RSS Feed for Chân đế giàn khoan và công nghệ sinh học | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 03:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chân đế giàn khoan và công nghệ sinh học

 - Giữa chân đế giàn khoan và công nghệ sinh học từ trước đến nay chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng gần đây mối liên hệ này được thiết lập sau khi một số nghiên cứu của các trường đại học quốc gia Hoa Kỳ được công bố.

Việt Nam cần coi trọng phát triển nguồn khí đốt từ đá phiến sét

TS. TRẦN NGỌC TOẢN

Lý do thật đơn giản: hằng năm, một lượng sinh vật biển lớn sống bám vào các chân đế giàn khoan gây ra nhiều nguy hiểm và phiền toái.

Từ việc nghiên cứu loại trừ hiện tượng này bằng biện pháp sinh học, các nhà khoa học lại mở ra những nghiên cứu mới mà chân đế giàn khoan trở thành nơi cung cấp vật mẫu.

Từ lâu các chuyên gia y học coi các sinh vật biển, đặc biệt là hàu, tảo, sao biển, bọt biển, động vật thân mềm, vv… như một nguồn dược liệu. Họ cho biết đã tìm ra một loại bryozoa tiết ra một hợp chất có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, một số loại tảo có khả năng chống viêm nhiễm. Họ cũng tin rằng các sinh vật biển có thể cung cấp một số hợp chất có thể điều trị được bệnh AIDS, ung thư, hoặc một số bệnh nan y khác.

Ngoài giá trị sử dụng như dược liệu, thực phẩm, sinh vật biển này cũng đem lại nhiều lợi ích chưa được phát hiện khác.

Giáo sư Lavrence Rouse ở viện nghiên cứu duyên hải, thuộc Đại học Quốc gia Louisiana, nhận xét rằng: "Những con hàu có chất kết dính tốt hơn những chất dính mà chúng ta đang biết. Do đó, nếu chúng tôi phát hiện ra các hợp chất và các hóa chất mà sinh vật này sử dụng để bám chặt mình vào các vật cứng thì chúng tôi sẽ phát minh ra chất dính còn tốt hơn nữa".

Chân đế giàn khoan trở thành vườn nuôi nhân tạo đa dạng sinh vật biển. 

 

Nguồn mẫu cung cấp cho các nghiên cứu nói trên gần đây được thu nhận từ các giàn khoan dầu khí biển. Toàn bộ chân đế giàn khoan hoạt động như một ám tiêu san hô, thu hút một cách có chọn lọc những sinh vật đại dương đến sinh sống. Cho nên, với hàng nghìn công trình khoan trên các biển khác nhau về tính chất lý hóa, phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, độ sâu và thành phần nước biển, nhiệt độ, áp suất, chế độ thủy động lực, vv… các chân đế giàn khoan trở thành vườn nuôi nhân tạo đa dạng sinh vật biển. Chính vì thế các trường đại học Mỹ đã sử dụng giàn khoan biển làm đối tượng nghiên cứu nguồn công nghệ sinh học.

Các vấn đề mà các nhà khoa học này nghiên cứu bao gồm các chủng loại sinh vật biển tập trung xung quanh các giàn khoan dầu khí, các tác động của môi trường đến sự chọn lọc đa dạng sinh học, giá trị khoa học và kinh tế của từng loại sinh vật cũng như công nghệ khai thác, tinh chế các sản phẩm có giá trị cao.

Riêng việc tìm hiểu cơ chế nào đã thu hút các sinh vật này đến sinh sống, chúng sống như thế nào và ở những chỗ nào trong các bộ phận của giàn khoan, cũng như bằng cách nào để loại bỏ chúng ra khỏi chân đế công trình sao cho dễ dàng và ít tốn kém nhất đã là một đề tài rất lớn để cung cấp dữ liệu khoa học cho việc duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo tính năng kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn cho các công trình biển.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có giá trị lớn lao trong việc xây dựng các cơ sở nuôi trồng chúng sao cho không hại đến môi trường tự nhiên, đồng thời tìm ra nhiều kết cấu và hợp chất hóa học hoàn toàn mới lạ, mà công nghệ sinh học đang cần nghiên cứu để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, rẻ tiền cho nhu cầu đa dạng của loài người.

Cũng từ vấn đề trình bày trên đây chúng tôi nghĩ rằng cần có một chương trình phối hợp nhiều mục tiêu trong cùng một đề án, đặc biệt là các đề án tốn kém trong khoa học - công nghệ biển, để khai thác tối đa các khả năng đem lại lợi ích cho nhiều ngành khoa học - kinh tế và có lẽ cũng là một biện pháp tiết kiệm nhất để phát huy tiềm năng nội lực trong lúc chúng ta còn rất nghèo như hiện nay.

NangluongVietnam.vn

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động