Năng lượng - Môi trường
Lọc hóa dầu Nghi Sơn được xả nước thải đã xử lý ra biển
09:23 |04/05/2017
-
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa cho phép Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn được xả nước thải vào nguồn nước từ quá trình làm sạch và vận hành thử nghiệm của Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ thuộc xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia. Với phương thức xả nước thải bằng phương pháp tự chảy 24h/ngày, đêm, lưu lượng nước thải lớn nhất là 500m3/ngày, đêm và lưu lượng xả nước thải trung bình là 480m3/ngày, đêm.
Lọc hóa dầu Nghi Sơn dự kiến vận hành vào đầu năm 2018
Ngày 28/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ra văn bản số 174/GP-UBND về việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (gia hạn lần 1, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 117/GP-UBND ngày 30/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh) về việc cho phép Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn có địa chỉ tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) được xả nước thải vào nguồn nước từ quá trình làm sạch và vận hành thử nghiệm của Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Qua đó, nguồn nước tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ thuộc xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
Với phương thức xả nước thải bằng phương pháp tự chảy 24h/ngày, đêm với lưu lượng nước thải lớn nhất là 500m3/ngày, đêm và lưu lượng xả nước thải trung bình là 480m3/ngày, đêm.
Chất lượng nước xả thải ra môi trường không vượt quá mức tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải (Cmax) được quy định QCVN 40:2011/BTNMT. Thời hạn của giấy phép từ ngày 01/5/2017 đến hết ngày 28/2/2018.
Quyết định cũng yêu cầu Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn phải thực hiện việc quan chắc nước thải và nguồn tiếp nhận: Trước khi xả nước thải ra vùng biển ven bờ phải quan chắc liên tục lưu lượng nước thải qua đồng hồ đo lưu lượng xả thải tại vị trí trước khi đấu nối vào kênh thoát nước thải.
Quan trắc nguồn nước tiếp nhận định kỳ chất lượng nước thải ven bờ tại 3 vị trí: vị trí điểm xả nước thải, vị trí cách điểm xả nước thải 500m về phía Bắc và vị trí cách điểm xả thải 500m về phía Nam.
Đồng thời, phải lập sổ theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện quan trắc nước thải và nguồn nước tiếp nhận. Thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình, công nghệ đã trình bày trong hồ sơ đề nghị cấp phép và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có bất kỳ thông số nào không đạt quy chuẩn thì phải dừng ngay việc xả thải để khắc phục.
Ngoài ra, phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý. UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tĩnh Gia và các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát chất lượng nước thải.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- EVN đã xả 5,14 tỷ m3 nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân (03/03)
- Sắp diễn ra Hội nghị trực tuyến ‘Tuần lễ năng lượng châu Á - Thái Bình Dương’ (01/03)
- Khởi động Chiến dịch Giờ Trái đất 2021 (24/02)
- Công ty DHD thống nhất kế hoạch cấp nước cho hạ du mùa khô năm 2021 (02/02)
- Trao giải cuộc thi ‘Sáng tạo logo và slogan về tiết kiệm điện’ (26/01)
- Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương (21/01)
- EVN sẵn sàng đảm bảo cấp điện và xả nước phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân (07/01)
- Phê duyệt đề án phát triển thị trường điện, than, khí cạnh tranh (30/12)
- Tạm dừng các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch (28/12)
- Trao giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 (22/12)
Các bài đã đăng:
- Phân tách thành công nhiên liệu sinh khối thô dạng lỏng (03/05)
- GE bàn giao nhà máy điện siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á (27/04)
- Nhật muốn xây nhà máy nhiệt điện than sạch ở Việt Nam (25/04)
- Vận hành nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên của Hà Nội (25/04)
- Sử dụng tro, xỉ nhiệt điện sản xuất vật liệu xây dựng (19/04)
- Không phát triển thêm nhiệt điện than ở Bình Thuận (19/04)
- Đà Nẵng ban hành Đề án sử dụng năng lượng hiệu quả (19/04)
- Trong một kịch bản "tái tạo cao" carbon vẫn có thể tăng? (18/04)
- Tương lai của các công trình kiến trúc Zero năng lượng (17/04)
- WB hỗ trợ Việt Nam 102 triệu USD tiết kiệm năng lượng (17/04)