RSS Feed for Gắn quản lý năng lượng hiệu quả vào trách nhiệm doanh nghiệp | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 09:58
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Gắn quản lý năng lượng hiệu quả vào trách nhiệm doanh nghiệp

 - Đây là thông tin do các chuyên gia cho biết tại Hội thảo kết thúc dự án"Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam" do Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức ngày 11/6, tại Hà Nội.

Sử dụng năng lượng hiệu quả giúp DN tăng lợi nhuận

Ông Đỗ Đức Quân - Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương Tiết kiệm ngân sách cho chi tiêu năng lượng.  

Ông Đỗ Đức Quân - Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, dự án thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) thực hiện từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2015 đã góp phần xây dựng nhân lực, kĩ thuật, tài chính, hỗ trợ việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn  ISO 50001 tối ưu hóa quản lý năng lượng tại Việt Nam.  

Sau gần 4 năm thực hiện, dự án đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng: Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 và phương pháp tiếp cận cho doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Một đội ngũ 54 chuyên gia trong nước và các kĩ sư cán bộ của 179 doanh nghiệp được trang bị kiến thức và kĩ năng về quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực hành áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng, tối ưu hóa hệ thống hơi, khí nén.

Các giải pháp này đã tiết kiệm năng lượng từ 6-20 % cho các doanh nghiệp tham gia, 77 doanh nghiệp đã thực hiện các bước xây dựng hệ thống quản lý năng lượng như ban hành chính sách, lập kế hoạch quản lý năng lượng , thực hiện các giải pháp tối ưu hóa hệ thống hơi. Dự án đã góp phần tiết kiệm được 56,034Mwh điện và 21.735 TOE (quy đổi từ than, dầu, gas và biomass) và giảm phát thải khí nhà kính tương đương 106.394 tấn CO2.  

Ông Bùi Thanh Hùng - Giám đốc Công ty CP Tiết kiệm năng lượng Bách Khoa cho biết, trong quá trình triển khai các dự án về tối ưu hóa hệ thống hơi nước, rất nhiều công ty đã tiết kiệm, giảm thiểu được ngân sách đầu tư cho việc tiêu thụ năng lượng. Ông Hùng dẫn chứng, chỉ với chi phí đầu tư 150 triệu VND dành cho việc tối ưu hóa hơi nước, công ty Diana đã tiết kiệm được 1,2 tỷ/năm. Tương tự, với việc đầu tư 2 tỷ đồng để thực hiên giải pháp giảm tổn thất nước lò hơi, Tổng công ty giấy đã tiết kiệm được 2,5 tỷ/năm. Sau khi thay thế lò hơi và cải tiến vận hành hệ thống hơi nước, Công ty Giấy Xương Giang đã tiết kiệm được 1,2 tỷ/năm với số tiền đầu tư 270 triệu.  

Còn nhiều khó khăn Bà Trần Thị Ngọc Anh - Đánh giá trưởng Trung tâm chứng nhân phù hợp cho biết, theo số liệu thống kê năm 2013, trên thế giới có 7345 chứng chỉ ISO về lĩnh vực quản lý năng lượng. Ở khu vực Châu Á, Đài Loan đứng số 1 với 137 chứng chỉ, Việt Nam mới chỉ có 7 chứng chỉ mặc dù, việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 đã đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp. Hiện ở Việt Nam có rất ít đơn vị được cung cấp chứng chỉ ISO 50001 về quản lý năng lượng.  

Nguyên nhân là do việc áp dụng khó đo tiêu chuẩn có tính kỹ thuật cao; Bộ tiêu chuẩn hỗ trợ chưa ban hành đầy đủ; điều kiện chứng nhận nghiêm ngặt, cụ thể như chứng minh có hiệu quả năng lượng ISO 50003. “Nhiều doanh nghiệp Việt hiện không có nguồn lực để triển khai cộng với tâm lý e ngại vấn đề mới, chưa nhận thức đúng hiệu quả của hệ thống quản lý năng lượng liên quan đến tiết kiệm chi phí nên việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO về quản lý năng lượng ở Việt Nam chưa cao”  - Bà Vân Anh nhấn mạnh.  

Đối với các tổ chức tư vấn, một số tổ chức có kinh nghiệm tư vấn về tiết kiệm năng lượng nhưng chưa có kinh nghiệm tư vấn về xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; Rất ít tổ chức có đủ năng lực tư vấn về cả tiết kiệm năng lượng; Một số tổ chức tư vấn xây dựng hệ thống quản lý năng lượng nhưng lại không có chuyên gia về kỹ thuật  năng lượng.  

Đối với chính phủ, hiện đang thiếu khung pháp lý, cơ chế chính sách để triển khai Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chưa thực thi đầy đủ các công cụ giám sát.  

Bà Ngọc Anh kiến nghị, để thúc đẩy việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Việt Nam, nhà nước nên ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp hiểu được rõ lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO so với việc thực hiện các giải pháp TKNL nhỏ lẻ, cơ chế hỗ trợ tài chính cụ thể cho doanh nghiệp; Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, năng lực cho đội ngũ chuyên gia tư vấn, đánh giá; Quy định việc áp dụng ISO 50001 như một tiêu chí chính đánh giá trách nhiệm xã hội; Áp dụng mô hình liên kết Ngân hàng - đơn vị ESCO - Doanh nghiệp.

Nguồn: DĐDN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động