Năng lượng - Môi trường
Phân tách thành công nhiên liệu sinh khối thô dạng lỏng
08:30 |03/05/2017
-
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã phân tách thành công nhiên liệu sinh khối thô mà không cần dùng đến chất hóa học và đã sản xuất được lượng nhiên liệu hydrocarbon sạch dạng lỏng. Thành công này đã giúp con người tiến thêm một bước trong việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang sử dụng năng lượng tái sinh.
Trong một kịch bản "tái tạo cao" carbon vẫn có thể tăng?
Tương lai của các công trình kiến trúc Zero năng lượng
Nhật muốn xây nhà máy nhiệt điện than sạch ở Việt Nam
Sử dụng tro, xỉ nhiệt điện sản xuất vật liệu xây dựng
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester và Đại học Khoa học Kỹ thuật Đông Trung Quốc đã hầm một chất xúc tác có nguồn gốc từ hợp chất kim loại niobium phosphate với các phân tử platinum nhỏ bám trên bề mặt và có rắc bụi mạt gỗ tươi trong 20 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ 190 độ C, áp suất 50 atmosphere. Kết quả là chất xúc tác này có khả năng trực tiếp bẻ gãy và chuyển hóa lignin. Đây sẽ là căn cứ để phát triển chất xúc tác có khả năng chuyển hóa nguyên liệu sinh khối thành chất đốt.
TS. Sihai Yang, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, việc chuyển hóa nguyên liệu sinh khối thành chất đốt cần sự phân tách và xử lý sinh khối thô trước, do đó dễ gặp phải nguy cơ tiêu tốn năng lượng. Chất xúc tác mới cho thấy khả năng bẻ gãy liên kết carbon - oxy rất mạnh, do đó có thể trực tiếp chuyển hóa sinh khối thô thành chất đốt dạng lỏng mà không cần dùng đến hóa chất. Nhờ đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.
Trong bối cảnh thế giới đang cố gắng để giảm sự phụ thuộc vào nhiêu liệu rắn hóa thạch, khả năng sản xuất nhiên liệu bền vững từ nguyên liệu sinh khối có khả năng tái tạo đang trở nên ngày càng quan trọng.
Sản xuất và tận dụng nhiên liệu sinh khối mở ra một cách mới đế sản xuất năng lượng gần như không có carbon (bởi khí CO2 sẽ được tái chế trong quá trình quang hợp).
Ở thực vật, phần gỗ được dùng làm nhiên liệu bao gồm ba thành phần: cellulose, hemicellulose và lignin. Lignin là một thử thách trong điều chế năng lượng sinh học, bởi có cấu trúc khó bẻ gãy và khó chuyển hóa thành nhiên liệu có ích nếu không có những hóa chất mạnh hay nguồn năn lượng lớn. Vì thế, có tới 1/3 số nhiên liệu thực vật có nguy cơ bị lãng phí khi chỉ được coi là những nguyên liệu cháy rẻ tiền.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Thúc đẩy các hoạt động của Chương trình VNEEP3 (17/04)
- Cuộc họp lần thứ 6 Nhóm Công tác kỹ thuật về Hiệu quả năng lượng (15/04)
- Ra mắt trang thông tin điện tử Cộng đồng hiệu quả năng lượng Việt Nam (02/04)
- Giờ Trái đất 2021: Cả nước tiết kiệm được 353.000 kWh (28/03)
- Tọa đàm ‘Giờ Trái đất 2021’: Năng lượng và khí hậu (28/03)
- EVNGENCO 1 tiến tới tiêu thụ hoàn toàn tro, xỉ (23/03)
- Sản xuất, sử dụng năng lượng của TKV: Thực trạng và định hướng tương lai (23/03)
- Giờ Trái đất 2021: ‘Lên tiếng vì thiên nhiên’ (22/03)
- Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (18/03)
- Việt Nam - Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng và NLTT (18/03)
Các bài đã đăng:
- GE bàn giao nhà máy điện siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á (27/04)
- Nhật muốn xây nhà máy nhiệt điện than sạch ở Việt Nam (25/04)
- Vận hành nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên của Hà Nội (25/04)
- Sử dụng tro, xỉ nhiệt điện sản xuất vật liệu xây dựng (19/04)
- Không phát triển thêm nhiệt điện than ở Bình Thuận (19/04)
- Đà Nẵng ban hành Đề án sử dụng năng lượng hiệu quả (19/04)
- Trong một kịch bản "tái tạo cao" carbon vẫn có thể tăng? (18/04)
- Tương lai của các công trình kiến trúc Zero năng lượng (17/04)
- WB hỗ trợ Việt Nam 102 triệu USD tiết kiệm năng lượng (17/04)
- Tái khởi động dự án Thủy điện Trà Khúc 1 (12/04)