Năng lượng - Môi trường
Phạt nặng kẻ xâm phạm lãnh hải Việt Nam tìm kiếm thăm dò dầu khí
06:59 |04/09/2013
-
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2013/NĐ-CP, ngày 27/8/2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Nghị định nêu rõ, hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí sẽ bị phạt từ 900 triệu đến 1 tỷ đồng.
>> Chỉ đạo của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 8
>> Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo nâng cấp NMLD Dung Quất
>> Kiên quyết trong công tác quy hoạch, rà soát các hồ thuỷ điện
Nghị định cũng quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và thanh tra chuyên ngành. (Ảnh Tàu tuần tra biển DN-2000 của CSB Việt Nam - nguồn Internet)
Cùng với mức phạt tiền này, còn có hình phạt bổ sung là trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm.
Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi tương tự nhằm mục đích khai thác dầu khí. Các đối tượng vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi và người nước ngoài vi phạm sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí; an toàn, an ninh và môi trường trong lĩnh vực dầu khí; điều kiện kinh doanh xăng dầu; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và các quy định khác trong lĩnh vực dầu khí... được Nghị định quy định cụ thể về mức tiền phạt và các hình thức phạt bổ sung.
Nghị định cũng quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và thanh tra chuyên ngành.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2013.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Vũ khí và lối đánh Việt Nam: Một góc nhìn gần
Vì sao trong 'ồn ào' Thủ tướng Hun Sen im lặng?
"Một chuyến thăm lịch sử, một tầm nhìn chiến lược"
Nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ 'kẻ thụt két quốc gia'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị
Các bài mới đăng
- Khởi động Chiến dịch Giờ Trái đất 2021 (24/02)
- Công ty DHD thống nhất kế hoạch cấp nước cho hạ du mùa khô năm 2021 (02/02)
- Trao giải cuộc thi ‘Sáng tạo logo và slogan về tiết kiệm điện’ (26/01)
- Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương (21/01)
- EVN sẵn sàng đảm bảo cấp điện và xả nước phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân (07/01)
- Phê duyệt đề án phát triển thị trường điện, than, khí cạnh tranh (30/12)
- Tạm dừng các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch (28/12)
- Trao giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 (22/12)
- Phát triển điện sinh khối ở Việt Nam và những thách thức đặt ra (20/12)
- PC Quảng Nam tổng kết cuộc thi 'Gia đình CBCNV tiết kiệm điện' (17/12)
Các bài đã đăng:
- Chỉ đạo của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 8 (03/09)
- Kiên quyết trong công tác quy hoạch, rà soát các hồ thuỷ điện (29/08)
- PC Cần Thơ: Nhiều hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện (29/08)
- Tp. Hồ Chí Minh: 'Thành phố dẫn đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu' (24/08)
- Quảng Ngãi: Hiệu quả từ Chương trình tiết kiệm điện năm 2013 (24/08)
- PC Đắk Lắk: Tuyên dương khách hàng tiết kiệm điện tiêu biểu (22/08)
- Rừng già châu Âu đang dần 'bão hòa' với khí CO2 (19/08)
- Quảng Nam: 'Người người tiết kiệm điện, nhà nhà tiết kiệm điện' (19/08)
- Việt Nam đoạt giải báo chí về công nghệ xanh của Siemens (14/08)
- Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện (13/08)