Nhận định - Phản biện
Hệ thống Siêu lưới điện EU - sức mạnh của sự đoàn kết (Kỳ 1)
05:34 |27/08/2012
-
Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố, vào năm 2020 toàn khối sẽ sử dụng 20% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo. Để chứng minh những cam kết của mình không phải là “nói suông”, năm 2011, lãnh đạo các quốc gia thành viên của EU đã ký kết một Bản ghi nhớ (MOU) về việc tăng cường thúc đẩy xây dựng các trung tâm điện gió ngoài khơi và kết nối các trung tâm năng lượng tái tạo và truyền thống, trên khắp lãnh thổ của các quốc gia trong khối thành một Hệ thống siêu lưới điện EU. Bản ghi nhớ (MOU) của EU ra đời không chỉ dành được sự quan tâm của giới năng lượng toàn cầu mà đây còn là “chủ đề nóng hổi” được giới chính trị gia rất quan tâm. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này NangluongVietnam xin giới thiệu bài viết của ông Charles Kennedy, chuyên gia chính trị và năng lượng đang làm việc tại Học viện Thương mại Quốc tế châu Âu (EIBA) phân tích về các vấn đề liên quan đến kế hoạch xây dựng Hệ thống siêu lưới điện EU.
GIA HÂN
Hệ thống siêu lưới điện EU
Hệ thống siêu lưới điện EU
Phần lớn nội dung của các điều khoản trong Bản ghi nhớ, quy định về việc xây dựng một hệ thống siêu lưới điện khổng lồ, kết nối tất cả các trung tâm năng lượng trên khắp Liên minh châu Âu, từ những nơi ở trung tâm thành thị, khu dân cư đông đúc cho đến những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất.
Thực tế, việc hai quốc gia láng giềng cùng lắp đặt lưới điện chung, chia sẻ điện năng là chuyện rất bình thường. Nhưng xây dựng cả một hệ thống siêu lưới điện quy mô khổng lồ, kết nối tất cả các quốc gia thành viên nội khối, thì ngoài EU ra chưa có liên minh nào có thể thực hiện được.
Hệ thống siêu lưới điện EU hiểu một cách đơn giản là khi một quốc gia thành viên của EU lắp hệ thống cáp điện kết nối với tất cả các quốc gia láng giềng, đồng thời cũng là thành viên của EU, cho đến khi hệ thống lưới điện của tất cả các quốc gia thành viên EU đều được kết nối với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sáng kiến lưới điện chung Biển Bắc - tiền đề của Siêu lưới điện EU
Kế hoạch xây dựng Hệ thống siêu lưới điện liên minh EU của toàn khối thực ra lại dựa trên Sáng kiến lưới điện chung Biển Bắc của một vài quốc gia.
Ban đầu ý tưởng về một lưới điện chung được các quốc gia Biển Bắc là: Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Bỉ và Luxembourg khởi xướng.
Sau khi sáng kiến lưới điện chung Biển Bắc thể hiện rõ được những ưu điểm của mình, mô hình này đã được nhân rộng lên khắp toàn EU thành Siêu lưới điện EU.
Lợi ích mà Hệ thống siêu lưới điện EU đem lại
Thực tế, trước kia một vài quốc gia Biển Bắc đã kết nối hệ thống lưới điện song phương như: giữa Anh và Pháp, Pháp và Bỉ hay Đan Mạch và Thụy Điển… Nhưng hầu hết chỉ mới dừng ở bước sơ khai và kế hoạch “chia sẻ, hỗ trợ” điện năng cho nhau vẫn chưa được các quốc gia này bàn bạc cụ thể. Đóng góp của hệ thống lưới điện song phương với ngành điện lực trong nước của các quốc gia trên là không nhiều.
Mặc dù đã xây dựng được lưới điện song phương, nhưng nhu cầu điện năng trong nước vẫn phải do các quốc gia tự mình giải quyết.
Nhưng khi nhiều quốc gia cùng nhau xây dựng một hệ thống lưới điện chung, chia sẻ điện năng, thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi. Một lượng điện hùng hậu sẽ thường xuyên được luân chuyển giữa các quốc gia thành viên với nhau.
Các quốc gia này sẽ đảm bảo được nguồn cung điện năng ổn định, tránh lãng phí điện năng, sử dụng điện hiệu quả, giá thành điện sẽ giảm và dĩ nhiên là nền kinh tế sẽ được thúc đẩy nhanh chóng.
Một phần khác cũng rất quan trọng trong Bản ghi nhớ của EU là tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp năng lượng gió trong khối.
Chi phí xây dựng và lắp đặt các trung tâm điện gió ngoài khơi rất tốn kém
Các trung tâm điện gió vốn có nhược điểm là luôn phải đặt ở những nơi xa xôi hẻo lánh, đặc biển là các trung tâm điện gió ngoài khơi. Phí xây dựng cao, lắp đặt hệ thống cáp kết nối điện tốn kém nhưng lượng điện sản xuất điện lại ít.
Trước kia nhược điểm này có lẽ sẽ là rất lớn nếu các trung tâm điện gió chỉ phục vụ cho nhu cầu điện trong nước. Nhưng khi hệ thống siêu lưới điện EU ra đời và kết nối mọi trung tâm điện gió từ những nơi xa xôi nhất với những khu dân cư trên khắp châu Âu thì mọi chuyện lại xoay chiều hoàn toàn.
Chi phí xây dựng các trung tâm điện gió, lắp đặt cáp điện sẽ rẻ hơn nhiều vì lượng điện sản xuất ra sẽ cung ứng cho tất cả các quốc gia thành viên của EU. Tương lai, khi một trung tâm điện gió được xây dựng và lắp đặt, thì công việc sẽ không chỉ là bó hẹp ở riêng một quốc gia, mà còn là toàn thể EU “cùng chung tay, góp sức”.
NangluongVietnam.vn
Kỳ 2: Sức mạnh của sự đoàn kết
Các bài mới đăng
- Thấy gì trong chính sách điện gió, mặt trời thay thế thủy điện ở Campuchia? (02/12)
- Nhận định bước đầu về định hướng phát triển điện tái tạo Trung Nam (02/12)
- Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Vì sao còn ‘mắc kẹt’? (27/11)
- Dự báo về phát thải thủy ngân trong sử dụng than ở Việt Nam (26/11)
- Khiếu kiện của nhà thầu PM và các bế tắc ở Nhiệt điện Long Phú 1 (19/11)
- ‘Miếng bánh’ điện địa nhiệt trong cơ cấu năng lượng (18/11)
- Tích hợp phát triển năng lượng tái tạo hợp lý với nguồn điện truyền thống (14/11)
- Dầu khí và ‘giấc mơ sống còn’ của Campuchia (11/11)
- Thuế carbon: Giải pháp hữu hiệu nhất giảm phát thải khí nhà kính (11/11)
- EOR19 và một số vấn đề cần được làm sáng tỏ (07/11)
Các bài đã đăng:
- Cuộc chiến than đá tại Mông Cổ: Ai sẽ giành chiến thắng? (Kỳ 2) (23/08)
- Cuộc chiến than đá tại Mông Cổ: Ai sẽ giành chiến thắng? (Kỳ 1) (19/08)
- Những ai đang chi phối nguồn cung dầu thế giới? (15/08)
- Mưu đồ CNOOC thâu tóm Nexen là gì? Tại sao Hoa Kỳ lo lắng? (05/08)
- Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ như thế nào vào năm 2013? (Kỳ 2) (01/08)
- Năng lượng sạch - xu hướng phát triển của thế giới (30/07)
- Sẽ không bán được than nếu thuế xuất khẩu 20% (28/07)
- Mở bể than Sông Hồng: 'Thử nghiệm công nghệ, trước khi làm bất cứ việc gì' (23/07)
- Khí gas thiên nhiên - Hướng đi mới của Trung Quốc (Kỳ 2) (21/07)
- Những vấn đề cần lưu ý trong đầu tư phát triển thủy điện vừa và nhỏ (18/07)