 

363
 

405
 

 

Trong đó: theo hướng phía tây (Châu Âu)

240

325

325

 

Theo hướng Châu Á-Thái bình dương

-

38

80

2.7

Mức độ khí hóa của các vùng lãnh thổ, %

68,6

74,7

82,9

2.8

Hệ số sử dụng hữu ích của của khí đồng hành, %

85,1

90

95

2.9

Mức độ giảm tỷ lệ tự dùng của khí trong hệ thống dẫn khí so với năm 2018, %

-

12

17

3

Hóa dầu

     

3.1

Tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm polymer khối lượng lớn trên thị trường nội địa, %

23

20

15

3.2

Tỷ trọng nguyên liệu dầu khí thô cấp cho hóa dầu (chế biến sâu), %

23,1

30

35

4

Công nghiệp than

     

4.1

Tiêu thụ than Nga trên thị trường nội địa, triệu tấn/năm

181

174÷192

170÷196

4.2

Tỷ trọng than xuất khẩu, %

14

18÷20

23÷25

4.3

Tỷ lệ than được sản xuất ở Vùng Viễn Đông trong sản lượng than toàn ngành (ở cuối giai đoạn), %

17

20

21

4.4

Tỷ lệ than được sản xuất ở vùng Đông Sibiria trong sản lượng than toàn ngành (ở cuối giai đoạn), %

18

23

27

5

Điện lực

     

5.1

Chỉ số thời gian ngừng hoạt động trung bình của hệ thống điện (SAIDI), h/năm

8,7

3,53

2,23

5.2

Chỉ số tần suất trung bình mất điện của hệ thống điện (SAIFY), đơn vị

2,3

1,17

0,85

5.3

Mức tiêu hao nhiên liệu qui đổi cho sản xuất điện, gam/kWh

309,8

285,4

255,6

5.4

Mức độ giảm tiêu dùng điện trong vận chuyển dầu và các sản phẩm của dầu so với năm 2018, %

-

1,2

3,3

5.5

Tỷ lệ tổn thất điện năng trong hệ thống điện không lớn hơn, %

10,6

9,8

7,3

5.6

Giảm mức tiêu thụ nước trên mỗi công suất MW (trong điều kiện nước tương tự) so năm cơ sở (2018 là 3,42 m3/s*MW), %

-

1

2

5.7

Giảm chi phí phát 1kWh điện trong các vùng cấp điện phi tập trung so với năm 2018, %

-

6

17

5.8

Số vùng được cấp nhiệt đã áp dụng mô hình “nồi hơi thay thế”

1

35

65

5.9

Mức giảm các sự cố trong hệ thống (nguồn và lưới) cấp nhiệt thương mại hàng năm so với năm 2018, %

-

2,1

2,3

5.10

Tỷ trọng sản xuất điện của các nhà máy phát điện có trích hơi để cấp nhiệt, %

30,4

33

40

5.11

Tiêu hao nhiên liệu qui đổi cho sản xuất nhiệt, kg/Gcal

169,2

164,2

159,3

6

Điện nguyên tử

     

6.1

Tỷ trọng của các lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3+ và các tổ máy được hiện đại hóa kéo dài tuổi thọ trong tổng công suất phát của điện hạt nhân, %

13

26

40

6.2

Công suất lắp đặt lò phản ứng neutron nhanh có chu trình nhiên liệu hạt nhân khép kín, GW

1,48

1,48

1,78

7

Xuất khẩu nhiên liệu hydro, tr.tấn/năm

-

0,2

2

8

Bảo vệ môi trường

     

8.1

Mức độ xử lý các chất phát thải vào không khí từ các nguồn cố định trong ngành năng lượng so với 2018

1

1,1

1,4

8.2

Mức độ xả nước thải bị ô nhiễm vào nước mặt trong ngành năng lượng so với 2018

1

0,9

0,75

8.3

Tỷ lệ diện tích đất được hoàn thổ trên tổng diện tích đất đã được sử dụng cần được phải hoàn thổ trong ngành năng lượng trong năm năm qua, %

61,5

67

80

8.4

Tỷ lệ chất thải được xử lý và trung hòa trong tổng khối lượng chất thải đã hình thành trong ngành năng lượng, %

52,6
 

65
 

85
 

 

Trong đó: tro xỉ

8,4

15

50

8.5

Tỷ lệ của tổng phát thải khí nhà kính trong năm hiện tại so với khối lượng phát thải năm 1990, không quá, %

50,7

70÷75

70÷75

8.6

Hệ số tái sản xuất trữ lượng dầu mỏ (được thăm dò so với được khai thác)

1,04

1

1

8.7

Tỷ lệ thu hồi dầu mỏ trong khai thác theo thiết kế (không tính các trữ lượng khó khai thác), %

38,3

38,5

38,7

9

Phát triển khoa học công nghệ và hoạt động đổi mới

     

9.1

Tỷ lệ thiết bị công nghệ hiện đại sử dụng trong ngành năng lượng được chế tạo trong nước, %

-

50÷60

70÷80

9.2

Tỷ lệ các đơn vị chủ chốt của ngành năng lượng thực hiện đổi mới (công nghệ, tổ chức, tiếp thị) trong năm báo cáo, trong tổng số các tổ chức được kiểm tra, %

6,5

50

75

9.3

Tỷ lệ các đơn vị trong ngành năng lượng sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, trong tổng số các đơn vị sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến của nền kinh tế, %

13

14

20

10

Lao động và xã hội

     

10.1

Hệ số sử dụng thời gian làm việc không thấp hơn, %

84

86

90

10.2

Số lượng nhân viên thực hiện các loại hoạt động chính theo các tiêu chuẩn chuyên môn được phê duyệt trong ngành năng lượng, %

50

75

100

10.3

Chi phí cho đào tạo so với tổng quỹ lương, %/năm

0,4

0,7

1

11

Quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh

     

11.1

Hệ số về áp lực nghĩa vụ tài chính trong các dạng hoạt động của ngành năng lượng so với năm cơ sở

1

1

1

11.2

Mức độ tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định, %

100

135÷140

180÷200

11.3

Tỷ lệ các đơn vị đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về an toàn lao động không thấp hơn, %

NI

NI

NI

11.4

Mức độ giảm hàng năm các số sự cố trên các công trình của ngành năng lượng so với 2018, %

-

5

5

11.5

Mức độ gảm hàng năm số người bị tai nạn tính trên 1000 lao động trong ngành năng lượng so với năm 2018, %

-

5

5

12

Về quan hệ quốc tế

     

12.1

Vị trí của Nga trong bảng xếp hạng của Hội đồng Năng lượng Thế giới tính theo chỉ số Trilemma

42

30÷37

20÷30

12.2

Tỷ trọng của các nước Châu Á-Thái bình dương trong khối lượng xuất khẩu năng lượng, %

27

40

50



 

Đón đọc kỳ 2: Nhập khẩu các nguồn năng lượng từ Nga của Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Lưu ý: Việc sử dụng, sao chép nội dung trong bài viết này (dưới mọi hình thức) cần được sự đồng ý của tác giả và Tòa soạn Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động