RSS Feed for Xây dựng thủy điện phải được Thủ tướng đồng ý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 10:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Xây dựng thủy điện phải được Thủ tướng đồng ý

 - Giải trình trước Quốc hội về các dự án thủy điện chiều ngày 13/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, kể từ nay, bất kể dự án thủy điện ở quy mô cỡ nào cũng phải được Thủ tướng đồng ý mới được phê duyệt đầu tư.

>> Kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện chưa hợp lý
>> Đồng tình loại bỏ dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:"Bất kể dự án thủy điện ở quy mô cỡ nào cũng phải được Thủ tướng đồng ý mới được phê duyệt đầu tư..."

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, từ năm 2006, theo phân cấp thì tất cả dự án thủy điện nhỏ đều do địa phương phê duyệt quy hoạch. Khi xem xét thì địa phương có tham khảo ý kiến các bộ, ngành Trung ương, nhưng quyết định phê duyệt quy hoạch là của địa phương. Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch của riêng Chính phủ hay Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án thủy điện có quy mô từ 30MW trở lên. Các dự án thủy điện quy mô lớn, thuộc loại công trình, dự án quốc gia quyết định đầu tư thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận, việc phân cấp này dẫn đến hậu quả là phê duyệt tràn lan dự án thủy điện tại các địa phương trong nhiều năm qua, khiến cho quy hoạch thủy điện bị vỡ và ảnh hưởng lớn đến môi trường, đời sống các vùng có dự án.

“Do vậy, từ nay, bất kể dự án thủy điện ở quy mô cỡ nào cũng phải được Thủ tướng đồng ý mới được phê duyệt đầu tư. Còn lại những dự án dưới 30 MW thì phân cấp cho địa phương chịu trách nhiệm phê duyệt. Trừ trường hợp đặc biệt địa phương mới xin ý kiến và báo cáo Bộ Công Thương” Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay.

Phủ nhận ý kiến cho rằng những dự án bị loại là dự án không khả thi, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, trong số 424 dự án bị loại bỏ, có dự án khả thi về mặt kinh tế nhưng không đảm bảo về môi trường, xã hội. Một số dự án do chủ đầu tư không đủ năng lực về tài chính để thực hiện. Để gỡ khó cho một số chủ dự án, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã phải nâng giá mua điện cho một số dự án thủy điện nhỏ để nâng hiệu quả dự án.

Riêng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, thiệt hại do việc dừng đầu tư là 12 tỉ đồng, bao gồm chi phí lập dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo kế hoạch cuối kỳ họp, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về quy hoạch và đầu tư các dự án thủy điện.

Vừa qua, Chính phủ đã loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang và 418 dự án thủy điện nhỏ do hiệu quả thấp và có nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội (chiếm 34,2% tổng số dự án đã quy hoạch). 2 dự án thủy điện bậc thang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua là Đồng Nai 6 và 6A cũng bị loại khỏi quy hoạch. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện; tạm dừng có thời hạn 136 dự án; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Các dự án, vị trí thủy điện tiềm năng bị đưa ra khỏi quy hoạch vì 2 lý do chính: hiệu quả đầu tư thấp, không có nhà đầu tư quan tâm; có tác động xấu đến môi trường và kinh tế - xã hội.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ông Vũ Đức Đam và đường đến "Sao Mai chính trường"
Quốc tế bình luận về chuyến thăm Việt Nam của ông Putin
Trật tự quân sự châu Á-TBD và chính sách thực dụng của Mỹ
Những tướng bại trận dưới tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sự khác biệt giữa Cam Ranh và Subic tạo vị thế Việt Nam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động