RSS Feed for Giá than đang làm Thứ bảy 20/04/2024 04:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giá than đang làm "khó" các nhà máy nhiệt điện?

 - Giá bán than cho các nhà máy điện tăng thêm 74.000 đồng/tấn (xấp xỉ 5%) kể từ ngày 21/7 khiến chi phí tại các nhà máy nhiệt điện tăng cao.

Tiêu thụ than gặp nhiều khó khăn
Ngành than cần tính đến việc duy trì sản lượng
"Cổ phần hóa 3 Genco cùng lúc là rất khó khăn"
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung cấp điện ổn định

Ông Nguyễn Loãn - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Phát điện 1 (GENCO 1) cho biết, hiện nay giá bán than cho các nhà máy nhiệt điện là 1.484.000 đồng/tấn. Việc tăng giá bán than rõ ràng đã làm tăng chi phí sản xuất điện. Đặc biệt, trong những tháng cao điểm mùa khô này, EVN luôn phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than và khí.

Hiện tại, GENCO 1 đang quản lý cụm Nhiệt điện Uông Bí (gồm Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Uông Bí mở rộng và Uông Bí mở rộng 2) công suất 730 MW, mỗi năm tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn than và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (gồm Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2) công suất 1.200 MW, mỗi năm tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn than.

Như vậy với giá than tăng  thêm 74.000 đồng/tấn, thì mỗi năm, chỉ tính riêng chi phí mua nguyên liệu đầu vào là than, đảm bảo cho các nhà máy hoạt động bình thường, GENCO 1 cần có thêm 370 tỷ đồng.

Tổng công ty Phát điện 2 (GENCO 2) quản lý 2 đơn vị nhiệt điện lớn là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (công suất 1.040 MW) và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (công suất 1.200 MW). Theo ông Ngô Việt Hải, Tổng giám đốc GENCO 2, đây là 2 công ty sản xuất điện lớn (khoảng 6 tỷ kWh điện/năm) chiếm khoảng 5% sản lượng điện toàn hệ thống. Mức tiêu thụ than của 2 đơn vị này vào khoảng 7 triệu tấn/năm. Với giá bán than tăng  thêm 74.000 đồng/tấn, hàng năm, GENCO 2 cần thêm khoảng 500 tỷ đồng để mua than sản xuất điện.

Ông Nguyễn Văn Tạo, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh cho biết, giá than chiếm khoảng 50% tổng chi phí sản xuất điện. Nhiệt điện Quảng Ninh hiện có 4 tổ máy phải phát hết công suất do các nhà máy thủy điện thiếu nước, nên khi than tăng giá thì sẽ tác động đến giá điện và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của đơn vị.

Trong một thông điệp mới đây của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho biết, hiện ngành Than đang chịu sức ép rất lớn về giá thành sản xuất do những nguyên nhân như khai thác than ngày càng xuống sâu, chi phí thăm dò, khảo sát, chi phí nhiên liệu cho sản xuất than và lương công nhân ngày càng cao, tỉ giá ngoại tệ ngày càng tăng cao, lãi vay tăng, thuế VAT than xuất khẩu không được khấu trừ, thuế tài nguyên tăng gấp đôi so với năm trước… Do vậy, VEA cho rằng, giá than bán cho điện hiện tại là mức chưa phải là cao. Tuy nhiên, các nhà máy điện sẽ còn gặp khó khăn lớn, bởi giá nhiên liệu đầu vào đang ngày càng tăng cao, trong khi giá điện của chúng ta chưa điều chỉnh kịp theo biến động của thị trường.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động