RSS Feed for ROSATOM cấp nguồn bức xạ cho Ấn Độ nghiên cứu vũ trụ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 05:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

ROSATOM cấp nguồn bức xạ cho Ấn Độ nghiên cứu vũ trụ

 - Công ty cổ phần Isotope - đơn vị trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga ROSATOM đã trở thành nhà cung cấp nguồn bức xạ Cm-244 cho các phòng thí nghiệm trong chương trình nghiên cứu vũ trụ của Ấn Độ.

ROSATOM và Ấn Độ thỏa thuận phát triển công nghệ chiếu xạ
Ngành công nghiệp hạt nhân Nga đạt nhiều thành tựu mới

Hạt nhân phóng xạ Curi-244 (Cm-244) là một nguồn phát xạ alpha tinh khiết cho phép xác định thành phần hóa học của các loại đất đá. Nguồn bức xạ do Công ty Isotope cung cấp sẽ được lắp đặt trên một loại máy quang phổ kế (Alpha Proton X-ray Spectrometer - APXS) nhằm phân tích bề mặt mặt trăng trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu vũ trụ Chandrayaan-2 của Ấn Độ. Dự kiến phi thuyền sẽ được phóng trong năm 2018.

Trước đó, ROSATOM cũng đã cung cấp nguồn bức xạ tương tự cho Hoa Kỳ, phục vụ việc nghiên cứu thành phần địa chất trên sao Hỏa của ba tàu thám hiểm của NASA là Mars Pathfinder (vào năm 1997), Opportunity (vào năm 2004) và Curiosity (vào năm 2012).

Ngoài ra, vào năm 2014, một sự kiện quan trọng trong lĩnh vực khoa học và vũ trụ đã diễn ra. Đó là lần đầu tiên robot Rosetta hạ cánh được lên bề mặt sao chổi Churyumov-Gerasimenko. Robot Rosetta mang theo Cm-244 do Nga sản xuất, đã truyền dữ liệu có độ chính xác cao về thành phần bề mặt sao chổi về Trái đất. Hiện nay trên thế giới chỉ có Nga và Mỹ sản xuất được Cm-244.

Một trong các mục tiêu hoạt động chính của ROSATOM là việc phát triển các công nghệ phục vụ mục đích nghiên cứu vũ trụ. Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch thử nghiệm một loại động cơ vũ trụ năng lượng hạt nhân trong năm 2018.

Một số quốc gia mới nổi ở Châu Phi cũng mong muốn đạt được các thành tựu toàn cầu trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ. Tại Nigeria, tiến sĩ Ogbonnaya Onu, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Nigeria đang tập trung vào các chương trình nghiên cứu vũ trụ - các chương trình đóng vai trò vô cùng quan trọng cho phát triển khoa học của đất nước. Kenya cũng đang hoàn thiện chương trình nghiên cứu vũ trụ, trong đó ưu tiên phát triển các trung tâm nghiên cứu quốc gia nhằm tăng cường phối hợp giữa các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ.

Việc tiếp cận với các công nghệ không gian mang ý nghĩa rất quan trọng. Việc sử dụng sáng tạo các vệ tinh có thể mở một loạt các cơ hội mới, từ việc phân tích dữ liệu về khí hậu tới việc cải thiện tập quán canh tác.

Việc phát triển các chương trình không gian riêng với sự hỗ trợ của đối tác quốc tế sẽ giúp các nước Châu Phi từ các quốc gia sử dụng thụ động các công nghệ không gian trở thành các quốc gia đóng góp tích cực vào sự phát triển của công nghệ không gian.

BÙI PHÚC BÌNH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động