Khoa học - Công nghệ
VPI nghiên cứu sự hình thành, tích tụ dầu khí bể Sông Hồng
14:08 |16/10/2017
-
Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí (EPC) - Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết, đã thực hiện xong đề tài "Nghiên cứu sự hình thành và tích tụ dầu khí trong trầm tích Miocene muộn - Pliocene khu vực trung tâm bể Sông Hồng".
Bộ chỉ số EPI giúp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường
Mặt cắt thể hiện mức độ chuyển hóa vật chất hữu cơ của các tập đá mẹ thời điểm hiện tại và % đóng góp của các loại đá mẹ trong các tích tụ hydrocarbon.
Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Tiến Thịnh - Trưởng phòng Địa vật lý EPC cho biết: Kết quả nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm cấu trúc, địa tầng, môi trường trầm tích của đá chứa Miocene muộn, Pliocene tại khu vực trung tâm bể Sông Hồng; chính xác hóa hệ thống dầu khí, phát hiện và đánh giá tiềm năng chứa dầu khí của một số đối tượng.
Về cấu trúc, nhóm tác giả đã cập nhật minh giải các tầng nóc móng, Oligocene, Miocene dưới, giữa, trên và Pliocene. Đặc biệt minh giải, cập nhật liên kết ranh giới nóc Miocene trên, Pliocene chính xác hơn với 18 giếng khoan mới và khối lượng lớn tài liệu địa chấn xử lý mới cùng với các kết quả phân tích cổ sinh. Minh giải liên kết 4 mặt ranh giới mới, trong đó có 1 mặt ranh giới trong Miocene trên và 3 mặt ranh giới trong Pliocene. Tập thể tác giả đã lần đầu tiên công bố nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đánh giá ảnh hưởng của diapir đến sự hình thành các tích tụ dầu khí trong khu vực nghiên cứu.
Về địa tầng, nhóm tác giả đã nghiên cứu tổng hợp, phân tích và cập nhật các kết quả cổ sinh (liên kết, đối sánh, liên địa chấn) đảm bảo độ tin cậy của các ranh giới Miocene trên, Pliocene; cập nhật, xây dựng cột địa tầng mới cho khu vực trung tâm bể Sông Hồng.
Dựa trên kết quả phân tích các đặc trưng địa chấn và kết quả cổ sinh, môi trường trầm tích được nhóm tác giả phân chia thành biển nông và biển sâu, cập nhật kết quả phân tích thạch học, các tài liệu địa vật lý giếng khoan của các giếng khoan mới.
Sơ đồ môi trường trầm tích Oligocene; Miocene dưới, giữa, trên và Pliocene.
Về hệ thống dầu khí, báo cáo đã chi tiết đặc điểm khí, xác định và phân loại nguồn gốc khí trong các tích tụ khu vực trung tâm bể Sông Hồng; xây dựng mô hình địa hóa 2D; đánh giá vai trò của các diapir sét trong quá trình di thoát và tích tụ hydrocarbon. Nhóm tác giả đã áp dụng mô hình ứng dụng phân tích kinetic cho đá mẹ dựa trên tướng môi trường tích tụ trầm tích; tổng hợp chi tiết đặc điểm đá chứa Miocene muộn, Pliocene theo kết quả thạch học và địa vật lý giếng khoan.
Mặt khác, nhóm tác giả đã phát hiện, khoanh định các bẫy cấu tạo, bẫy phi cấu tạo và tính sơ bộ tiềm năng hydrocarbon cũng như đánh giá rủi ro địa chất cho các đối tượng này ở khu vực trung tâm bể Sông Hồng.
NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ
Các bài mới đăng
- Tuần lễ Lưới điện Thông minh Việt Nam 2019 (03/12)
- Thông tin về triển lãm Oil & Gas Vietnam 2019 tại Vũng Tàu (11/11)
- Siemens bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á (05/11)
- Bạc Thordon giảm chi phí vận hành thủy điện và bảo vệ môi trường ở Na Uy (30/10)
- Làm lạnh và điều hòa không khí sử dụng năng lượng mặt trời (28/10)
- Giới thiệu về tua bin gió ‘không cánh quạt’ (07/10)
- Dự thảo Thông tư quy định về 'hệ thống thông tin năng lượng' (26/09)
- Doosan Vina xuất khẩu thiết bị đến Nhà máy Lọc dầu Ruwais (10/09)
- 'Giải pháp' của Siemens giúp VinFast giao xe trước thời hạn (06/09)
- Ứng dụng bạc phi kim trong bơm trục đứng (04/09)
Các bài đã đăng:
- Bộ chỉ số EPI giúp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường (16/10)
- "Quả cầu phù thủy" cho điện mặt trời ổn định (16/10)
- Giải pháp đảm bảo nguồn than cho luyện gang lò cao (09/10)
- Đầu tư cho công nghệ và bài học của PC Thái Nguyên (04/10)
- PC Vĩnh Phúc đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin (03/10)
- Cách mạng lưới điện sẽ sớm đến châu Á (27/09)
- Bảy triệu lý do để coi trọng ngành điện (25/09)
- Đức chia sẻ kinh nghiệm công nghệ điện mặt trời cho Việt Nam (19/09)
- Tuabin khí HA của GE đạt 30.000 giờ vận hành (15/09)
- Doosan Vina xuất chuyến hàng cẩu trục thứ hai đến Ấn Độ (12/09)